Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 89)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, điều dễ nhận thấy là cốt truyện thường có ít tình tiết và sự kiện, trong khi đó suy nghĩ của con người trước những sự kiện đó thì rất được chú ý. Hiện thực cuộc sống không mấy khi được miêu tả trực tiếp như nó vốn có mà được khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Thông qua nhân vật, qua những suy tư trăn trở, những diễn biến phức tạp trong thế giới nội tâm nhân vật, nhà văn gửi những tư tưởng của mình về cuộc sống bộn bề phức tạp hôm nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Võ Thị Hảo là nhà văn rất tinh tế trong qúa trình miêu tả những trạng thái cảm xúc, những chuyển biến tâm lý của nhân vật. Tuỳ thuộc vào từng nhân vật cũng như sự biểu lộ trạng thái tình cảm khác nhau mà nhà văn sử dụng những cách miêu tả khác nhau. Có lúc nhà văn sử dụng cách đi sâu vào tâm lý nhân vật nhất là những người tật nguyền để miêu tả. Tuy là những con người không may mắn về hình hài, nhưng họ vẫn có những cảm xúc buồn – vui, có khát khao mơ ước như những con người bình thường. Trong Làn môi

đồng trinh, nhân vật Hằng cũng ao ước được yêu với một tình yêu trong sáng:

Mỗi lần mưa nàng lại bước chân ra ngoài trời, mong mỏi một chút chạm

nhẹ nơi làn môi, để có cảm giác là mình cũng được hôn, những cái hôn của

nửa kia ngọt ngào”. Giống như Hằng, Tâm trong Máu của lá cũng cảm nhận

được nỗi đau của một kẻ tật nguyền, bởi “tạo hoá đã say rượu khi nặn ra em” và mỗi khi nhà có khách đến “em thường kiếm cớ lánh mặt”, lúc thi vào đại học em đỗ loại ưu nhưng không được nhận vào học bởi lỗi hình thể. Không ít lần Tâm đã “cầu cho mình được chết”. Nhưng thật trớ trêu, tạo hoá đã đùa giỡn em, đã thổi vào cái vỏ tật nguyền ấy một tâm hồn có khả năng nhận biết nỗi đau của chính bản thân, „Mắt con bé rưng rưng nó cần những lời yêu ngọt

ngào như cần nước”. Chính vì vậy mà Tâm đã nuôi một ảo tưởng về một

chàng trai khổng lồ cứu giúp, níu kéo em với cuộc đời qua những bức thư của Tuân, Huân, Hoàng. Nhưng rồi em cũng nhận ra là cần phải trở về với thế giới của mình, vì “ thế giới của các anh quá rộng lớn, còn thế giới của em thì nhỏ bé. Em phải trở về với thế giới của chính mình”. Võ Thị Hảo đã đi vào chiều sâu tâm hồn con người tật nguyền để miêu tả nỗi khao khát sống rất đỗi bình thường, những rung cảm, những mong ước, yêu thương của những tâm hồn trong sáng và thánh thiện. Ở đó còn là những dằn vặt và thấm thía về nỗi đau thân xác, tật nguyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Dây neo trần gian, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý trực tiếp với những độc thoại nội tâm của nhân vật để cho nhân vật tự thể hiện trạng thái cảm xúc của mình một cách khách quan: “Một kẻ có dăm ba chữ trong đầu mà lại đi nghe lời một con mụ điên ấy ư ? Thế thì mình cũng

điên rồ nốt”. Và nhiều lúc nhà văn gián tiếp diễn tả cảm xúc của nhân vật,

nhằm thể hiện nỗi lòng thầm kín khó nói, như một sự cảm thông với nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu: “ Nàng bỗng nức lên khóc và ôm choàng lấy mái đầu anh, như một cách người mẹ đang vòng tay che chở cho đứa con trai… Nàng ru khuôn mặt ấy trong lòng và cảm thấy tim như muốn vỡ ra vì thương xót”. Như vậy, với Võ Thị Hảo để diễn tả nội tâm nhân vật, nhà văn đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau, có lúc để cho nhân vật trực tiếp bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại, có lúc lại gián tiếp bày tỏ nỗi lòng nhân vật bằng ngôn ngữ của người kể chuyện.

Trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, nhà văn đã dành riêng một phần trang trọng cho người phụ nữ. Ở nhiều nhân vật họ phải nếm trải những thăng trầm cũng như thấm thía nỗi đau đớn trong cuộc sống và tình yêu. Nhà văn đi sâu bộc lộ tâm trạng với nhiều cung bậc ấy, khi là sự dằn vặt, nuối tiếc như Hạnh trong Tiếng vạc đêm. Hạnh luôn sống trong sự ám ảnh với số phận bất hạnh truyền kiếp về bản mệnh cô thần trong lòng nên lúc nào cô cũng cũng cô đơn, lạnh lẽo. Cô luôn mặc cảm đàn ông là kẻ dối lừa, phụ bạc nên cô sợ không dám yêu bởi cô có “trái tim tật nguyền”. Vì vậy mà sau một lần thất bại, đổ vỡ trong tình yêu hạnh phúc, cô đã không tin sẽ có được một hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Hạnh luôn day dứt suy tư nuối tiếc trong tình yêu với Thụ, bởi trong sâu thẳm trái tim người đàn bà ấy luôn khao khát có được tình yêu đích thực: “Đáng lẽ chờ đợi thì ta lại chạy trốn. Sao ta không thử thêm một lần. Ta cần được an ủi, được che chở. Tại sao ta cứ phải làm khổ mình ?...Sao không vứt bộ mạt lạnh này đi. Sao không gục đầu vào ngực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

anh, nói rằng em mỏi mệt, rằng em muốn khóc…dù ngày mai có ra sao thì

anh vẫn là người đàn ông mà em cần”, mâu thuẫn luôn giằng xé trong cô bởi

Hạnh chỉ muốn “ yêu thế thôi! giữ cho gần như giữ một ảo ảnh đẹp”, bởi cô sợ cuộc đời sẽ làm thô bỉ, tầm thường nó. Đó là tâm trạng của những con người tinh tế , nhạy cảm trong tình yêu, luôn có khoảng cách trong tình yêu, để rồi phải rơi vào trạng thái cô đơn “nếm trải những cảm giác của một con

chim xa xứ dù mùa đông chưa tới song hơi lạnh đã nhấm nhẩm da thịt”.

Trong Goá phụ đen, nhân vật Thuận đã từng trải qua nhiều mối tình, từng phải chịu những đau khổ vì đàn ông và cũng chính cô cũng đã hơn một lần làm cho không ít đàn ông phải đau khổ vì mình. Trái tim cô gần như đã chai sạn vì phải chứng kiến nhiều cảnh đời khổ đau của những người xung quanh:

mẹ nàng đã lấy phải một người chồng ti tiện, em gái nàng mang bầu với

một gã sở khanh. Người đàn bà hàng xóm đầu tắt mặt tối nuối chồng mà vẫn

bị chồng đánh đập”. Và để trả thù cho những người đàn bà đau khổ, bất hạnh,

Thuận “ chỉ thích nếm trải cảm giác vờn một đấng nam nhi để đến khi anh ta

bị thôi miêm rồi thì lại ngẩng đầu nhón gót bỏ đi không nhìn lại”. Nhưng thật

trớ trêu, mặc dù đã tôi luyện cho mình thói quen sống không cần đàn ông, vậy mà trước Đang người thiếu phụ đã cố khép lòng mình mà không thể. Cô luôn e thẹn, hạnh phúc ở bên Đang, vắng Đang cô thấy cuộc đời vô nghĩa, trống vắng và nhạt nhẽo. Hai con người đã gắn bó với nhau bằng một tình yêu gần như đau đớn, mối tình dự cảm nhiều nỗi xót xa ấy vẫn luôn là ngọn lửa sưởi ấm cuộc sống độc thân của hai người. Trong những lúc mỏi mệt Thuận tìm đến với Đang như một nguồn động viên an ủi, nàng ngả vào bờ vai anh: “Tôi mệt mỏi quá cho tôi dựa vào đây, được không?”, cô dè dặt và cẩn trọng từng bước trong tình yêu với Đang. Nhưng cuộc đời không mỉm cười với cô

“những người đàn ông yêu nàng đều không gặp may mắn”. Để rồi nàng nức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gặp tai nạn. Nàng cố trấn tĩnh mình với niềm tin, anh không thể chết được

Làm sao người đàn ông nàng yêu có thể chết được”. Và ngày mai nàng sẽ

đến động Thuỷ Tiên, nơi đã khắc ghi những kỉ niệm của hai người “ Nếu nước lũ và bùn đất làm mờ nó, nàng sẽ khắc lại. nếu người ta đã đem nung vôi nó, nàng sẽ khắc dòng chữ khác. Ngày kia nàng sẽ may chiếc áo ngủ màu

hồng chờ anh”. Đó là niềm tin, niềm hy vọng về hạnh phúc mà Thuận đã xây

đắp nhọc nhằn giữa cuộc đời.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Võ Thị Hảo thường được biểu hiện rất rõ ở những lời độc thoại nội tâm, những ám ảnh của nhân vật. Bởi chính khi ấy nhân vật đối diện với chính mình, họ tự bộc bạch những suy nghĩ, những dằn vặt, những trăn trở với những trạng thái cảm xúc thật nhất của mình. Trong Biển cứu rỗi, người lính trong chiến tranh không chỉ chịu nỗi đau về thể xác mà hơn thế nữa anh còn mất đi tình yêu và hạnh phúc. Anh vô cùng đau khổ, bực tức trước sự thực phũ phàng vì những đứa trẻ khác bố hiện diện trong ngôi nà của anh. Anh đã chốn chạy đồng loại và người vợ thân yêu trên đảo đèn. Chính tại đảo đèn anh có thời gian nhìn lại tất cả về những con người trong chiến tranh, trong đó có vợ, con anh. Anh nhận ra rằng chiến tranh đã làm biến dạng đi hình hài và những chuẩn mực đạo đức lối sống của con người “ Giữ làm gì em. Ngày mai chắc chết..”, đó là những lời của những người lính trước khi ra trận và cũng chính trong “Những cuộc giao hoan vội

vã thoảng mùi chết chóc trước khi đi vào họng súng tử thần” đã cho ra đời

“những đứa trẻ khác bố”. Nhất là khi trên đảo xuất hiện một ả gái điếm sắp

chết vì bệnh tật và đói khát, anh đã từ chối và gián tiếp giết hại một con người...Nhận ra mọi cách đối nhân xử thế của mình, anh ân hận nghĩ về “trò

chơi của anh”. Anh nhớ tới người vợ đáng thương của mình, một nạn nhân

trong chiến tranh, chiến tranh đã làm cho cả làng trắng đàn ông chỉ còn lại những ông già và trẻ nhỏ, tất cả giành cho chiến trận. Đẩy cho đàn bà những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gánh nặng đáng ra thuộc về đàn ông, “trong khi đàn bà được tạo hoá sinh ra

để làm chiếc dây leo đẹp quấn yểu điệu quanh cây đại thụ: Người đàn ông”,

và anh đã nhận ra tất cả...

Như vậy, cùng với sự thành công trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình là sự thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Võ Thị Hảo. Những đặc sắc nghệ thuật này đã khắc hoạ rõ nét thế giới nhân vật trong sáng tác của chị và chính nó đã làm nên bản sắc ngòi bút Võ Thị Hảo.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 89)