Cốt truyện kỳ ảo

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 75)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Cốt truyện kỳ ảo

Ở thể loại truyện ngắn, cốt truyện có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là bộ xương cho toàn bộ câu chuyện. Các chi tiết, tình huống, nhân vật đều phải tuân theo sự phát triển của cốt truyện, nếu không muốn đi ra khỏi ý đồ nghệ thuật của tác giả. Trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, cốt truyện kỳ ảo đóng vai trò quan trọng. Nó là “xương cốt” để các chi tiết nghệ thuật, các tình huống nảy sinh và cũng từ đó nhân vật hình thành phát triển theo ý đồ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Thực chất mọi cái kì ảo đều là sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn không thể chấp nhận được trong lòng những quy luật bất biến của đời thường. Nhà văn Võ Thị Hảo sử dụng cốt truyện kỳ ảo như một “điểm nhấn” trong quá trình sáng tạo để tạo dấu ấn riêng cho mình. Nhà văn dùng các chi tiết kỳ ảo xây dựng các nhân vật kỳ ảo và tạo ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các tình huống kỳ ảo để các nhân vật gặp gỡ yêu thương hay đấu tranh. Khi cái kỳ ảo xuất hiện trong các tình huống câu chuyện, nó tạo ra các sự kiện khác thường, thu hút sự chú ý của người đọc.

Để xây dựng những câu chuyện có cái cốt kỳ ảo, nhà văn đã lựa chọn hàng loạt các chi tiết kỳ ảo và được sắp xếp một cách phi lô gíc để rồi nhân vật xuất hiện ngẫu nhiên như nó vốn có.

Trong truyện ngắn Nàng tiên xanh xao, các chi tiết kỳ ảo được xếp đặt đan cài cùng các chi tiết tả thực để xây dựng nhân vật nhằm thể hiện đúng ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Khi nhân vật không còn nhờ cậy vào các chi tiết của hiện thực, nhà văn đã giải quyết các nút thắt bằng yếu tố kỳ ảo. Trước sự bất lực của nàng “trải lá khô nằm đất đã ba ngày và chờ mong chàng tỉnh

lại”, nàng đã cầu cứu tới thần núi và chi tiết kỳ ảo xuất hiện “một làn khói

màu lam cuồn cuộn bốc lên từ mỏm đá. Thần núi theo làn khói bay ra, bộ râu

xanh dài chấm đất.”Nút thắt đã được giải quyết, chàng trai đã được cứu sống,

bằng cách cũng rất kỳ ảo bởi một chiếc kim dài rỗng lòng “con hãy cắm một đầu kim vào một ngón tay con và cắm một đầu kia vào ngực chàng, máu

trong người con sẽ truyền sang chàng...chàng sẽ hồi tỉnh”. Cứ như vậy các

“nút thắt” liên tiếp được giải quyết và nhân vật được hiện lên thông qua các chi tiết vừa thực vừa ảo. Khi tới đỉnh điểm của câu chuyện, cô gái cảm thấy cay đắng vì chàng trai đã rẻ rúng tình yêu, cô đã chạy trốn khỏi ngôi nhà có ánh đèn huy hoàng. Sau một hồi vui chơi thoả thích, chàng trai mới nhớ tới người yêu và hoảng hốt đi tìm, nhưng chàng chỉ thấy chiếc bóng lẻ loi, cô đơn. Để lí giải cho cái chết của cô gái và sự tích về loài hoa Bưởi, nhà văn dùng đến chi tiết kì ảo. Đó là sự xuất hiện của thần núi và sự hoá thân của hai con người thành cây Bưởi.

Từ các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, nhà văn còn sử dụng các tình huống truyện mang đậm dấu ấn kỳ ảo. Đó là sự gặp gỡ của chàng trai và cô gái trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một khu rừng rậm. Một yếu tố thực- ảo đan cài tạo ra một tình huống truyện vừa hiện thực vừa ly kỳ. Để rồi từ đó như một định mệnh, cô gái thể hiện được tình yêu trong sáng, dám hi sinh vì tình yêu, và đối lập là sự phụ tình của chàng trai.

Thông qua các chi tiết kỳ ảo, tình huống kỳ ảo, cốt truyện kỳ ảo được xây dựng để nhà văn thể hiện triết lí nhân sinh về cuộc sống con người. Đó là bi kịch của người phụ nữ mải miết kiếm tìm tình yêu đích thực nhưng thất bại, họ yêu say mê, tha thiết nhưng bị lừa dối, phụ bạc.

Trong Hồn trinh nữ, nhà văn lại chủ động xây dựng tình huống kỳ ảo để cốt truyện mang đậm dấu ấn kỳ ảo. Nhà văn đã dùng cốt truyện kỳ ảo để hữu hình hoá cái ác. Chiến tranh đã làm biến dạng đi con người, không chỉ hình hài mà còn cả tính cách. Việc nhà văn sử dụng các chi tiết kỳ ảo như một phương tiện nghệ thuật nhằm lột tả bản chất của chiến tranh. Sự ám ảnh về tội ác của người chồng luôn đeo đuổi người vợ. Trong đêm tân hôn, các hình ảnh của những kẻ đã bị chồng cô giết hại lẩn khuất về đòi nợ: “hãy trả chồng cho

ta, kẻ giết bạn kia…hãy trả cha cho năm đứa con dại của ta…”. Nhà văn sử

dụng các chi tiết kỳ ảo này như một phương thức nhằm tố cáo bản chất của chiến tranh. Chiến tranh không chỉ mang đi một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng mà còn trả về một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép. Từ hành động, cử chỉ, vóc dáng đến lời nói của anh đều hằn sâu sự khốc liệt của chiến tranh. Anh không biết nói chuyện gì ngoài những câu chuyện sặc mùi máu và chết chóc. Trên khuôn mặt anh luôn là “khéo miệng mím chặt khắc

nghiệt và cái nhìn lạnh lẽo như cái nhìn của thần chết”. Hơn thế nữa, chiến

tranh còn cướp đi hạnh phúc của một người con gái chờ đợi người yêu suốt mười bẩy năm trời, cướp đi niềm hy vọng sống của một con người. Nàng chết trong nỗi sợ hãi khi mà vẫn còn trinh nữ hai tay luôn che mặt và hoá thành hoa trinh nữ mà mỗi bước đi của người đời vẫn làm nàng giật thót mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tình huống kỳ ảo của câu chuyện cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề của truyện. Việc nhà văn tạo tình huống trong đêm tân hôn, người vợ nhìn thấy những hình ảnh của máu, những oan hồn mà người chồng đã giết hại rất ngẫu nhiên như nó vốn có thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Sự tàn khốc của chiến tranh như những nỗi ám ảnh luôn đi theo con người. Nó là thủ phạm cướp đi tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc của họ. Hình ảnh người con gái chờ người yêu suốt mười bẩy năm trời để rồi chết đi vẫn còn là một trinh nữ và sự biến thành loài hoa trinh nữ luôn giật mình khép những cánh hoa mỗi khi có người qua, là minh chứng cho những tội ác của chiến tranh. Qua đó là sự cảm thông sâu sắc của nhà văn với số phận con người trong chiến tranh, đặc biệt là người phụ nữ. Chiến tranh đã đem lại cho họ những bi kịch, những vết hằn sâu của nỗi đau.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 75)