Chương 1: TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRèNHSÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN Vế THỊ HẢO
1.2. Hành trỡnh sỏng tạo nghệ thụõt của nhà văn Vừ Thị Hảo
Vừ Thị Hảo sinh ngày 13 thỏng 4 năm 1956 tại xó Diễn Bỡnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Chị đã tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1977 làm biên tập rồi Phó ban biên tập Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc. Năm 1966 chị chuyển công tác sang báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều năm chị là trưởng văn phòng đại diện báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Chị đã từng làm thơ từ rất sớm và nghĩ mình sẽ là nhà thơ, nhưng chị lại viết văn và thành danh với thể loại văn xuôi. Mặc dù vào nghề viết văn chưa bao lõu nhưng Vừ Thị Hảo nhanh chúng được nhiều người đọc biết đến. Chị được đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo và giàu nữ tớnh. Bờn cạnh đú nhà văn Vừ Thị Hảo cũn viết kịch bản điện ảnh và hội hoạ. Với ba kịch bản phim truyện chị đã được đánh giá là nhà viết kịch bản có khả năng thành công cao trong lĩnh vực này. Chị còn say mê vẽ tranh và từng mở triển lãm tranh với tên gọi Đường chân trời khiến cho các nhà hội hoạ không khỏi kinh ngạc. Giản dị trong đời thường nhưng mạnh mẽ trong văn chương là điều dễ nhận thấy ở nhà văn này.
1.2.2. Quỏ trỡnh sỏng tỏc và quan niệm viết văn của Vừ Thị Hảo
Vừ Thị Hảo sinh ra và lớn lờn ở mảnh đất xứ nghệ giú Lào cỏt trắng quanh năm, nhưng có lẽ chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây đã tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nên tính cách và con người chị - một sự chịu đựng bền bỉ và kiên cường. Vì vậy mà khi nói tới quê hương chị nói: “ Tôi cảm ơn những kỉ niệm, mà đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc, vì chính chúng đã tạo ra tôi”[7]. Chính tính cách đó đã giúp chị dù trong hoàn cảnh nào cũng thích nghi và vượt qua. Chị là người ham mê đọc sách từ khi còn nhỏ. Từ niềm đam mê ấy, chị đã trở thành cô sinh viên Văn khoa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Với những khao khát và hoài bão văn chương, cùng với giấc mộng đẹp về tình yêu đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn trong những năm tháng tuổi xuân phơi phới. Chị từng làm thơ từ rất sớm và nghĩ mình sẽ thành nhà thơ, thế nhưng duyên số lại đưa chị đến với nghề báo. Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chị về công tác tại nhà Xuất bản Văn hoá dân tộc, cùng với gia đình bé nhỏ, tổ ấm yêu thương của mình. Tuy nhiên không biết là ngẫu nhiên hay duyên số, bắt đầu từ đây nghiệp văn như cuốn lấy chị, những trang viết bắt đầu thao thức trong chị và luôn đồng hành với cuộc sống công chức của chị những năm 80-90 của thế kỉ XX. Nó như một ngọn lửa cháy âm ỉ giữ cho tâm hồn chị luôn nóng rực niềm đam mê. Vì niềm đam mê của mình mà chị luôn trân trọng nó cho dù khi đó văn chương không đủ sức đem lại cho gia đình chị một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc. Từ đây gia đình chị bắt đầu có sự bất ổn. Chính chị đã nhận ra rằng mình để cho không khí văn chương len lỏi quá sâu vào cuộc sống gia đình. Trong cuộc sống còn muôn vàn khó khăn những năm bao cấp, chị vẫn luôn giữ cho mình một góc riêng để thoả mãn niềm đam mờ. Để vượt qua những năm thỏng khú khăn ấy, Vừ Thị Hảo đó viết rất nhiều và dần nổi tiếng trên văn đàn. Thời gian này cũng là thời gian mà chị viết văn không có sự đồng thuận của chồng. Chị đã cố gắng níu giữ cuộc hôn nhân bất ổn trong suốt hai mươi năm, nhưng khi hôn nhân không còn là sự say đắm của hai người, chị đã quyết định giải thoát cho mình và cho người. Tất cả những điều này đều để lại dấu ấn sâu đậm trong các sáng tác của chị. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cuộc sống của mỡnh, Vừ Thị Hảo luụn cú những chuyến đi- đi để tỡm ý nghĩa đích thực của cuộc sống cũng như tìm cảm hứng trong sáng tạo văn chương.
Chị từng nói: Mình không phải là người thích phiêu lưu hoặc thích thay đổi mà là người phụ nữ viết văn, để giữ lòng tự trọng và trái tim luôn đập cho những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Một trái tim nhạy cảm bởi vậy mà rất dễ ứa máu và tổn thương, nên bất cứ một sự bất tín hay cư xử quá đáng của bạn bè đồng nghiệp hoặc những người xung quanh với mình đến độ cảm thấy không thể chịu đựng nổi thì tốt hơn là rời bỏ để ra đi. Dẫu biết cuộc ra đi nào cũng đầy bất trắc và lắm chông gai, người ngoài nhìn vào có thể cho mình là điên rồ nhưng đó là cách giải quyết của mình từ trước đến nay. “ Nó làm cho mình cảm thấy thanh thản, giữ được cái tôi của mình trước xô bồ đời sống quá nhiều cạm bẫy và thói xấu. Sự ra đi giúp cho tâm hồn mình bị cằn cỗi tha hoá, để cố gắng dù trong hoàn cảnh nào thuận lợi hay khó khăn, hạnh phúc hay bi đát thì nhân cách của mình cũng không bị tha hoá. Mình sợ nếu mình ở lại, mình thoả hiệp và sống chung với những điều mình cho là giả dối, căm ghét thì mình sẽ bị tha hoá đi lúc nào không hay. Điều làm mình sợ nhất là khi mình không còn tin vào chính mình nữa thì sống sao nổi, còn có thể tin được một ai khác ” [4].
Về quan niệm nhân cách, nghĩa vụ của nhà văn và sáng tạo văn chương Vừ Thị Hảo cũng cú những suy nghĩ thật nghiờm tỳc. Theo chị “ Thiờn chức nhà văn là tôn trọng tự nhiên. Tự nhiên nghĩa là sự thật. Như những con sóng biển và gió vẫn ngày đêm cồn cào đến với đất liền. Khi nhà văn mà chối bỏ sự thực viết dối trá và đứng ngoài nỗi đau, khát vọng cũng như khát vọng sự thực của con người khi ấy nhà văn đó trở lên nguy hiểm cho đồng loại” [48].
Dù viết văn hay viết báo chị vẫn là một cây bút có sức viết dồi dào như một nhu cầu tự thân được nói ra những điều mình trăn trở tâm huyết. Chị cho rằng: “ Tôi may mắn được vào đúng nghề mình đã chọn và nghiệp không trái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với nghề. Làm báo là nghề, viết văn là nghiệp. Hơn cả nghề nghiệp văn là cái thứ đeo bám, ám ảnh, thậm chí chi phối số phận” [14]. Chị từng tâm sự : “ Tôi có quá ít thời gian dành cho văn chương. Đó là sự thiếu may mắn. Tôi chỉ còn ban đêm, lúc đi đường và ngày nghỉ cuối tuần là dành cho văn chương.
Nhưng thực sự, làm báo cũng giúp nghề văn. Nhiều khi đi tìm tư liệu, khai thác sự kiện hay họp hành, ý tưởng chợt hiện. Tôi phác hoạ chúng vào những mảnh giấy bất kì nào đó và đem về nhà ghim lại, chờ dịp viết thành những truyện hoàn chỉnh”[7].
Sự nghiệp văn chương của Vừ Thị Hảo xuất hiện chớnh thức và đều đặn vào những năm 90 của thề kỉ XX. Ngay từ truyện ngắn đầu tay Người gánh nước thuê in trên báo năm 1989 chị đã gây được sự chú ý của người đọc.
Tiếp đến là những tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, Hồn trinh nữ, Chuông vọng cuối chiều, Người sót lại của rừng cười, … để cho đến nay chị đã ra mắt bạn đọc mười tập truyện ngắn và hai tiểu thuyết Giàn thiêu và Dạ tiệc quỷ. Chị đã vinh dự được nhận giải nhì tiểu thuyết và truyện ngắn của Nhà xuất bản Hà Nội 1993; giải thưởng 5 năm văn học Hà Nội 1990-1995.
Khi đọc các sáng tác của chị, người đọc “dễ nhận thấy trong văn chương chị có một cái nhìn ưu ái và thiên vị đối với phái nữ. Một cô gái sa ngã ( Vũ điệu địa ngục), một người đàn bà nhẹ dạ (Người đàn ông duy nhất) , và cả một con điếm hết thời (Biển cứu rỗi)… bao giờ chị cũng tìm cách biện bạch để “bắt” người đọc phải yêu và cưu mang họ”[14]. Bởi vậy mà “ chị được xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân phận đàn bà, những con người bé nhỏ trước bão lũ cuộc đời, “những gì rất riêng tư mà chẳng riêng tư chút nào”…là điều mà chị luôn trăn trở trên các trang viết của mình” [13].
Hỡnh dung về Vừ Thị Hảo, người đọc sẽ thấy một người phụ nữ cú số phận không mấy may mắn nhưng đủ nghị lực để vượt qua mọi gian khó trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đường đời. Một con người có tình yêu cháy bỏng với văn chương và sự nhạy cảm sâu sắc của người phụ nữ với cuộc sống. Chị luôn khao khát thể hiện những điều mình cảm nhận, suy ngẫm bằng sự phong phú của ngôn từ nghệ thuật.
Khảo sỏt truyện ngắn của Vừ Thị Hảo, người đọc cú thể nhận thấy nhà văn đã rất thành công trên 3 loại truyện: truyện ngắn thế sự, truyện ngắn kỳ ảo và truyện ngắn giả lịch sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn