Nghệ thuật sử dụng động từ mạnh tạo ấn tượng đặc biệt

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Nghệ thuật sử dụng động từ mạnh tạo ấn tượng đặc biệt

Trong sáng tác của Võ Thị Hảo, nhất là thể loại truyện ngắn, nhà văn rất hay sử dụng những động từ mạnh để tạo cảm giác khác lạ trong sáng tác của mình. Dù viết những vấn đề khác nhau bộn bề của cuộc sống, chị vẫn luôn tạo ra sự khác biệt trong sáng tác của mình qua việc sử dụng các động từ mạnh. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên (1998), động từ là “từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hay quá trình”. Trong truyện ngắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của mình Võ Thị Hảo sử dụng những động từ như một hệ quả của hành động mà các nhân vật thực hiện, nhưng cũng có lúc những hành động lại tự nhiên diễn ra hay do một thế lực siêu nhiên nào đó tạo ra. Ở từng mảnh đề tài khác nhau nhà văn sử dụng các động từ nhằm thể hiện hành động của nhân vật và gửi gắm vào đó những tư tưởng của mình về cuộc sống và con người.

Truyện ngắn viết về đề tài thế sự đời tư, nhà văn đã đề cập đến rất nhiều vấn đề của cuộc sống hiện tại, thời của cuộc sống hoà bình với những cám dỗ cao cả và thấp hèn, những vấn đề số phận, sự bất hạnh của con người trong cuộc sống cũng như tình yêu, hạnh phúc. Thể hiện vấn đề đó, nhà văn sử dụng các động từ như những điểm nhấn có giá trị lột tả bản chất sự vật, sự việc, con người.

Chiến tranh qua đi nhưng những gì còn xót lại không chỉ là nỗi đau về thể xác mà hơn thế nữa là nỗi đau về tinh thần mà con người phải gánh chịu. Nhân vật người lính trong Biển cứu rỗi là một người như vậy. Chiến tranh đã lấy đi một phần cơ thể nhưng cũng lấy đi của anh tình yêu và hạnh phúc. Diễn tả thái độ của người vợ đón anh sau bao ngày xa cách thật nặng nề: “vợ hốc hác, nửa thân thân trên đổ về phía anh, nhưng chân cứ như bị chôn chặt

trong xó nhà, ngó anh trân trân rồi sụm xuống đất, oà lên tức tưởi”, và đón

anh còn là những đứa trẻ lít nhít “ Và ba đứa trẻ chạy tới, vồ vào chế phẩm lộng lẫy trên nắp ba lô. Nhưng trước cái quắc mắt dữ dằn của anh, chúng

chùn nhụt lại, len lén nép vào một xó”. Chứng kiến những cảnh đó, anh vô

cùng đau đớn, “Anh rũ xuống nền nhà, nôn oẹ ra những bụm nước trong vắt, giũ tuột ba lô, rồi thất thểu bỏ đi, để lại sau lưng tiếng khóc của người vợ, đứa con duy nhất của anh không biết rằng nó vừa có bố, trong thoáng chốc

đã lại không có bố; cùng tiếng reo à à giằng nhau búp bê của lũ trẻ”. Khi

trên đảo đèn, anh có thời gian nhìn nhận ra tất cả nguồn cơn, nỗi khổ đau mà vợ con anh phải gảnh chịu “ Mỗi lần khóc, trái tim anh mềm đi một chút”,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

anh quyết định trở về bên vợ con mình, người đã chịu nhiều khổ đau. Nhà văn đã sử dụng hàng loạt các động từ Chôn, chạy, giũ, nôn oẹ, khóc… để điễn tả nỗi đau của con người.

Cũng viết về chiến tranh, trong Người sót lại của rừng cười, nhà văn lại dùng một loạt các động từ mang tính chất tạo hình để miêu tả nỗi mất mát, nỗi đau đối với con người: “Bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là một

dúm xơ xác. Dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ đã dần dà vặt trụi tóc họ”.

Gần đến chòi canh kho, bỗng “soạt”, rồi “huỵch”- hình như có một con

vượn trắng vừa nhảy từ chòi canh xuống và lẩn vào trong đám lá. Ba người tản ra, một người chui vào bụi đuổi theo con vượn. Anh ta đang ngơ ngác

nhìn ngược nhìn xuôi thì “phốc”- một đôi tay từ đâu đã ghì chặt lấy cổ…..vẻ

mặt bơ phờ và đang ngửa cổ cười khanh khách”. Đó còn là hình ảnh đau

thương của những người lính, những cô thanh niên xung phong hy sinh trong nhiều tư thế khác nhau: “Một lưỡi lê cay cú đã đâm nát một bên ngực của Thắm”. Và Huân trong lúc hấp hối “ Mắt Tuân dại lạc đi trong cơn đau giẫy

chết. Anh quằn người, cào nắm đất lẫn sỏi tống vào mồm”. Trên thực tế, khi

đối diện với những hiểm nguy nơi chiến trận, người lính dù có “dày dạn” đến đâu cũng không tránh khỏi nỗi hoảng loạn. Miêu tả cảm giác đó, tác giả đã lựa chọn một loạt động từ mạnh “tớ kinh hoàng gào thét, bỏ chạy. Chạy được vài chục bước tớ vấp dúi dụi vào một bụi cây, lúc đó mới sực tỉnh, hộc tốc chạy trở lại,ào tới, đỡ Tuân trong tay, rối rít lay gọi” ( Máu của lá).

Qua hệ thống động từ mà nhà văn sử dụng đã tạo ra những ấn tượng không thể phai nhòa trong tâm trí người đọc. Dù viết về hiện thực bộn bề nào hay miêu tả cuộc đời muôn màu muôn vẻ của nhân vật, động từ mạnh đã giúp nhà văn thể hiện đúng tư tưởng nghệ thuật trên từng trang viết của mình.

Cuộc sống thế sự đời tư trong sáng tác của Võ Thị Hảo không chỉ là những mất mát trong và sau chiến tranh, mà đó còn là những mảnh đời khổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đau, những cảnh nghèo hèn, những bất công còn hiển hiện trên cuộc đời này, cũng như những vấn đề gia đình, hạnh phúc, công việc…Viết về nó, nhà văn cũng rất có ý thức sử dụng động từ mạnh để lột tả tận cùng của sự vật, sự việc, con người.

Trong Vũ điệu địa ngục hình ảnh ám ảnh người đọc không nguôi là cô gái nghèo Thuỳ Châu. Do không có điều kiện kinh tế cũng như các mối quan hệ, mà khi tốt nghiệp ra trường đã bốn năm Thuỳ Châu vẫn không thể xin được việc làm. Cô đã dùng mọi cách, nào là bán máu để có vấn đề “đầu tiên” đi xin việc, nào là đau đớn chấp nhận sự “thất tiết” để đổi lấy việc làm mà cuối cùng cô cũng không thể kiếm cho mình một công việc. Cô chết trong sự tuyệt vọng não nề, để lại nỗi đau vô bờ cho người mẹ nghèo đau khổ cả đời thắt lưng buộc bụng nuôi con: “ Khi ấy, mẹ nàng vừa hồi tỉnh, bà chồm dậy, chạy xổ vào chỗ nàng nằm. Cái màu đỏ rực choáng rợp ấy lập tức phủ ngợp người bà. Bà chùn lại.

Sững sờ giây lát, rồi , bằng cú nhảy của một con báo điên, bà mẹ vọt ra

sân, mái tóc sổ tung bã bời và mười ngón tay quào lên trời”. Với các động từ

mạnh như nhảy vọt, chồm, sổ tung…nhà văn đã diễn tả thật tài tình nỗi đau tận cùng của người mẹ nghèo tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng đến tột cùng của nỗi đau ấy là lời tố cáo mạnh mẽ trước sự thật còn nhiều bất công ngang trái trong cuộc đời này.

Đó còn là những vấn đề bạo lực gia đình, một vấn đề nhức nhối của mỗi gia đình, xã hội văn minh hiện đại. Thông qua các động từ, nhà văn đã vẽ lên bức chân dung cuộc sống bạo lực gia đình, trong đó nỗi đau khổ, sự bất hạnh người phụ nữ luôn phải gánh chịu. Mặc dù chưa cưới hỏi nhưng ở nơi xa xứ Hải và Tuấn (Mắt miền tây) vẫn đến với nhau như vợ chồng. Sau những cuộc nhậu say khướt Tuấn lại đánh đập, hành hạ Hải không thương tiếc khiến cho cuộc sống của cô chẳng khác nào địa ngục:“ Tuấn phá cửa xông vào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuấn đập phá bàn thờ mẹ tôi, hương hoa và cành vàng lá ngọc” tung toé trên mặt đất. Chị tôi bị gã đẩy ra ngoài cửa lạnh cóng suốt đêm, suýt lao đầu từ tầng chín xuống đất”.

Các vấn đề của cuộc sống hiện tại còn được thể hiện qua các truyện ngắn giả lịch sử của Võ Thị Hảo. Ở loại truyện này, nhà văn vẫn dùng các động từ mạnh để miêu tả và tạo ấn tượng đối với người đọc về nhân vật, thông qua đó là tư tưởng của nhà văn đối với cuộc sống. Người phụ nữ trong

Hành trang của người đàn bà Âu Lạc luôn phải gánh trên vai rất nhiều những

hủ tục, những tôn ti. Qua mỗi thời đại hành trang của họ ngày một thêm nặng trĩu, cho dù ở đó luôn kêu gọi sự bình đẳng cũng như giải phóng phụ nữ. Diễn tả nỗi nhọc nhằn của nhân vật, tác giả miêu tả: “Người đàn bà Âu Lạc hiện đại khóc. Nàng nhấc hành trang lên vai. Hành trang của nàng nặng hơn của bà Dạ Dần và mẹ Âu Cơ….Nàng đi nặng nhọc, lại còn đèo theo thói kiêu hãnh. Mỗi lúc định dừng lại để giảm nhẹ hành trang, nàng lại giật mình vì nghe tiếng:

- Đi nào! Đi nào! Người đàn bà của ta đi nào!”[12].

Đó còn là sự lạc hậu với những hủ tục, tạo điều kiện cho cái ác hoành hành, giết chết đi sự sống của con người. Hương trong Ngậm cười là một người con gái xinh đẹp hiền lành, chất phác, cô đã bị ép buộc với tả tướng Trịnh Tùng. Do không nghe lời lí trưởng phá bỏ cái thai với tả tướng để lấy quan phủ, nên cô đã bị ép đến chết. Hãy xem nhà văn miêu tả hành động dã man của người nhà lý trưởng đối với Cam và Hương: “ Người nhà lí trưởng xông tới nhét giẻ vào mồm Cam và trói gô chàng lại. Cam trân trối nhìn Hương.

Cô gái chỉ kịp thét:

- Anh Cam ơi! Trả thù cho em.

Bốn trai tráng túm chặt lấy người nàng, xô xuống biển. Bà đồng nhảy nhót hú hét kêu gào. Dân làng quỳ sụp xuống lạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gió rú rít qua cây gạo. Mặt biển cứ đầm đìa ánh trăng”[ 11].

Sử dụng động từ mạnh một cách đậm đặc, nhà văn đã khắc họa lối hành xử táng tận lương tâm của con người với con người. Mượn hình ảnh lịch sử, Võ Thị Hảo đã thể hiện thái độ tình cảm và gửi gắm quan điểm của mình trong cách đối nhân xử thế giữa con người với con người.

Trong loại truyện ngắn kì ảo, nhà văn cũng sử dụng động từ mạnh để thể hiện nội dung tư tưởng qua từng câu chuyện. Trong Tim vỡ hình ảnh người con gái đẹp tuyệt trần được tạo ra như một sự thần kì của ba chàng trai. Do vậy tất cả họ đều mong muốn lấy được nàng làm vợ. Để thử lòng của từng chàng trai, nàng đã nghĩ ra một cách chứng minh tình yêu của họ với nàng:

Sau giây lát do dự, nàng cầm lấy con dao, cạo cho mái tóc dài trút xuống,

chỉ còn cái đầu trọc nham nhở. Nàng lại lấy thứ nhựa cây đen nhẻm xát thật dầy lên môi, lên mặt. Nàng bỏ quần áo đẹp, quấn quanh mình bằng một thứ vỏ cây cứng quèo và rách bươm. Xong xuôi, nàng ra đứng đầu ngõ, đợi

những người đàn ông”. Thế rồi mọi việc sáng tỏ, cả ba chàng trai đều bỏ đi

trước gương mặt xấu xí của nàng.

Cũng mượn yếu tố kì ảo, hoang đường, trong Nàng tiên xanh xao, đề cập tới sự dám hi sinh vì người mình yêu và khao khát một tình yêu thuỷ chung không dối lừa, nhà văn đã sử dụng các động từ như là phương tiện để thể hiện nội dung và gửi gắm tư tưởng về tình yêu. “Chàng ôm một cô gái, hai cô vào lòng, rồi quay cuồng trong trò chơi đuổi bắt. Những đụng chạm xác thịt càng khiến trò chơi thêm hấp dẫn.

Không chịu đựng được, người con gái bỏ chạy, nàng không ghen, nhưng cảm thấy cay đắng vì chàng đã rẻ rúng tình yêu như vậy. Nàng cố chạy thật xa ngôi nhà đèn nến huy hoàng rồi đứng lại. Nàng không khóc..”

Vì tình yêu Nàng tiên xanh xao đã hy sinh cả tuổi trẻ, nhan sắc để cứu người mình yêu, bất chấp lời cảnh báo trước của thần núi. Nàng đã trao gửi tất cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho chàng trai, nhưng chàng trai đã phải bội tình yêu của nàng và biện bạch

Đàn ông đôi khi vẫn thế”. Cô gái đã không thể chấp nhận và tha thứ cho

chàng trai, đó là cách trừng phạt kẻ bội bạc một cách đúng đắn nhất.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)