Chương 3: NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN Vế THỊ HẢO
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
Trong truyện ngắn của Vừ Thị Hảo, nhõn vật được tập trung miờu tả ở nhiều góc cạnh khác nhau, nhiều mối quan hệ khác nhau, đặc biệt là những chi tiết miêu tả những chi tiết đặc trưng cho nét bên ngoài của các nhân vật như vóc dáng, khuôn mặt, đến mái tóc và ánh mắt…đó là những phương diện dễ nhận biết nhất ở nhân vật.
Vừ Thị Hảo là nhà văn cú biệt tài trong việc khắc hoạ ngoại hỡnh nhõn vật, bởi ngay từ diện mạo, nhân vật đã gây một sự chú ý, ám ảnh trong lòng người đọc. Các nhân vật trong truyện ngắn của chị phần lớn thường để lại ấn tượng như vậy. Họ trước hết là những con người có số phận không may mắn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đau khổ, hẩm hiu. Đó là dáng hình đau khổ của nhân vật bà Diễm trong người Gánh nước thuê. Miêu tả ngoại hình nhân vật này, nhà văn lựa chọn những yếu tố thật đắc địa: “ Dáng người bà Diễm bé loắt choắt, bộ mặt nhăn nheo, gầy sạm chỉ còn hai con mắt. Bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng”. Với công việc gánh nước thuê, nên trên đôi vai cùng cái lưng còng của bà bao giờ cũng có chiếc đòn gánh. Nó tạo nên sự day dứt, ám ảnh khôn nguôi cho người đọc về nhân vật cũng như sự bất hạnh luôn bám lấy cuộc đời bà: “Chiếc đòn gánh khụng bao giờ rời khỏi đụi vai cũm cừi của bà. Nú bỏm chặt lấy bà như một thứ nghiệp chướng. Chiếc đòn gánh của bà cũng thật đặc biệt. Nó nhẵn bóng.
Ngay cả vết sẹo cũng đã nhẵn bóng và cũng khó đoán tuổi như chủ nhân của nó vậy....Nó và chủ nhân của nó hợp thành một chỉnh thể của sự bất hạnh, hợp thành biểu tượng của một thân cây vừa mới ra đời đã bị mưa vùi dập”.
Chỉ bằng vài nột khắc họa, cuộc đời người đàn bà bất hạnh hiện lờn thật rừ nột cùng với lòng xót xa vô cùng của tác giả. Trong tác phẩm này, nhân vật ông Tiếu cũng không thoát khỏi số phận khổ đau, bất hạnh. Bằng vài ba nét khắc hoạ ngoại hình, nhà văn thể hiện những trăn trở suy tư về một kiếp người.
Đây là ngoại hình nhân vật ông Tiếu: “Có đến hàng vạn nếp nhăn trên khuôn mặt đó...Còn cái miệng thì trớ trêu làm sao, luôn mỉm cười bất biến, như nó được tạo ra trên khuôn mặt ấy từ lúc mới sinh ra và cứ phải giữ như vậy đến lúc chết. Nụ cười ấy giữa khuôn mặt ấy, là một nghịch lý, như là đang khóc với một nỗi đau xé ruột...”. Miêu tả sự đối lập giữa một nụ cười bất biến trên khuôn mặt với nỗi đau xé ruột trong lòng là một bản lĩnh xây dựng nhân vật của Vừ Thị Hảo. Nú làm cho mỗi chỳng ta càng ỏm ảnh khụn nguụi về cuộc đời và số phận không may mắn của họ.
Xây dựng nhân vật Ngần trong truyện Ngày không mút tay, cũng chỉ qua một vài phác hoạ mà cuộc đời khốn khổ của người đàn bà hiện lên một cỏch rừ rệt. Ngần vốn “cú đụi mắt đen dài lỳc nào cũng nhỡn xuống. Cỏi nhỡn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lặng lờ như mặt giếng” như báo hiệu một cuộc đời không mấy tươi sáng. Với tấm lưng mỏng như lá lúa và tấm thân gầy yếu, tác giả ví “nàng là chiếc ruột ốc ốo uột phải cừng cả một toà vỏ nặng lờ đi, lờ mói khụng được ngưng nghỉ”.
Cho dù nàng có cố gắng đến đâu, bán cả dòng máu trong huyết quản của mình cũng chỉ có được một ngày không mút tay cho lũ con mà thôi. Hoặc xây dựng nhân vật Ả Tuynh trong Dệt cỏ, qua một vài phác hoạ đã hiện lên một nhân vật sống động, một người đàn bà bất hạnh, cả đời vất vả lam lũ mà nghèo đói, bệnh tật cứ đeo đuổi. Số phận bất hạnh của nhân vật như được dự báo trước với đôi mắt ả cum cúp nhẫn nhịn… và những ngón tay cong queo, đen đúa: “áo ngày một rách thêm, lưng còng, tóc trụi như con gà chọi già, bị bệnh đường ruột mãn không có thuốc chữa. rồi ả Tuynh chết trên giường, gầy khô như cá mắm.”
Như vậy với Vừ Thị Hảo, số phận nhõn vật dường như đó được thể hiện ngay từ hình hài. Chỉ qua một số chi tiết miêu tả ngoại hình, cuộc đời cũng như số phận mỗi nhõn vật được hiện lờn một cỏch rừ nột, sinh động- một cuộc sống đầy vất vả, lam lũ, khổ đau của những kiếp người không may mắn.
Trong truyện ngắn của Vừ Thị Hảo, phần lớn nhà văn ưu ỏi viết nhiều về phụ nữ. Có tới 2/3 số truyện nhà văn dành cho thế giới của đàn bà, ở đó là những nỗi đau khổ, sự bất hạnh được nhà văn đặc biệt quan tâm, chia sẻ. Khi miêu tả nhân vật nữ, nhà văn đặc biệt quan tâm đến mái tóc của nhân vật, bởi mái tóc đối với người phụ nữ là biểu tượng của vẻ đẹp cũng như sự mềm mại thướt tha đầy nữ tính. Nó là biểu trưng cho vẻ đẹp tuổi xuân thì của người con gái. Do đó khi nói về đàn bà là nói về mái tóc và “nói mãi về tóc đàn bà mà vẫn không nhàm”. Viết về sự phai tàn của tuổi trẻ “Mỗi sợi tóc là một sợi phiền não” cũng như sự khốc liệt của cuộc sống thì mái tóc cũng là cách nhà văn thể hiện rừ nột và sõu sắc nhất. Vậy nờn nàng (Dõy neo trần gian) vụ cùng xót xa khi nhìn “mớ tóc mình đang sóng sánh toả xuống cái cổ ba ngấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và tuôn tràn xuống vai” nhưng giờ đây vì tình yêu, nàng đã phải bứt từng sợi tóc sóng sánh của mình kết lại và quấn quanh tấm ảnh để níu giữ anh chốn trần gian.
Với Vừ Thị Hảo mỏi túc là biểu tượng của vẻ đẹp, tuổi thanh xuõn của người con gái, do vậy mà khi miêu tả sự phai tàn của nhan sắc người phụ nữ, nhà văn cũng đặc biệt miêu tả mái tóc. Trong Tim vỡ, nhân vật Nàng được miêu tả với vẻ đẹp đầy nữ tính “mái tóc mượt mà đôi mắt long lanh huyền bí, làn môi thắm đỏ và thân hình nảy nở đầy hấp dẫn”, nhưng vẻ đẹp đó chỉ trong giây lát đã biến mất, nàng tự huỷ hoại mình “mái tóc dài trút xuống chỉ còn cái đầu trọc nham nhở và khuôn mặt đầy nhựa cây đen nhẻm”. Hoặc khi viết về sự khốc liệt của chiến tranh đối với con người, đặc biệt là với người phụ nữ, thì mái tóc là biểu tượng không thể thiếu. Trong truyện Người sót lại của rừng cười, chiến tranh không chỉ cướp đi vẻ đẹp ngoại hình, mà cướp đi nơi mái tóc của “bốn cô gái trẻ măng ...chỉ còn một dúm xơ xác và dần dà đã vặt trụi tóc họ”. Thảo là một trong năm cô gái sống ở rừng Trường Sơn, cô nhập ngũ với “mái tóc óng mượt dài chấm gót”, nhưng chỉ sau hai tháng
“dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ” nơi rừng Trường Sơn đã làm mái “tóc Thảo chỉ còn là một túm sợi mỏng manh, xơ xác”. Nơi rừng già với nỗi cô đơn đặc quánh, chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian, Thảo là người sống sót duy nhất trong năm cô gái ở Trường Sơn sau chiến tranh. Cô trở về cuộc sống đời thường với “thõn hỡnh gầy gũ trong bộ quõn phục lạc lừng qua làn môi nhợt nhạt, mái tóc xơ xác”. Thảo đã cố gắng hoà nhập nhưng “thật khó hoà nhập”. Như vậy, chỉ qua một vài nét phác thảo về ngoại hình, đặc biệt là mỏi túc của người phụ nữ, Vừ Thị Hảo đó cho thấy sự tàn nhẫn của thời gian, cũng như sự khốc liệt của chiến tranh. Hơn ai hết nhà văn đã hiểu, cảm thông, chia sẻ với số phận con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cùng việc miêu tả ngoại hình với những điểm nhấn là mái tóc, nhà văn còn chú ý tới việc miêu tả cái nhìn của nhân vật. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nhìn vào đôi mắt người ta có thể nhận biết được nội tâm bên trong của con người, nơi chứa đựng những tâm tư, tình cảm cũng như sự trăn trở ưu tư.
Trong Người gánh nước thuê, là “đôi mắt mờ đục” của ông Tiếu và từ trong khoé mắt ấy chảy ra “hai giọt nước mắt như gạn lấy từ đáy mắt, như những giọt thuỷ ngân khó nhọc lăn ra.”. Đó là đôi mắt van nài, mong muốn được ban ơn, làm phúc của kiếp người đau khổ, bất hạnh. Cả đời ông Tiếu gánh nước thuê, tích cóp tiền để mong tìm lại đứa con gái đã thất lạc trong chiến tranh. Nhưng cho đến lúc chết, con người bất hạnh đó vẫn không làm được.
Niềm hy vọng mong manh được gửi cho bà Diễm, một người đàn bà bất hạnh.
Đôi mắt mờ đục của ông Tiếu như một biểu trưng cho những cuộc đời bất hạnh khổ đau của kiếp người. Trong Dây neo trần gian, người đọc ám ảnh nhân vật Nàng bởi “đôi mắt màu biển tối của nàng mở to đến lạc tròng để cầu khẩn sự che chở”. Vậy mà không có một cánh tay, một người nào đam đứng ra cứu giúp nàng. Đọc Dây neo trần gian, hình ảnh đậm sâu trong lòng người đọc còn là ánh mắt của bà đồng “mắt bà đồng bỗng long lên sòng sọc. Lúc này trông bà đích thực là một người điên…Đôi mắt có hàng mi dài của bà vằn đỏ”. Đôi mắt đó như chứa đựng một nỗi đau, sự day dứt, ám ảnh khôn nguôi về vết thương lòng sau chiến tranh khó có thể hàn gắn được, mà mỗi khi nhắc tới nó lại quặn đau. Hay còn là “đôi mắt hình hạnh nhân với đuôi mắt trĩu xuống che bớt những tia rực rỡ không ngừng chớp rạng dưới hàng mi biêng biếc tím”, của người đàn bà tinh quái rắp tâm đem sóng tình khuấy động cửa thiền trong Lửa Lạnh….Với Vừ Thị Hảo tuỳ vào từng nhõn vật cụ thể, hoàn cảnh cụ thể và dụng ý nghệ thuật của mình mà nhà văn có cách khái thác những chi tiết khác nhau để xây dựng ngân vật. Nhà văn không đi vào miêu tả tất cả chi tiết của ngoại hình nhân vật mà chỉ đi vào những điểm có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể làm lên hình ảnh tiêu biểu về nhân vật. Cùng với việc miêu tả ánh mắt, còn là sự lặp lại không nguôi của những tiếng khóc, những giọt nước mắt.
Trong Hồn trinh nữ, nhân vật Nàng sau mười bẩy năm chờ đợi không tin tức của người yêu, thế rồi một buổi chiều, có tiếng vó ngựa ghé sát thềm, chàng trai trở về trong niềm vui và hạnh phúc, nhất là khi chàng trai gọi cô gái bằng giọng thân thuộc thì nàng khóc “tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thuỷ tinh rơi”, đó là tiếng khóc của niềm vui sướng. Sau bao năm chờ đợi trong vô vọng nay người yêu đã trở về, niềm hạnh phúc vô bờ không có gì so sánh được. Đó còn là những giọt nước mắt giàn giụa vui sướng của Phương trong Phiên chợ người cùi: “Ôi! Con của mẹ! Mẹ lại có con rồi! Sung sướng quá”.
Sau hai năm đi điều tri bệnh tại trại phong Quy Hoà, chị đã có giấy xuất viện, niềm vui sướng của tình mẫu tử sau nhiều ngày xa cách đứa con gái yêu thương, giờ đây chị tràn đầy hy vọng sẽ không phải xa con nữa. Trong quá trình miêu tả tiếng khóc, những giọt nước mắt của các nhân vật, với những nỗi đau thương khỏc nhau của con người, nhà văn Vừ Thị Hảo đó rất tinh tế khi miêu tả tiếng khóc, giọt nước mắt của các nhân vật. Mỗi con người, mỗi số phận khác nhau và những giọt nước mắt tượng trưng cho nhiều cung bậc tình cảm của họ. Từ những nhân vật trẻ tuổi đến những nhân vật có tuổi, từ những người bình thường đến những người xấu xí, tật nguyền, từ những người giàu sang quyền quý đến những tầng lớp dưới đáy của xã hội…. tất cả họ đều bộc lộ tâm trạng bằng tiếng khóc khi khổ đau. Đó là tiếng “khóc nức nở” của một cô gái mới lớn trong Vườn yêu khi đến với tình yêu đầu. Hay là sự “oà khóc” của cô bé Lâm San khi lấy chồng, tiếng khóc như một sự chấm dứt chuỗi ngày thơ bé, vô tư, một tình yêu trong sáng hồn nhiên đầu đời với cháu lớn cồ để bước chân vào cuộc sống mới với những thăng trầm, những bất trắc không thể lường trước. Đó còn là tiếng khóc của một cô gái lỡ dở trong tình yêu của Sải (Con dại của đá). Khi bị phụ bạc, Sải đã giết chết kẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bạc tình Cáo Tờ Quẩy, nàng “ngục đầu lên hắn mà khóc” rồi về tự thú với vợ của hắn là Giàng Gau và người đàn bà ấy cũng “rũ xuống khóc”. Có lúc là tiếng khóc của người phụ nữ có tuổi như người mẹ của cháu- lớn - cồ. Mỗi khi nhắc đến Lâm San bà thường “gạt nước mắt đi” vì thương Lâm San…..Đó còn là những giọt nước mắt trong Tim vỡ của nhân vật Nàng “Nước mắt nàng rơi lã chã trên gò má”. Hay “dòng nước mắt lặng lẽ tuôn ra” của nhân vật Thuận trong Goá phụ đen. Và tiếng khóc đau đớn của những người phụ nữ trong Người sót lại của rừng cười, khi “ cả bốn cô gái ôm nhau khóc cay đắng”, những “tiếng khóc không ra tiếng”. Nhà văn còn rất tinh tế khi đặc tả tiếng khóc của những con người không bình thường. Đó là tiếng khóc của những con người tật nguyền – tiếng khóc của người mù trong Làn môi đồng trinh:“khóc không ra nước mắt”, vì người mù “nước mắt chỉ chui trở vào nghèn nghẹn trong ngực”...
Trong quan niệm của mỡnh, Vừ Thị Hảo cho rằng mỗi con người sống trong cuộc đời này đều chứa đựng một số phận khác nhau, người may mắn, kẻ hẩm hiu. Vì thế khi xây dựng nhân vật, nhà văn chú ý miêu tả ngoại hình và xem mỗi hình hài đều chứa đựng những ẩn số về cuộc sống. Mỗi nhân vật, mỗi số phận và trong thế giới nhõn vật của Vừ Thị Hảo hỡnh hài của họ đó phần nào nói lên số phận của họ rồi.