Nghệ thuật sử dụng các phó từ mang tính chất đột biến

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 103)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.Nghệ thuật sử dụng các phó từ mang tính chất đột biến

Khảo sát truyện ngắn của Võ Thị Hảo, chúng tôi còn nhận thấy nhà văn sử dụng nhiều các phó từ có tính chất đột biến với tần suất dày đặc để diễn tả số phận từng nhân vật. Nhờ nó mà sự phức tạp của đời sống hiện thực cũng như đời sống tâm hồn con người được miêu tả như nó vốn có. Các phó từ dày đặc xuất hiện trong truyện ngắn Võ Thị Hảo như: bỗng, bỗng nhiên, chợt...đã thể hiện sự bất thường, phức tạp của sự vật hiện tượng, tạo cảm giác mạnh, bất ngờ với người đọc về diễn biến câu chuyện, số phận nhân vật. - Đó là sự biến đối bất thường của thiên nhiên, như dự báo một điều không tốt lành hoặc niềm nuối tiếc với con người:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Cây trinh nữ chợt co mình lại vì vừa nghe tiếng chân qua”[11]

Bỗng một con sóng to lừng lững ập đến, thè lưỡi khổng lồ liếm vào bãi cát rồi rút ra ngoài xa ngay trong thoáng chốc”[11]

“Ngoài biển kia, dưới ánh trăng, sóng bỗng cuộn lên, đỏ lộng cả một vùng”[11]

- Đó là sự xuất hiện kì lạ của con người hay một sự việc:

Bỗng có một bước chân nhẹ nhàng bước tới, và giọng nói trầm ấm ngọt ngào cất lên”[11]

“Ngài bàng hoàng dụi mất, bỗng thấy gốc cây dưới đầu ngài rùng mình…Từ trong mài lá xum xuê, một người con gái xinh đẹp tuyệt vời khoác hờ một tấm áo choàng rộng kết bằng những chuỗi hoa trắng xanh nhỏ bé yểu điệu bước ra”[11]

“Trên đám lá đó bỗng phủ rực rỡ một vầng dây tơ hồng vàng tha thướt”[16]

“ Nhìn xung quanh, thấy bốn chị gái tôi đang đi xa bỗng dưng cũng từ lúc nào, về đây đông đủ cả”[11]

Bỗng đám cỏ dưới chân họ động đậy. Một vệt lấp loáng xuất hiện. Và êm như ru, một con thằn lằn có da xám xanh biếc trườn rất êm như đang trôi vào tấm vải nhựa có đặt bát cơm trên mộ”[16]

Bỗng có mùi cháy xộc đến từ sau lưng khiến cậu bé quay ngoắt lại”[16]

- Hay là sự biến đổi kì lạ trong tâm hồn con người:

“Nhưng thấy nàng bỗng chốc đã thành đen đủi xấu xí, họ bỏ đi thẳng”[11]

Bỗng nhiên ăn diện đẹp mà không có lời giải thích nào khả dĩ”

“Như có phép lạ, các cô gái đang cười sằng sặc bỗng im bặt, bàng hoàng rồi sực tỉnh, vơ lấy súng”[16]...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy với việc sử dụng các phó từ mang tính chất đột biến, nhà văn Võ Thị Hảo đã diễn tả thành công các sự vật hiện tượng cũng như số phận con người một cách đầy bất ngờ. Nó mang tới một thông điệp cho mỗi chúng ta: trong cuộc đời đầy bất trắc này, con người luôn phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập, hãy vững tin để làm chủ mọi tình huống có thể xảy ra. Qua đó thể hiện một trái tim nhân hậu, một trách nhiệm cao cả trước con người và cuộc sống hôm nay của một nhà văn nữ đầy cá tính - Võ Thị Hảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1.Văn học Việt Nam sau 1975, nhất là sau thời kì đổi mới 1986 - thời kì mà văn học được “tự cởi trói” cho mình khiến diện mạo của một nền văn học thực sự thay đổi. Thay đổi từ quan niệm nghệ thuật về hiện thực, con người đến thay đổi cả về đề tài và cảm hứng sáng tác...Chính sự thay đổi đó đã tạo nên những thành tựu nổi bật của truyện ngắn nói riêng và các thể loại văn học nói chung. Đây là thời kỳ mà có sự “nở rộ” không chỉ về số lượng tác giả, tác phẩm cũng như các khuynh hướng sáng tác mà còn nở rộ cả phong cách sáng tác của không ít nhà văn. Chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện rầm rộ nhiều cây bút và tạo được ấn tượng mạnh đối với người đọc như Nguyễn Bình Phương, Lê Minh Khuê, Phan Thị vàng Anh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo…Mỗi người một giọng điệu, một cách sáng tạo riêng nhưng tất cả đều làm nên một diện mạo mới cho nền văn học dân tộc thời kì đổi mới. Trong đó không thể không kể đến sự thành công của các cây bút nữ mà Võ Thị Hảo là một đại diện xuất sắc.

2. Ở thể loại truyện ngắn, Võ Thị Hảo đã sáng tác với ba loại loại truyện cơ bản: truyện ngắn thế sự, truyện ngắn kỳ ảo và truyện ngắn giả lịch sử. Ở loại truyện nào chị cũng thể hiện một cái nhìn đậm thiên tính nữ - nhận hậu và đầy cá tính.

Trong truyện ngắn thế sự của mình, Võ Thị Hảo đã đi sâu khám phá cuộc sống và con người trong nhiều phương diện tồn tại và góc cạnh của hiện thực. Nhà văn không ngần ngại phơi bày lên trang sách những vấn đề nhức nhối mà mỗi người có lương tri đều phải trăn trở quan tâm. Đó là hậu quả tàn khốc của chiến tranh; là những mảnh đời, những số phận khổ đau chìm nổi; là bao cảnh thương tâm mà cơ chế của nền kinh tế thị trường đem lại.... Đề cập tới nhiều khía cạnh của cuộc sống và con người, đặc biệt là những vấn đề có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính nhân loại mà cả xã hội quan tâm chứng tỏ trách nhiệm cao cả của nhà văn trước cuộc sống, con người.

Truyện kỳ ảo của Võ Thị Hảo là một sáng tạo độc đáo mang tới một diện mạo mới cho thể loại truyện ngắn của chị. Loại truyện này, các câu chuyện hầu hết được nhà văn xây dựng dưới dạng truyện có nguồn gốc cổ tích. Từ thế giới hư ảo, nhà văn đem đến cho người đọc những câu chuyện xúc động, những bài học nhân sinh sâu sắc, những ý nghĩa giá trị đích thức cho con người.

Truyện giả lịch sử của chị đều được viết với những chi tiết lịch sử, nhân vật lịch sử để từ đó nhà văn xây dựng nhân vật mang đậm dấu ấn thời đại. Với các chi tiết nghệ thuật mang đậm màu sắc lịch sử, nhà văn đã đưa người đọc vào một thế giới xa xưa để từ đó lại thể hiện những quan điểm và tư tưởng mới mẻ của thời đại.

Trong các loại truyện ngắn của mình, nhà văn đã dành một phần không nhỏ những trang viết cho người phụ nữ, Điều nhà văn quan tâm đặc biệt là vấn đề về hạnh phúc, tình yêu của họ. Những nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, dù ở loại truyện nào, cũng có chung những phẩm chất khát vọng hạnh phúc. Họ đấu tranh quyết liệt để dành giữ tình yêu, sự bình đẳng trong tình cảm cũng như khẳng định giới mình. Đó là những con người hiền lành, dịu dàng, sẵn sàng hy sinh những gì mình có để đi đến hạnh phúc. Đó cũng là những con người khi yêu rất nhẹ dạ, cả tin vì vậy mà nhiều khi không tránh khỏi một cuộc đời bất hạnh. Thế giới nhân vật nữ của Võ Thị Hảo còn hiện diện bao số phận nhọc nhằn, kém may mắn. Những nỗi đau của cuộc đời luôn bám lấy họ mà không buông tha, đó là cái nghèo, là sự tật nguyền, là những kỳ dị không đáng có trong cuộc đời này....Tuy vậy họ vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Đó là những điều đáng trân trọng mà nhà văn đã thể hiện thành công trong truyện ngắn của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Để xây dựng các loại truyện ngắn của mình, Võ Thị Hảo đã sử dụng rất thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo, nghệ thuật xây dựng nhân vật, và đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

Sử dụng yếu tố kỳ ảo Võ Thị Hảo đã dụng công xây dựng cốt truyện kỳ ảo, trong đó nổi bật là cách lựa chọn sắp xếp các chi tiết kỳ ảo, tình huống kỳ ảo, sự kiện kỳ ảo...Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Võ Thị Hảo còn thể hiện ở việc xây dựng thế giới nhân vật. Thế giới nhân vật của chị yếu tố kỳ ảo được thể hiện qua hoàn cảnh xuất thân, những tình tiết ly kỳ tạo sự khác thường trong bản chất của từng nhân vật để từ đó nhà văn gửi gắm những bài học nhân sinh sâu sắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng thế giới nhân vật, Võ Thị Hảo rất chú ý miêu tả ngoại hình và miêu tả tâm lý. Khi miêu tả ngoại hình, nhà văn cũng ảnh hưởng sâu sắc lối miêu tả truyền thống- “trông mắt mà bắt hình dong”. Những số phận nhân vật thường hiện diện rất rõ nét qua hình hài, dáng điệu. Nét đặc sắc khi miêu tả ngoại hình nhân vật của chị là chị rất tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết. Nhiều khi chỉ một vài phương diện ngoại hình mà đã đem đến cho người đọc những ấn tượng không thể phai mờ. Ấn tượng về nhân vật của Võ Thị Hảo không chỉ là ngoại hình mà còn là đời sống nội tâm. Miêu tả tâm lý nhân vật cũng là một điểm mạnh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của chị.

Sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo có những đặc sắc riêng. Nhà văn sử dụng rất ấn tượng những động từ mạnh, những tính từ, những phó từ...Tất cả đã làm nên đặc sắc riêng trong văn chương của Võ Thị Hảo.

4. Với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của mình, Võ Thị Hảo đã thể hiện bản lĩnh của một cây bút nữ đầy cá tính. Sự thành công thể hiện ở ba loại truyện ngắn khẳng định sự sáng tạo, bản sắc văn chương không thể lẫn của một nhà văn nữ tài hoa Võ Thị Hảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hà (2005), Nhà văn Võ Thị Hảo – Tôi thích những nhân vật nữ nổi

loạn, Báo Truyền Hình HN.

2. Cao Thị Thu Hoài (2009), Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo ( Qua

tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọclúc

nửa đêm), Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

3. Lương Thị Bích Ngọc (2004), Võ Thị Hảo giữa những trang viết trang đời,

Báo Thể thao và Văn hoá.

4. Bảo Ninh (1991), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Hội nhà văn. 5. Nhiều tác giả (2001), Truyện ngắn hay 2001, Nxb Hội nhà văn.

6. Đặng Anh Đào (19910), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện

hiện nay, Tạp chí văn học số 6.

7. Nguyễn Minh Châu(2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Hoàng Đức (2000), Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ, Nxb Văn học Dân tộc.

9. Hà Minh Đức (Chủ biên)(2000), Lí luận văn học .Nxb Giáo dục, Hà Nội.(Tái bản lần thứ 6).

10. Võ Thị Hảo(1991), Biển cứu rỗi, Nxb Hà Nội. 11. Võ Thị Hảo(2005), Hồn trinh nữ, Nxb Phụ Nữ. 12.Võ Thị Hảo(2005), Goá phụ đen, Nxb Phụ nữ.

13.Võ Thị Hảo(1993), Chuông vọng cuối chiều, Nxb Lao động.

14.Võ Thị Hảo(2005), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Nxb Phụ nữ. 15.Võ Thị Hảo(1998), Ngậm cười, Nxb Phụ nữ.

16. Võ Thị Hảo(2006), Người sót lại của rừng cười, Nxb Phụ nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18. Đoàn Minh Tuấn (1993), Lời giới thiệu Biển cứu rỗi( Võ Thị Hảo), Nxb Hà Nội

19. Đinh Thị Thu (2007), Báo cáo khoa học: Cảm thức cô đơn trong tập

truyện ngắnGoá phụ đen của Võ Thị Hảo, trường Đại học sư phạm Hà Nội.

21. Phương Lựu chủ biên (2003), Lý luận văn học, Nxb GD. 22. Thụ Nhân, Toạ đàm về sáng tác Võ Thị Hảo, Vietnamnet.

23. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb GD. 24. Võ Thị Hảo(2004), “Nhà văn mà nhẵn nhụi thì mất duyên”, VN Epress. 25. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD(Tái bản lần 2). 26. Nhiều tác giả(2002), Lý luận văn học tập 1, Nxb Đại học sư phạm.

27. Nhiều tác giả (1997), Việt Nam nửa thế kỉ văn học, Nxb Hội nhà văn. 28. Châm Khanh (2000), Phụ nữ và văn chương, Tạp chí Việt, Tienve Org. 29. Nguyễn Vi Khanh(2002), Bài viết “Tản mạn về dục tính và nữ quyền”. 30. Vi Thuỳ Linh(7/10/2005), Những cơn bão tuổi 25 và sự thay đổi, Trang Vietnamnet.

31. Phạm Thị Ngọc Liên ( 25/1/2007), Nhục cảm văn chương, Trang weo www e van. Com.vn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32. Phương Lựu chủ biên (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

33. Nguyễn Đăng Mạnh (1995), con đường đi vào thế giới nghệ thuật củanhà văn, Nxb Giáo dục.

34. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (1993), Hà Nội

35. Vương Trí Nhàn (1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học số 6.

36. Phạm Xuân Nguyên (1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, Tạp chí văn học số 2.

37. Nghĩ về truyện ngắn (1994), Phỏng vấn các nhà văn, Văn nghệ quân đội số 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38. Khánh Phương (2003), Là hạt muối tôi phải mặn ( trò truyện với Võ Thị Hảo), Báo thể thao văn hoá số 53.

39.Trần Đình Sử ( 2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học

Việt Nam thế kỉ XX, Tạp chí văn học số 8.

40. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Trần Đình sử, “ Khái niệm quan niệm nghệ thuật trong văn học Xô Viết” (1991), Tạp chí Văn học, (1)

42. Bùi Việt Thắng (2001), Tuyển chọn giới thiệu, Truyện ngắn bốn cây bút nữ

Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Văn học.

43.Bùi Việt Thắng (1993), Khi người ta trẻ, tản mạn về truyện ngắn của

những cây bút trẻ, Báo văn nghệ số 43.

44.Nguyễn Thành Thắng (2004), Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn

đương đại và sự góp mặt của một số cây nữ, Tạp chí Văn thành phố Hồ Chí

Minh số 7.

45. Bích Thu (1995), “ Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau năm

1975 qua hệ thống môtíp chủ đề”, Tạp chí Văn học(4).

46. Bích Thu (1996), “ những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí Văn học, Hà Nội.

47. Còn điều chi em mải miết đi tìm (6/2005), Báo An ninh Thế giới.

48. Bùi Thanh Truyền(2006), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Luận văn tiến sĩ ngữ văn.

49. Nguyễn Thị Như Tươi (2007), Giàn Thiêu của võ Thị Hảo, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

50. Đỗ Phương Thảo (2006), Nhân vật nữ trong tác phẩm văn xuôi của Ma

Văn Kháng, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 7.

51. Dương Quỳnh Trang (1994), Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52. Trần Thị Vượng (1986), Nhân vật phụ nữ trong sáng tác Nguyễn Minh

Châu, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53. Trần Thị Bích Vân (2009), Nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

54. Bảo Ninh( 1987), Trại bảy chú lùn( Tập truyện), Nxb Hà Nội.

55. Bùi Thị Thuỷ, Dấu hiệu nữ quyền trong văn nữ Việt Nam đương đại,Hội nhà văn

56.Ma Văn Kháng(1986), Ngày đẹp trời ( Tập truyện), Nxb Lao động, Hà Nội. 57. Tôn Phương Lan (2005), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

58. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn ( Đồng chủ biên- 2006), Văn học Việt

Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

59. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam

giai đoạn 1975 – 1995, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Tổng

hợp Hà Nội.

60. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 103)