Nhân vật mang yếu tố kỳ ảo

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 78 - 83)

Chương 3: NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN Vế THỊ HẢO

3.1. Nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo

3.1.2 Nhân vật mang yếu tố kỳ ảo

Trong văn học, nhân vật luôn là yếu tố trung tâm, là tấm gương phản chiếu tư tưởng và thể hiện sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Những sáng tác truyện ngắn của Vừ Thị Hảo thường gắn với yếu tố kỳ ảo, do đú mà cỏc nhõn vật của chị cũng mang dấu ấn của sự kì lạ khác thường.

Theo nhà văn Vừ Thị Hảo, “nhõn vật kỳ ảo gốc là nhõn vật lịch sử cú thật, hoàn toàn được biến dạng, chắp nối, đặt trong một không khí huyền ảo phi lôgic, cũng có khi là những con người siêu nhiên được tạo ra bởi trí tưởng tượng của nhà văn”(phỏng vấn nhà văn ngày 15/3/2009). Như vậy nhân vật kỳ ảo là sản phẩm của người sáng tạo nhằm khái quát các phương diện của đời sống con người.

Khảo sỏt cỏc nhõn vật trong truyện ngắn của Vừ Thị Hảo, chỳng tụi thấy rất đa dạng phong phú, với nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Đó là những con người bình thường với bao số phận éo le, là những mảnh đời không may mắn, là những kẻ mang dáng vẻ của con người nhưng lòng dạ độc ác…những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân vật này hiện diện trên trang sách của nhà văn thường xuất hiện yếu tố kì ảo.

Yếu tố này được nhà văn thể hiện qua việc khai thác ở khía cạnh ngoại hình, hoàn cảnh xuất thân, số phận nhân vật... và tất cả đều được thể hiện qua các chi tiết cũng như hành động kì ảo, với thủ pháp phi thường và lạ hoá nhân vật.

Các nhân vật là những con người bình thường trong cuộc sống hiện thực với sự phức tạp vốn có của nó. Bản thân các nhân vật không tự tạo ra các yếu tố kì lạ. Yếu tố kì ảo của các nhân vật chủ yếu là do hoàn cảnh và các lực lượng siêu nhiên mang lại. Cuộc đời, số phận nhân vật được khác hoạ qua lăng kính kì ảo của nhà văn. Đó là Nàng ( Nàng tiên xanh xao), Nàng (Tim vỡ), H‟Điêu (Khát vọng muôn đời), Người đàn bà Âu Lạc ( Hành trang của người đàn bà Âu Lạc), Pạng (Chuỗi người đi trong đầm lầy), Ả Tuynh ( Dệt cỏ)...

Họ cũng giống con người trong đời thực với những suy tư, trăn trở, niềm khao khát hạnh phúc của những con người trần thế. Trong cuộc sống muôn hình muôn vẻ, bóng dáng nhân vật hiện lên với nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau. Đó là một tiểu thư khuê các chung tình, một chàng trai quyết dứt tình riêng để trả thù nhà, hay một người phụ nữ khao khát cuộc sống bình đẳng……Tất cả đều là những con người gần gũi với đời thực nhưng đã được kì ảo qua lăng kính của nhà văn.

Đầu tiên là các nhân vật được xây dựng kì ảo qua hoàn cảnh xuất thân của mình. Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật cho biết nguồn gốc của nhân vật, cỏc mối quan hệ với mọi người xung quanh. Trong truyện ngắn của Vừ Thị Hảo, nhân vật có yếu tố kì ảo được xây dựng trong sự pha trộn mờ ảo, ma quái. Nhà văn sử dụng các yếu tố kì ảo đó như là phương tiện dẫn dắt người đọc vào một thế giới khác lạ, thế giới của những bí ẩn hoang đường. Từ đó tạo ra sự tò mò cũng như sự hấp dẫn của truyện.

Trong văn học hiện đại việc khai thác nguồn gốc xuất thân kì ảo của nhân vật cũng được nhiều nhà văn sử dụng. Truyện Những đứa trẻ chết già

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguyễn Bình Phương), miêu tả nhân vật khi mới sinh ra là những người già.

Dù là trai hay gái nhưng cùng có một kết cục như nhau. Những đứa trẻ thành người già, người trung niên hay một thiếu nữ có chửa… và cuối cùng đều chết hay biến mất một cách kì lạ. Trong truyện ngắn Con gái thuỷ thần của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật cũng xuất thân kì lạ. Không ai biết Mẹ Cả là con ai, từ đâu đến và có nhiều lời kể về nguồn gốc của Mẹ Cả. Có người kể lại đã trông thấy một cặp Giao Long trong một đêm mưa gió đã quấn lấy nhau sinh ra Mẹ Cả dưới gốc cây Muỗm. Lại có người đồn Mẹ cả là con riêng được cha gửi vào nhà thờ từ lúc còn bé… với đặc điểm chung của các tác phẩm này là sử dụng yếu tố kì ảo để nói về nguồn gốc nhân vật. Tuy nhiên trong sáng tỏc của Vừ Thị Hảo, nhà văn sử dụng yếu tố kỡ ảo mang sắc thỏi riờng- vừa thực vừa ảo, từ đó, các nhân vật xuất hiện bất ngờ, ly kì và độc đáo.

Trong truyện ngắn của Vừ Thị Hảo, cỏc nhõn vật được xõy dựng từ những chất liệu trong cuộc đời thực, những mảnh ghép của cuộc sống đời thường, qua lăng kính của nhà văn mà chân dung nhân vật hiện lên vừa thực vừa ảo, vừa xa lạ vừa thân quen với người đọc. Nhà văn xây dựng nhân vật của mình qua một số chi tiết kì ảo, qua lăng kính kì ảo để rồi từ đó gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng thông điệp về cuộc sống, về con người hiện tại, đặc biệt là số phận người phụ nữ. Bi kịch mà họ phải gánh chịu không có gì đau khổ hơn là bi kịch tỡnh yờu, hạnh phỳc. Viết về vấn đề này, Vừ Thị Hảo dường như có một sự cảm thông chia sẻ sâu sắc với những người phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu. Bi kịch tình yêu ẩn chứa trong từng cuộc đời, từng số phận của những người phụ nữ mải miết đi tìm cho mình một tình yêu đích thực mà thất bại. Họ yêu say mê tha thiết nhưng bị phụ bạc lừa dối, phụ bạc từ những vị thần, những nàng tiên đến những con người trần thế, họ luôn khát khao yêu, luôn muốn đem lại niềm vui, hành phúc cho người khác cho dù mình có phải gánh chịu những khổ đau. Nàng tiên xanh xao trong truyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nàng tiên xanh xao là một điển hình, nàng khao khát yêu, dám hy sinh bản thân cho người mình yêu kể cả việc tàn phai nhan sắc. Nhà văn đã sử dụng các chi tiết kì ảo như một phương tiện chính cho sự phát triển của các tình tiết câu chuyện có tính chất bước ngoặt, để rồi từ đó thể hiện tư tưởng của mình về tình yêu, hạnh phúc của con người. Nàng tiên xanh xao là một người con gái mồ côi, sống lẻ loi trong rừng sâu. Nàng đã cứu sống một người con trai chưa từng biết mặt, biết tên bằng nửa máu chảy trong huyết quản thông qua chiếc cây kim kì diệu của thần núi. Dù được thần núi cảnh tỉnh nhưng nàng vẫn đổi màu hồng rạng ngời trên má để cứu chàng trai và tổ chức đám cưới với người yêu. Nhưng số phận đã không mỉm cười với người con gái dám hi sinh nhan sắc của mình cho tình yêu, trong đêm tân hôn, chàng trai đã bỏ mặc nàng để đùa vui với các cô gái trẻ đẹp khác. Đau khổ đến bẽ bàng, nàng chạy trốn mặc dù chàng trai hết mực cầu xin. Cuộc sống khác biệt giữa hai người, nỗi cay đắng trước tình yêu bị phụ bạc rẻ rúng, không thể khoan nhượng tha thứ vì lí do “đàn ông đôi khi vẫn thế” khiến nàng vùng vẫy ra khỏi cánh tay chàng trai và chết trong câm lặng với nỗi cô đơn vô bờ.

Nhà văn đã sử dụng hàng loạt các chi tiết kì ảo hoang đường như một thủ pháp thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, để từ đó đạt hiệu quả nghệ thuật về nhân vật cũng như tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong đó. Sự cứu sống chàng trai bằng cây kim kì diệu của thần núi như một minh chứng về sự hi sinh bản thân cho tình yêu đích thực của người con gái. Nhưng nó lại đem đến cho chính người con gái nỗi đau thương không gì có thể bù đắp được.

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh linh hồn chàng trai hoá thành những cái gai bảo vệ loài hoa lạ - được người ta gọi là cây Bưởi. Từ hình ảnh cây bưởi gần gũi quen thuộc ngoài đời, nhà văn đã đem lại một sự tích xúc động về bi kịch của tình yêu đầy xót xa, một câu chuyện thẫm đẫm nước mắt mà ta có thể bắt gặp đâu đó ngoài cuộc đời. Sự chạy trốn của nhân vật Nàng là sự chạy trốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một tình yêu dối lừa, hơn thế nữa nó còn là sự chạy trốn của sự cô đơn, lẻ loi bị bỏ rơi trong tình yêu. Sau khi chết nàng hoá thành những nụ hoa trắng muốt toả hương thơm ngát, nó là sự tinh khiết quá đỗi thanh cao mà bàn tay phàm tục của chàng trai không bao giờ với tới.

Cũng là nỗi đau về tình yêu của con người, Nàng H‟Điêu trong Khát vọng muôn đời là một người con gái khao khát yêu và sẵn sàng đi tìm người yêu thương không ngại hi sinh bản thân mình, không quản cái chết. Nhà văn sử dụng các chi tiết kì ảo như một yếu tố để xây dựng nhân vật. Linh hồn của H‟Điêu sau hàng vạn năm vẫn tồn tại, biến thành cây chanh để cứu giúp những người sau đó, những cô gái bị lỡ làng, bị phụ bạc “chính trái cây em đã làm nỗi đau của họ dịu lại…vậy là người đó biết yêu” và cuộc sống sẽ thật vô nghĩa nếu không có tình yêu. Nếu như thế giới này không có những H‟Điêu đã không quản ngại kể cả cái chết để đi tìm người yêu, nếu không còn si mê và ở trong lồng ngực mọi người chỉ còn băng giá… thì cuộc đời thật đáng sợ!

Vẫn là bi kịch của con người trong tình yêu được kì ảo hoá qua lăng kính của nhà văn, Nàng trong Tim Vỡ được xây dựng mang đậm màu sắc huyền thoại. Nàng được xuất hiện từ sự tích của ba trăm sáu mươi năm loài người lại làm được một điều kì lạ. Ba người tạc, vẽ và thổi hồn vào bức tượng và Nàng xuất hiện với vẻ đẹp mê hồn khiến cả ba đều mong muốn có được.

Cuối cùng người thổi hồn vào pho tượng gỗ đã có nàng, nhưng bên tai nàng vẫn là những lời đòi quyền lợi. Nhưng khi nhan sắc tàn phai thân hình tiều tuỵ, thì tất cả đều ra đi, bỏ Nàng trong nỗi cô đơn đau khổ, tuyệt vọng. Nhà văn đã sử dụng các yếu tố kì ảo để thể hiện tư tưởng về nỗi đau của người phụ nữ bị phụ bạc: “Ôi khốn khổ! khốn khổ thay cho đàn bà...các người cứ suốt đời đuổi theo những cao siêu mây gió. Còn ta, và hầu hết ……thân xác đầy lạc thú của các ngươi...”. Nàng chết trong cô đơn tuyệt vọng, trong nỗi đau của cả thế giới đàn bà. Hình ảnh loài hoa tigôn như biểu tượng cho nỗi đau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ấy. Người phụ nữ khi có nhan sắc thì họ được yêu chiều, chiêm ngưỡng của cả thế giới đàn ông, nhưng khi nhan sắc phai tàn họ lập tức bị ruồng bỏ không thương xót. Thật là một sự bất công, phi lý đối với người phụ nữ.

Viết về con người với những nỗi đau khổ, hơn ai hết Vừ Thị Hảo cảm thông chia sẻ với số phận người phụ nữ bất hạnh và đó còn là tiếng nói nhân bản cao cả và sâu sắc. Là người phụ nữ viết về người phụ nữ nên nhà văn luôn quan tâm tới số phận, cuộc đời cũng như vị thế của họ trong xã hội.

Trong Hành trang của người đàn bà Âu Lạc, nhà văn đã sử dụng các yếu tố kì ảo như một phương tiện xây dựng nhân vật và truyền tải tư tưởng. Người đàn bà Âu Lạc luôn mang trên mình trách nhiệm nặng nề, hành trang trên vai mỗi ngày một thêm nặng bởi những triết lí , tôn giáo…sự mệt mỏi đã bao lần khiến nàng muốn vứt bỏ bên vệ đường. Đến thời kì giải phóng phụ nữ, túi hành trang càng thêm nặng bởi những mỹ từ mới: “mỗi mỹ từ lại óc ách đầy những giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu của người đàn bà, những sợi tóc bạc…”. Trong tác phẩm vấn đề nhức nhối được tác giả quan tâm là số phận người phụ nữ bao giờ mới bớt đi gánh nặng cho họ?

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)