Số phận con người và vấn đề đạo đức nhân sinh trong truyện ngắn thế sự đời tư của Vừ Thị Hảo

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 50 - 63)

Chương 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN Vế THỊ HẢO

2.1. Cuộc sống đa chiều và số phận con người trong truyện ngắn thế sự của Vừ Thị Hảo

2.1.2. Số phận con người và vấn đề đạo đức nhân sinh trong truyện ngắn thế sự đời tư của Vừ Thị Hảo

2.1.2.1. Số phận con người trong truyện ngắn thế sự đời tư của Vừ Thị Hảo

“Văn học là nhân học”(Mácxim-Gorki), trong mọi thời đại văn học có chức năng chủ yếu là phản ánh cuộc sống của con người. Nếu như văn học trước 1975 chủ yếu đề cập tới quá trình đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của kẻ thù xâm lược, con người được đặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung với vận mệnh của Tổ quốc, dân tộc, thì sau 1975 con người trở về với cuộc sống hoà bình. Con người số phận không chỉ đặt trong cái chung của dân tộc mà mỗi con người còn được nhìn nhận trong mỗi số phận khác nhau và được thể hiện rất sâu sắc trong văn học thời kì này.

Trong truyện ngắn thế sự đời tư của Vừ Thị Hảo, số phận con người được đề cập ở nhiều góc cạnh khác nhau. Mỗi người mỗi mảnh đời, mỗi số phận họ đều mang những bi kịch của cuộc đời nhưng trong thẳm sâu lòng họ luôn ánh lên lòng nhân hậu, đức hy sinh, niềm tin yêu vào con người và cuộc sống.

Trước tiên là số phận của con người trong bi kịch của chiến tranh. Sau 1975, các nhà văn vẫn viết về chiến tranh nhưng chiến tranh không chỉ được nói tới với những chiến công bi tráng mà còn được nhìn nhận ở khía cạnh nguyên nhân dẫn đến những khổ đau cho con người. Chiến tranh qua đi nhưng tàn tích của nó còn để lại sâu đậm trong hiện tại. Điều này được thể hiện trong nhiều sỏng tỏc của cỏc nhà văn. Trong sỏng tỏc của mỡnh, Vừ Thị Hảo nhỡn nhận chiến tranh bằng cái nhìn đa chiều. Chiến tranh là những vinh quang, là chiến thắng nhưng cũng là những mất mát, tổn thương, cay đắng, đăc biệt là nguyên nhân của những bi kịch của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Chiến tranh đã lấy đi của người lính (Biển cứu rỗi) hình hài và một phần thân xác. Giã từ đời lính anh trở về với một con mắt giả, thân hình gầy còm ốm yếu của bao ngày ăn đói mặc rét nơi chiến trường. Anh đã hi sinh tất cả kể cả một phần cơ thể để đổi lấy độc lập cho dân tộc và hạnh phúc của mình.Trong thân hình tiều tuỵ là niềm mong mỏi, khấp khởi mừng thầm của ngày đoàn viên, với hình ảnh vợ con giang tay đón mình trong niềm hạnh phúc vô bờ.

Nhưng kết quả của sự hi sinh niềm mong đợi của anh, vợ anh “ nửa thân trên gần đổ về phía anh, nhưng chân cứ bị chôn chặt trong xó nhà, ngó anh trân trân rồi sụp xuống đất, oà khóc tức tưởi”. Anh sững sờ sửng sốt, chắc chắn đây không phải là điều anh mong đợi. Đó không phải là niềm hạnh phúc của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngưòi vợ chờ chồng sau bao ngày xa cách mà ranh giới của sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Bi kịch dường như tăng lên gấp bội khi ba đứa trẻ lít nhít trong nhà với “ba gương mặt hoàn toàn khác nhau”. “Chúng không mang gương mặt anh”. Và ngay lúc đó , một đứa khác trạc tuổi mười năm, đi ừng ẽo, chào chỳ, nhoẻn cười “Nụ cười chưa hết sữa nhưng đó mang hơi hướng đổi chác”. Anh đau đớn căm hờn và quyết định xa lánh đồng loại trên đảo. Trên đảo, cùng với thời gian, anh đã suy nghĩ và có lẽ anh đã tìm ra nguồn cơn của sự phản bội. Nghĩ đến vợ “anh thấy lòng se sắt”. Anh đã khóc, trái tim anh như mềm đi và đưa bước chân anh rời đảo.

Chiến tranh còn lấy đi tuổi xuân, ước mơ và hạnh phúc của con người, đẩy họ đến với những số phận bi kịch.Trong truyện Người sót lại của rừng cười, nhân vật Thảo là người sống sót trong năm cô gái ở rừng Trường Sơn.

Chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân của những cô gái nơi chiến trường. Thảo nhập ngũ với mái tóc óng mượt dài chấm gót nhưng cũng bị dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ nơi chiến trường vặt trụi dần như các chị mình. “Bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là dúm xơ xác”. Họ bị tổn thương bởi sự cô đơn và khắc nghiệt của chiến tranh. Với ba mùa mưa rầu rĩ và đang là mùa khô thứ tư bỏng rát, chiến tranh đã để lại những nỗi đau đáng thương, những cô gái ngày càng sống tách biệt với đồng loại, họ trở lên hoang dã và như hoá điên : “Trên sàn chòi khấp khểnh, ba cô gái đang vừa cười vừa khóc, tay bứt tóc và xé quần áo. Còn một cô gái trẻ hơn đang chạy tới chạy lui ôm đầu đầy tuyệt vọng”. Hình ảnh những cô gái này là nỗi ám ảnh của anh lính: “Sau chín năm ở chiến trường, nay tôi đã nhìn thấy ở rừng cười, cái méo mó, man dại của chiến tranh…Tôi rùng mình khi nghĩ rằng, người yêu tôi, em gái tôi, cũng đang cười sằng sặc như thế, giữa một khu rừng mênh mang nào đó….. Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chiến tranh không chỉ tàn phá đi của họ nhan sắc mà còn đem đến nỗi đau về tâm hồn. Thảo may mắn sống sót và trở về từ Rừng cười Trường sơn, nơi giáp ranh giữa sự sống và cái chết giữa trần gian và địa ngục, nhưng sự khốc liệt của chiến tranh vẫn không buông tha mà vẫn ám ảnh, in hằn trong cuộc sống của cô. Trở về với cuộc sống thời bình thoát khỏi nỗi cô đơn chết người nơi rừmg già Trường Sơn, cô rơi vào nỗi cô đơn ngay giữa đồng loại mình, một khoảng cách xuất hiện trong Thảo. Cô thường nhớ cái lần đầu gặp lại người yêu sau mấy năm xa cách: “ Thảo xuống tàu, vai đeo ba lô, thân hỡnh gầy gũ trong bộ quõn phục lạc lừng, qua làn mụi nhợt nhạt, mỏi túc xơ xác…. Làm anh ngỡ ngàng đến không thốt nổi lên lời”. Cho dù cô đã cố gắng hết sức nhưng không sao so bì với bạn bè những cô gái khoa văn cùng phòng, cả trong giấc mơ họ cũng môi cười thanh thản, mặt ửng hồng, trông đáng yêu làm sao. Còn cô thường qua đêm với hai loại giấc mơ, một là thời bé mơ nhặt được cặp ba lá hay trứng vịt đẻ rơi, hai là giấc mơ tuổi thanh xuân: “Cô chỉ thấy tóc rụng như chút, rụng đầy khuôn ngực đã bị đâm nát của chị Thắm và từ trong đám tóc ấy nẩy ra hai giọt nước mắt trong veo và rắn câng như thuỷ tinh, đập mãi không vỡ”. Sự đối lập ngay cả trong giấc mơ đã khiến Thảo càng lạc lừng. Sự lạc lừng đú càng sõu hơn khi thấy cụ bạn gỏi học cựng lớp với Thành có đôi môi mòng mọng như nũng nịu, với làn da trắng hồng, tươi mát trẻ trung nhìn Thành với ánh mắt say mê ngưỡng mộ. Thảo biết họ thầm yêu nhau, họ đẹp đôi quá và lại ở gần nhau. Sự mặc cảm làm cho Thảo tủi thân hơn, cô sống khép mình và xa lánh Thành. Thời gian cô còn sống ở Rùng cười, tình yêu với Thành là một hy vọng thúc giục cô thoát khỏi cuộc sống hoang dã nơi rừng sâu. Cô khao khát đến cháy lòng được trở về và ngả vào vòng tay âu yếm của Thành, thì giờ cô lại tự nguyện xa Thành, để anh được hạnh phúc. Bởi cô hiểu rằng Thành gắn bó với cô chỉ là nghĩa chứ không có tình. Nỗi đau xót thương cảm với Thảo như dâng trào, cô không điên nơi rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

già, chiến trận mà cô như hoá điên khi tự viết cho mình những lá thư vào tối thứ năm và rồi nhận lại nó vào chiều thứ bẩy. Và nỗi đau đến tột cùng khi cô vừa cười vừa trong một trạng thái gần như vô thức. Thảo là người may mắn sống sót trong chiến tranh, thời bình hạnh phúc cũng không đến với cô. Thảo là nạn nhân của chiến tranh, là người bước ra từ chiến tranh khốc liệt, nhưng có người không trực tiếp tham gia chiến tranh mà hậu quả lại không bỏ qua họ. Chiến tranh đã phá huỷ cuộc đời của con người, nhưng nỗi đau mà chiến tranh để lại không chỉ cho một thế hệ mà nó còn để lại nỗi đau cho nhiều thế hệ- chiến tranh là nỗi kinh hoàng sợ hãi của con người.

Trở lại với cuộc sống thời bình, con người phải đối mặt với cuộc sống đời thường, những lo toan vặt vãnh của cuộc sống thường nhật cơm áo. Với trỏi tim nhạy cảm và lũng nhõn hậu vị tha, nhà văn Vừ Thị Hảo luụn quan tõm tới những số phận bé nhỏ của những mảnh đời bất hạnh éo le. Mỗi người một cảnh đời một số phận khác nhau nhưng họ có chung một bi kịch đó là sự nghèo đói gây lên. Sự nghèo đói vây hãm họ và kéo theo nhiều bất hạnh khác, mặc dù họ tần tảo, chăm chỉ làm ăn sớm tối mà vẫn nghèo. Nhân vật Diễm trong Người gánh nước thuê, là một người không gia đình, không con cái một người đàn bà bé loắt choắt, sống bằng nghề gánh nước thuê và hàng ngày bà cứ phải gỏnh những thựng nước trờn đụi vai vốn đó cũm cừi cũng xuống vỡ thời gian và sự vất vả khổ cực để nhận lấy những đồng tiền công ít ỏi với thái độ khinh miệt của mọi người. Một người đàn bà mặt nhăn nheo “ gầy sạm chỉ còn hai con mắt, bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng, chiếc đòn gánh không bao giờ rời khỏi vai cũm cừi của bà. Nú bỏm chặt lấy bà như một thứ nghiệp chướng, nó và bà hợp thành một chỉnh thể của sự bất hạnh”. Những tưởng cuộc đời bà không còn niềm vui, hạnh phúc, đang sống trong cô đơn lẻ loi bà gặp ông Tiếu, với khuôn mặt khắc khổ “có đến hàng vạn nếp nhăn trên khuôn mặt đó. Đôi mắt biểu lộ một nỗi đau khổ bất thường như đã đông cứng” và nụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cười luôn nở trên môi. Vợ ông Tiếu đã bị chết trong một trận bom, đứa con gái nhỏ bị mất tích. Hai con người nghèo khổ bất hạnh cùng cảnh ngộ đã nương tựa vào nhau sưởi ấm cho nhau những ngày cuối đời. Nhưng người đời quá tàn nhẫn xem đó là trò cười và đem ra trêu đùa, chọc ghẹo đến độ ông Tiếu không chịu được sự xúc phạm, ông chết trong sự tủi hờn u uất của một người cha suốt đời gánh nước thuê mong mỏi tìm thấy đứa con bị mất tích trong bom đạn của chiến tranh mà bao năm vẫn bặt vô âm tín. Hai con người nghèo khổ, hai mảnh đời bất hạnh vừa mới nương tựa vào nhau để sống nốt quãng đời còn lại, thì sự ra đi của ông Tiếu với lời trăng trối muốn tìm lại đứa con giúp ông đã làm cho bà Diễm càng trở lên bất hạnh, cô đơn và gánh nặng càng đè trên đôi vai gầy còm của bà.

Cái nghèo còn bám chặt và không buông tha con người, nó là nỗi kinh hoàng sợ hãi của tất cả chúng ta. Trong truyện ngắn Ngày không mút tay, nhân vật Ngần, một người phụ nữ chịu thương chịu khó vất vả tối ngày với nghề bán ốc luộc để nuôi chồng và một đàn con nheo nhóc. Nàng là một chiếc ruột ốc ốo uột phải cừng cả toà vỏ nặng lờ đi, lờ mói khụng được ngưng nghỉ, cho dù làm việc cật lực tối ngày nhưng cái nghèo, cái đói vẫn bám lấy gia đình chị. Trước cảnh túng đói của gia đình, để cho chồng con có một ngày được ăn thịt, chị đã phải ba tháng một lần nghỉ bán ốc luộc ra đi từ sáng đến tối mới về với vẻ mặt mệt mỏi, bơ phờ, một xâu thịt và một nắm tiền. Đó là những lần mà Ngần trốn chồng con đi bán máu để nuôi gia đình, cho dù bị chồng hiểu lầm nhưng chị vẫn âm thầm chịu đựng. Cái nghèo như bủa vây lấy gia đình bất hạnh của chị, nỗi cơ cực, vất vả như đè nặng trên đôi vai yếu gầy càng nặng thêm khi “Thằng đầu trông hệt một củ nghệ lớn, bác sĩ bảo: Viêm gan cấp: Bệnh này ngốn tiền như thần trùng”. Nước mắt chị đã chảy nhiều đến giờ không còn để khóc nữa. Làm vất vả sớm tối mãi mà không đủ ăn lấy đâu ra tiền mà chạy chữa bệnh cho con, chị nhìn con, nhìn chồng trong sự tuyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vọng đau đớn. Số phận bất hạnh đã đưa chị đến mọi sự thống khổ, và giờ đây chị chỉ còn biết bán cho hết đến giọt máu cuối cùng vì gia đình bé nhỏ của mình. Còn chồng chị cũng không khoanh tay trước bệnh tình của con. Sau mấy ngày suy nghĩ anh quyết định đi bán máu để có tiền chữa trị cho con.

Bằng “mánh khoé” anh đã chen qua được đám đông đang chầu bán máu, đang chuẩn bị lấy ven thì có tiếng kêu to “Sắp xỉu rồi! Đưa ngay ra giường!...

Chợt thấy chút quen thuộc trong cái ngoeọ đầu nhẫn nhục của người đàn bà, hắn nhào tới đó là Ngần!” chị đang sắp lả đi vì kiệt sức nhưng vẫn cố gượng cười cho hắn an lòng. Ngâu đã hiểu ra tất cả, thì ra bấy lâu nay Ngần đã tới đây để cho bố con anh có một ngày không mút tay. Đó là bi kịch của cái nghèo, miếng cơm manh áo đã ghì sát xuống đất làm cho con người không ngóc đầu lên được. Nó là nỗi khiếp đảm của con người. Qua việc miêu tả sự khốn cựng ấy, Vừ Thị Hảo đó thể hiện sự cảm thụng, thương xút tới số phận không may mắn của mỗi đời người.

Đi vào khụng ớt bi kịch của đời người, với cỏi nhỡn nhạy cảm, Vừ Thị Hảo không chỉ cảm nhận nỗi khổ đau của miếng cơm manh áo, mà còn là những bất hạnh của con người mặc cảm về hình thức không hoàn thiện, những con người phải gánh chịu nỗi đau khi sinh ra đã là kẻ tật nguyền. Hằng trong truyện Làn môi đồng trinh là kẻ tật nguyền - một cô gái bị mù bẩm sinh.

Chính Hằng cũng cảm nhận sâu sắc về nỗi đau và sự bất hạnh của mình:

một đứa con gái đã hai mươi chín tuổi mà mỗi khi ra đường mẹ phải dắt. Ăn cơm cô gái hai mươi chín tuổi ấy còn đưa nhầm thức ăn vào mũi và đã hai mươi chín tuổi mà chưa từng biết đến một nụ hôn”. Tạo hoá đã cho cô được làm người nhưng cũng đem đến cho cô những bi kịch, cô đã không tự làm được những việc đơn giản như ăn, mặc của chính mình, thì làm sao cô làm chủ được tình cảm thiêng liêng, tình yêu đôi lứa. Vì mù cả hai mắt không bảo vệ được chính mình, mà có lần cô suýt bị làm nhục, để rồi sau này cô hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dung về đàn ông chỉ là “ một cái gì đó bậm bịch, khen khét và thô bỉ”. Từ đó cô khiếp sợ khi nói về đàn ông, và chỉ đến khi một lần sang xem phim ở hàng xóm về cô không còn sợ đàn ông như trước nữa, cô thầm ao ước “Hãy mang em đi, ban cho một lần hạnh phúc, rồi đừng quẳng em bên vệ đường, mà hãy giết em, để em khỏi sống mù loà cả đời và trở thành gánh nặng cho mẹ”.

Trong ước mơ, nỗi đau, sự bất hạnh vẫn còn hiện hữu trong Hằng, nỗi đau đớn dường là nỗi khiếp đảm bởi “Giờ còn ai nữa không, dám cúi xuống bên một người tàn tật, và mang đi trên đôi cánh tay hữu hạn của mình tình yêu cũng như nỗi đau của một kiếp khác”. Đó là mong ước của một con người bất hạnh, nhưng đõy cũng là cỏch của Vừ Thị Hảo bày tỏ niềm thương cảm với những con người bất hạnh, ở đó là sự thấu hiểu đến tận cùng của nỗi đau.

Cũng là nỗi bất hạnh của con người, nhân vật Tâm trong Máu của lá lại là một cô gái tật nguyền từ khi mới sinh ra đã không lành lặn, toàn vẹn về dung mạo và hình hài- “Cô gái nhỏ xíu chỉ cao khoảng hơn một mét. Ngực lép, đôi mắt tròn mở rưng rưng. Làn môi trên hằn một vết sẹo trắng kéo miệng hơi xếch về bên trái. Có lẽ đó là vết sẹo vá môi…. Môi dưới mọng đỏ hơi lừm giữa như một lỳm đồng tiền nhỏ xớu thoảng qua, chia thành đụi cỏnh hoa nũng nịu…..dáng đi khập khiễng của cô khiến người ta nghĩ đến con chim sâu đang nhẩy chon von trên đường, mỏ cắp một cành lá lệch người”. Cô cho rằng tạo hoá đã say rượu khi nặn ra mình nên cô luôn mặc cảm và có cảm giác là người thừa, mỗi khi có khách đến nhà cô luôn tìm cớ lánh mặt. Cô đã từng suýt uống cạn bát nước lá trúc đào năm cô mười bốn tuổi. Bởi cô đã nhìn thấy mình lần đầu tiên trong gương. Đằng sau thân hình tật nguyền của Tâm là

“một lương tri”, do đó mà cô đã cảm nhận sâu sắc và thấm thía nỗi đau, sự bất hạnh của chính mình. Một người tật nguyền nhưng Tâm rất thông minh: “Thi vào đại học đạt điểm ưu nhưng không một trường nào nhận vì lỗi hình thể”.

Cô đau đớn và mong mình hoá điên, vì người điên còn có lẽ sướng hơn cô,

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)