Nghệ thuật sử dụng tính từ với những gam màu nóng, lạnh

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 100 - 103)

Chương 3: NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN Vế THỊ HẢO

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ

3.3.2 Nghệ thuật sử dụng tính từ với những gam màu nóng, lạnh

Trong quỏ trỡnh sỏng tỏc truyện ngắn , nhà văn Vừ Thị Hảo đó đưa vào thế giới ngôn ngữ của mình những tính từ có gam màu nóng và pha trộn với chất liệu màu tối. Việc sử dụng những tính từ đó góp phần xây dựng hình tượng nhân vật mang đậm dấu ấn của nhà văn.

Tần suất tớnh từ miờu tả cỏc gam màu núng lạnh trong truyện ngắn Vừ Thị Hảo xuất hiện khá đậm đặc. Màu đỏ và màu đen là những gam màu thường thấy trong quá trình miêu tả sự vật, sự việc, thế giới tự nhiên trong truyện ngắn của chị. Tuy nhiên nó không đơn thuần là những gam màu của tự nhiên thuần túy như vốn tồn tại, mà đã được qua sự trải nghiệm từ lăng kính của nhà văn để phục vụ cho dụng ý nghệ thuật của mình. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để nhà văn lựa chọn những gam màu trong sáng tác.

Trong truyện ngắn của Vừ Thị Hảo, hầu hết gam màu núng xuất hiện khi nhà văn miêu tả cảnh đời ở nhiều phương diện trong đời sống của nhân vật. Từ những hình ảnh con người trong chiến tranh với những sự hủy diệt tàn khốc của nó, đến những vấn đề của cuộc sống thường nhật, những khát vọng cao cả và thấp hèn cũng như vấn đề về tình yêu hạnh phúc, những bất hạnh của số phận con người đều được đề cập qua gam màu nóng.

Nhiều khi viết về chiến tranh, các tính từ chỉ gam màu nóng đã được nhà văn dùng để miêu tả không gian khác lạ, báo hiệu cuộc sống không bình yên của con người:“Mặt trận đã lùi về gần kho. Năm cô gái sống trong lo âu mà rừng thì cứ lầm lì trải dài thảm lá rụng. Ánh đỏ của thảm là hắt lên cả bầu trời ánh ỏi, khiến cho đêm của họ cũng mang màu đỏ”. Chỉ trong một câu văn nhà văn đã hai lần sử dụng gam màu đỏ. Màu đỏ ở đây không chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

màu hy vọng, tươi sáng mà là “ánh đỏ” héo úa, rơi rụng của khung cảnh rộng lớn nơi chiến trận và sự oi bức của buổi chiều tàn. Trong không gian đó, bao trùm lên khu rừng cũng toàn “màu đỏ”. Màu đỏ của thiên nhiên hay là dấu hiệu về sự tàn khốc của chiến tranh nơi các cô gái đang đóng quân?

Sự tàn khốc của chiến tranh không chỉ đến với những người trên trận tuyến mà cả ở những người nơi hậu phương. Cô gái (Hồn trinh nữ) đã chờ người yờu vũ vừ suốt tuổi thanh xuõn của mỡnh để rồi đổi lại là một người chồng có cái nhìn lạnh lẽo như thép và không biết cười không biết nói chuyện gì. Tác giả lý giải bởi trong những năm chiến trận, anh ta không biết có chuyện gì, “ngoài chuyện chém giết” với rất nhiều tội ác đã gây ra nhuộm đỏ cả hai bàn tay. Đến khi trở về, nỗi ám ảnh về tội lỗi của mình không phút nào nguôi ngoai: “Ôi kìa máu! Nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!”. Người vợ sống trong sự ám ảnh về tội lỗi của chồng, của những hồn ma luôn đến đòi nợ

Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm cho nàng thêm sợ hãi”. Đó còn là sự ám ảnh của Thảo (Người sót lại của rừng cười) về nỗi đau mà chiến tranh gây ra không chỉ trong cuộc chiến mà khi trở lại cuộc sống thời bình, nỗi đau đó cứ ám ảnh mãi không thôi: “Anh vừa vừa nhìn thấy chao qua chao lại trước mặt mỡnh người con gỏi đó bị tước đoạt sạch trơn, đờm ngồi vũ vừ viết thư tự gửi cho mình trước ngọn đèn dầu đỏ quạch”...

Viết về cuộc sống thế sự, nhiều khi Vừ Thị Hảo sử dụng màu đỏ - màu máu để tạo nên một ấn tượng đặc biệt về một sự việc không bình thường nào đó trong cuộc sống của con người. Hãy xem nhà văn miêu tả những giọt máu mà Ngần (Ngày không mút tay) phải dấu chồng con đi bán để đêm lại niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho gia đình trong cuộc sống: “Cánh tay của người đàn bà cũng được vén quá khuỷu như tay hắn…chỗ “ven” đang rỉ máu. Những giọt máu đỏ thắm đánh dấu bước chân chị ta đi trên sàn gạch men xanh”(Ngày không mút tay). Hay cái chết thật thương tâm của một cô gái trẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thuỳ Châu trong Vũ điệu địa ngục, một cái chết đáng để mọi người suy nghĩ về nhân tình thế thái hôm nay: “Trước mắt tôi hiện ra một bồn tắm lớn đỏ rực màu máu”. Thùy Châu đã vĩnh biệt cuộc đời trong một bồn tắm đỏ rực màu máu của mình như thế!

Trong lĩnh vực tình yêu, gam màu đỏ thường để biểu trưng cho hạnh phúc của con người, nhưng khi tình yêu tan vỡ, hạnh phúc không đến với họ thì nó chỉ là những ảo ảnh không mang giá trị tự thân: “Thảo thấy ngọn dầu nhòe dần, và đung đưa trước mắt cô một quả cà chua chín đỏ lịm hình trái tim, chập chờn, chập chờn. Cô đưa tay bắt hình cà chua vỡ ra, chạy dọc theo cánh tay vào tận ngực. Thứ nước đỏ nhờn nhợt như máu loãng”(Người sót lại của rừng cười).

Như vậy với việc sử dụng gam màu nóng đặc trưng- màu đỏ, nhà văn đã làm nổi bật nhiều cung bậc trong đời sống và lĩnh vực tình cảm của con người. Đó là số phận con người trước chiến tranh tàn khốc, là sự phá huỷ của chiến tranh đối với tình yêu hạnh phúc. Đó còn là các vấn đề của cuộc sống thời bình với nỗi bất hạnh đè nặng lên thân phận những con người bé nhỏ...

Khụng chỉ sử dụng gam màu núng, trong sỏng tỏc của Vừ Thị Hảo gam màu lạnh - màu đen cũng được nhà văn quan tâm để làm phương tiện đi vào các phương diện khác nhau của đời sống con người, vào “Sự khắc nghiệt của số phận con người cùng sự ảm đạm, nỗi buồn đau và những linh cảm xấu trước hiện thực tàn khốc” [2]

Trong Phiên chợ người cùi hình ảnh nhân vật Phương xinh đẹp lùi dần vào quên lãng khi chị rơi vào một căn bệnh nam y- bệnh hủi. Với sự nghiệt ngã của số phận cùng sự xa lánh của người chồng, một nỗi buồn cô độc xót xa xâm chiếm cả tâm hồn và thể xác, khiến “Gương mặt chị mới sáng bừng lên lúc nãy bây giờ như có một đám mây đen che phủ”. Đó còn là sự thật nghiệt ngã mà Huân trong Máu của lá phải gánh chịu - một chàng trai hai mươi bốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuổi, đẹp trai, tiến sĩ y khoa mà bỗng chốc mắc phải căn bênh ung thư dạ dày.

Nỗi thất vong quá lớn khi chính anh chữa trị cho người khác nhưng lại không cứu nổi bản thân mình. Anh nghĩ “Rồi đây anh trắng tay. Cả đến một câu chửi tục cũng không còn khả dĩ khuấy động thế giới đen ngòm mà anh sắp bước vào" thể hiện sự đau đớn bế tắc của con người, sự bất lực trước số phận.

Trong truyện ngắn Vừ Thị Hảo, gam màu đen cũn biểu tượng cho nỗi buồn thương, cô đơn, lạnh lẽo của con người trước cuộc đời. “Tôi không chọn mây hồng mây tím mà chọn đám mây đen để hoá thân. Tôi nói mây đen xấu xí nhưng chỉ cú mõy đen mới đủ sức cừng những đỏm mõy khỏc, vỡ mõy đen to khoẻ”(Tình yêu mây trắng). Đó là suy nghĩ của hai con người hai số phận, nhưng giữa họ là một tình cảm trong sáng trẻ thơ. Chỉ vì một chút quan hệ dây mơ rễ mỏ mà chỏu lớn Cồ mõy đen khụng thể cừng dỡ mõy trắng suốt mói mà phải trao dì mây trắng cho người khác trong nỗi buồn, nuối tiếc nghẹn ngào.

Như vậy, cùng với các thủ pháp nghệ thuật khác, khả năng sử dụng các tớnh từ với gam màu núng, lạnh khỏc nhau Vừ Thị Hảo đó thể hiện sự sỏng tạo độc đáo trên từng trang viết của mình. Chính những gam màu đó đã tạo nên những ấn tượng đặc biệt trong sáng tác của chị.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm TRUYỆN NGẮN võ THỊ hảo (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)