Khát vọng nhân bản về cuộc sống con người trong truyện ngắn giả

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 71)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Khát vọng nhân bản về cuộc sống con người trong truyện ngắn giả

sử của Võ Thị Hảo

Con người là trung tâm của vũ trụ. Mọi sự vật hiện tượng của cuộc sống này đều tồn tại xung quanh con người, phục vụ cho đời sống con người và văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Truyện ngắn của Võ Thị Hảo đều lấy con người làm trung tâm, thông qua các chi tiết lịch sử, các nhân vật lịch sử nhà văn đã hư cấu lên các nhân vật mang đậm dấu ấn thời đại. Cuộc sống con người hiện lên muôn hình vạn trạng từ những khát vọng cao cả, tới những ham muốn tầm thường... tất cả đều được thể hiện qua cái nhìn sắc sảo với trái tim yêu thương nồng nàn của Võ Thị Hảo. Với các chi tiết nghệ thuật mang đậm màu sắc lịch sử, nhà văn đã đưa người đọc vào một thế giới xa xưa. Để từ đó nhà văn thể hiện những tư tưởng, quan điểm thời hiện đại. Con người với những số phận khác nhau, bi kịch khác nhau nhưng ẩn sâu trong đó là tiếng nói của sự cảm thông, chia sẻ của nhà văn với nhiêù số phận. Trong truyện ngắn Hành trang của người đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bà Âu Lạc, nhà văn đã lấy tích về nhân vật khai thiên lập địa Dạ Dần “Đẻ Đất

đẻ Nước” của người Mường và truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ “Trăm trứng đẻ trăm con” của người Việt đẻ nói về số phận của những người phụ nữ. Người đàn bà Âu Lạc luôn mang trên vai những trách nhiệm nặng nề, hành trang mỗi ngày một thêm trĩu nặng bởi một bên con, một bên chồng, một bên là những triết lí, tôn giáo đạo phu thê, công dung ngôn hạnh…sự mệt mỏi khiến nàng bao lần định dừng lại bên vệ đường để quẳng bớt đi một vài thứ trong gánh nặng mình nhưng túi hành trang của họ còn được chất thêm những mỹ từ của thời đai mới: “mỗi mỹ từ lại óc ách đầy những giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu của người đàn bà, những sợi tóc bạc, những vết nhăn nheo

trước tuổi”. Dường như nhà văn đã đặt ra những câu hỏi về số phận của người

phụ nữ, đến bao giờ họ mới bớt đi gánh nặng của số phận, của cuộc đời mà nhiệm vụ nào với họ cũng đều quan trọng khó có thể rời bỏ? Viết về vấn đề của người phụ nữ, nhà văn đã thể hiện sự cảm thông, chia sẻ. Hơn thế nữa Võ Thị Hảo còn luôn quan tâm đến cuộc đời số phận cũng như quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội hiện tại. Đó là khát vọng nhân bản sâu sắc về cuộc sống con người của nhà văn.

Trong Hồn trinh nữ, với các chi tiết mang đậm dấu ấn của lịch sử, Võ Thị Hảo đã đưa người đọc trở về với quá khứ xa xưa, trở về với những cuộc chiến tranh phong kiến. Để rồi từ đó mà chia sẻ cảm thông với số phận con người cũng như tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Người con gái trong Hồn trinh nữ đã hi sinh để chờ người yêu đi lính đến lỡ thì. Chiến tranh đã mang đi một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng với lời ước hẹn, và sau mười bẩy năm trả về cho nàng một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép và mang lối sống chiến trường. Từ lời nói, cử chỉ, hành động đến vóc dáng đều hằn sâu sự khốc liệt của chiến tranh, đến nỗi trong đám cưới của mình anh “ không biết nói chuyện gì khác ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc sơn hào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hải vị và ngập máu trong triều đình, về cung cách người ta giết nhau trong

thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay

kiếm của anh”. Nghe những câu chuyện sặc mùi máu và chết chóc của chồng

trong đêm tân hôn, người trinh nữ lỡ thì đó luôn sống trong nỗi ám ảnh và sợ hãi về tội ác của chồng. Nàng luôn kinh hãi, co rúm người, quay mặt vào trong cố kìm tiếng khóc bởi nàng luôn trông thấy những oan hồn và bóng ma về đòi chồng nàng trả mạng. Nàng vô cùng đau đớn, sự chờ đợi trong mỏi mòn suốt mười bẩy năm trời đến quá lứa lỡ thì mong chàng trai trở về những tưởng sẽ được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn, nhưng niềm hạnh phúc mãi mãi xa vời với nàng. Chiến tranh đã làm biến dạng đi một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng, với lớp lông măng ngăm ngăm trên mép ngày nào, rồi trả về một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép, đôi bàn tay nhuốm máu và không biết cười. Hơn thế nữa chiến tranh còn cướp đi niềm khao khát niềm hạnh phúc của nàng ngay trong đêm tân hôn. Cái đêm mà với chồng nàng, đó là sự buồn bã đau đớn tuyệt vọng để rồi gầm lên như một con thú vừa bị đâm một nhát: “thế là hết, đêm tân hôn cũng là đêm vĩnh biệt, phần thưởng cuối

cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương”, anh xách kiếm

bỏ đi biệt xứ. Cuối cùng người trinh nữ chết trong cô đơn và luôn ám ảnh về những gì đã qua, nàng hoá thành loài hoa trinh nữ mà mỗi bước chân đi qua đều giật thót mình. Như vậy với các chi tiết mang dấu ấn của lịch sử nhà văn đã thể hiện cái nhìn sâu sắc về chiến tranh cũng như những mất mát của con người trong và sau chiến tranh. Chiến tranh không chỉ làm biến dạng con người về hình hài mà nó còn lấy đi của họ tâm hồn trong sáng, tình yêu và hạnh phúc cao đẹp.

Vượt qua thời gian, nhà văn Võ Thị Hảo đã đến với những người lính của những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mặc dù đây là cuộc chiến tranh vệ quốc, nhưng nó cũng không tránh khỏi sự khốc liệt mà chiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tranh đem lại. Đằng sâu những chiến thắng oanh liệt của dân tộc là những mất mát về hình hài, tình yêu hạnh phúc của con người trong chiến tranh và sau chiến tranh. Người lính trong Biển cứu rỗi đã để lại một phần cơ thể của mình nơi chiến trường. Anh mong muốn mình sẽ hạnh phúc trong ngày trở về với gia đình, nhưng số phận đã không mỉm cười với anh. Anh chạy trốn sự thực bằng cách rời bỏ đồng loại, rời bỏ sự thực phũ phàng. Cùng với thời gian, anh đã nhìn lại tất cả, sự mất mát của mình cũng là sự mất mát chung của mọi người. Đó chính là sự tàn khốc của chiến tranh, nỗi đau không của riêng ai.

Nhân vật Thảo, trong truyện ngắn Người sót lại của rừng cười cũng để lại tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân nơi chiến trường. Hơn thế nữa nó còn để lại những thương tích về tâm hồn trong lòng cô. Chiến tranh không chỉ tàn phá Thảo về nhan sắc mà còn cả tâm hồn. Thảo tuy may mắn sống sót trở về nhưng cô dù có cố gắng đến đâu cũng không thể hoà nhập với chúng bạn. Cô đau đớn tột cùng, Thảo không điên dại nơi chiến trường khốc liệt nhưng lại dại điên trong cuộc sống thời bình. Võ Thị Hảo với trái tim đa cảm giàu lòng yêu thương con người đã đi sâu vào nỗi đau tinh thần của con người trong chiến tranh, đặc biệt là người phụ nữ để cảnh báo chiến tranh đã gieo những đau thương cho con người, chúng ta phải chặn đứng chiến tranh để con người được sống trong một thế giới hoà bình.

Hướng về cuộc sống bộn bề phức tạp hôm nay, thể hiện khát vọng hạnh phúc muôn đời của con người là đích sáng tạo của Võ Thị Hảo. Dù viết truyện thế sự, truyện kỳ ảo hay giả lịch sử, nhà văn vẫn đem đến cho người đọc những vấn đề nóng hổi có giá trị nhân văn sâu sắc của cuộc sống, con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO

Cái khó nhất trong sáng tác văn chương là tạo ra dấu ấn riêng cho mình. Nó đòi hỏi người sáng tạo nghệ thuật phải có tài năng cũng như sự nỗ lực không mệt mỏi trong suốt chặng đường. Với Võ Thị Hảo thành công của chị ở thể loại truyện ngắn là quá trình phấn đấu kiên cường và bền bỉ trong hướng sáng tạo mới mẻ đúng đắn. Các tác phẩm của chị dù ở thể loại nào cũng luôn mang tới sự hấp dẫn cho người đọc không chỉ ở nội dung phản ánh mà còn ở cả phương diện nghệ thuật, đặc biệt là truyện ngắn. Vậy trong quá trình sáng tác, nhà văn đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào? Những thủ pháp ấy đã tạo nên dấu ấn riêng cho nhà văn ra sao? Trả lời câu hỏi đó, chúng tôi dành chương 3 để đi sâu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)