Hoạt động 3.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có ý nghĩa như thế nào?
GV. Lưu ý h/s về ý nghĩa trng nước và quốc tế GV. Phân tích ảnh hưởng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đến nội tình nước Mĩ. Di chứng chiến tranh Việt Nam đối với các cựu chiến binh Mĩ
1.Ý nghĩa lịch sử:
* Trong nước:
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc
- Mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất đi lên CNXH.
* Quốc tế:
- Tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mĩ và thế giới
- Cổ vũ to lớn đối với ptrào GPDT thế giới. ⇒ Chiến công vĩ đại của thế kỷ XX
Hoạt động 4.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
HS. Thảo luận trả lời, các nhóm khác nhận xét GV. Phân tích, kết luận nguyên nhân thắng lợi
2. Nguyên nhân thắng lợi
* Chủ quan:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
- Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc
- Sự lớn mạnh của hậu miền Bắc.
* Khách quan:
- Đoàn kết chiến đấu của 3 nước ĐDương - Ủng hộ của các nước XHCN, lực lượng tién bộ thế giới
IV. Củng cố bài:
Quân dân 2 miền đã giành được những thắng lợi gì có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, ngoại giao trong 9 năm chống Mĩ?
V. Hướng dẫn học tập:Ôn tập, làm đề cương chuẩn bị kiểm tra Học kì II
Đọc soạn Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975
Tuần 34 Ngày soạn:11-03-2011 Tiết 47 Ngày dạy:14-03-2011
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I
. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
Giúp học sinh biết được một số tình hình chính của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 1954-1975.
2. Tư tưởng:
Tinh thần yêu lịch sử tỉnh nhà và bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước.
II. Tiến trình tiết dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới:
BÀI 2. GIA LAI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨVÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN (1954-1975) VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN (1954-1975)
1. Đấu tranh chính trị, phát triển lực lượng tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960)
- Hoàn cảnh: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đế quốc Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam. Đế quốc Mĩ, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành hàng loạt các đợt khủng bố nhằm phá hoại Hiệp định Giưo-ne-vơ. Ở Gia Lai, Ngô Đình Diệm ra sức củng cố bộ máy cai trị, tăng cường lực lượng quân sự, phát động phong trào “tố cộng”, “diệt cộng”, ra sức xây dựng các “khu dinh điền”, “khu trù mật”... nhằm khống chế và tiêu diệt lực lượng cách mạng.
- Chủ trương, hành động của ta:
+ Thực hiện chủ trương của Đảng, từ 1955-1958, đồng bào các dân tộc Gia Lai cùng với nhân dân miền Nam bước vào cuộc đấu tranh chính trị chống lại âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ-Diệm. Các khẩu hiệu đấu tranh được đưa ra như bảo vệ hòa bình, đòi tự do dân chủ cho nhân dân, đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Đồng thời để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, ta còn tiến hành xây dựng các căn cứ 1,2,7 ở huyện Kbang, Kông-chơ-ro, Krông Pa.
+ 7-1958, Tỉnh ủy Gia-kon họp quyết định chuẩn bị các hoạt động để chuyển phong trào đấu tranh theo hướng mới. Hưởng ứng chủ trương của Tỉnh ủy, phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh du kích đã phát triển mạnh mẽ khắp các vùng trong tỉnh.
+ Tháng 8-1959, Nghị quyết 15 của TW đến với Gia Lai, phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang đã nổ ra ở một số nơi trong tỉnh. Đầu năm 1960, lực lượng vũ trang Gia Lai đã phát triển mạnh mẽ và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở nhiều nơi. Trên cơ sở đó, tháng 10-1960, lực lượng vũ trang Gia Lai tấn công tiêu diệt đồn Kanak (Kbang), tấn công Plei Bông (Mang-giang)... Sau những trận tấn công quân sự có tính chất mở đầu, nhân dân ở nhiều huyện đã nổi dậy giành chính quyền. Đến cuối năm 1960, ta đã giải phóng 508 làng với 15 vạn dân.
- Ý nghĩa: Cuộc nổi dậy của đồng bào tỉnh ta đã góp phần cùng với nhân dân trên toàn miền Nam đánh bại âm mưu xâm lược thực dân mới do Mĩ- Diệm đơn phương tiến hành, đưa cách mạng miền Nam bước sang giai đoạn mới.
2. Quân dân Gia Lai tiếp tục thế tiến công, đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ (1961- 1975)
a. Quân và dân Gia Lai chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Ngày soạn: ………. Ngày dạy: ……….
Tiết 46
Chương VII. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
BÀI 31. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU ĐẠI THẮNG XUÂN 1975A. Mục tiêu bài học A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Tình hình hai miền Nam - Bắc sau đại thắng mùa xuân 1975. Những biện pháp khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế của 2 miền
- Quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tình cảm ruột thịt Bắc –Nam tinh thần độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc, niềm tin vào tiền đồ cách mạng.
3. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử
B. Phương tiện dạy học
Tranh ảnh tài liệu liên quan đến bài học
C. Tiến trình dạy học
I. Tổ chức lớpII. Kiểm tra II. Kiểm tra
Em hãy trình bày diễn biến Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 trên lược đồ
III. Dạy học bài mới
Hoạt động 1.
Sau đại thắng 1975, tình hình 2 miền có những thuận lợi và khó khăn gì?
GV. Dẫn số liệu cụ thể: Toàn bộ các thành phố, thị xã bị đánh phá: 12 thị xã. 51 trấn, …
I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau đại thắng xuân 1975
- Thuận lợi: đất nước độc lập thống nhất đi lên CNXH
- Khó khăn:
+ Hậu quả nặng nề của chiến tranh. + Di hại của chế độ thực dân, phong kiến
+ Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp phụ thuộc bên ngoài
Hoạt động 2.
Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc từ sau năm 1973?
(tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục ptriển kinh tế, văn hoá)
Trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế nhân dân miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì?
GV. Giảng các thành tựu của miền Bắc
Miền Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế ntn?