Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức:

Một phần của tài liệu lịch sử địa phương gia lai (Trang 96)

1. Kiến thức:

Giúp học sinh biết được một số tình hình chính của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 1945-1954.

2. Tư tưởng:

Tinh thần yêu lịch sử tỉnh nhà và bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước.

II. Tiến trình tiết dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới:

BÀI 1: KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở GIA LAI (8-1945)VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954)

1. Những cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai từ 1930 đến trước năm 1945.

- Hoàn cảnh:Công cuộc khai thác của thực dân Pháp sau CTTGI và nhất là sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933, đã làm cho nhân dân các dân tộc Tây Nguyên khốn khổ. Vì vậy, đầu ngững năm 1930, họ tiếp tục nổi lên chống Pháp.

-2-1931, ở An Khê dưới sự lãnh đạo của các già làng Vông, Kơn, En, nhân dân các làng Đê Kon, Kroi đã nổi dậy chống lại giặc Pháp, giết chết 10 tên. Cuộc kháng chiến kéo dài 4 năm.

- Năm 1931, đồng bào Ba-na vùng Kanak, đứng lên chống lại việc thu thuế, bắt xâu.

- Năm 1937, phong trào “Nước thần” đã lôi kéo nhân dân Ba-na ở vùng Kbang, Đak-bơ, Mang- giang tiếp tục nổi dậy chống thực dân Pháp.

→ Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của các dân tộc Gia Lai trước Cách mạng Tháng Tám đã góp phàn vào cuộc đấu tranh của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc VN, làm chậm bước tiến xâm lược của thực dân Pháp và ách thống trị của chúng ở Gia Lai, là cơ sở để các dân tộc Gia Lai tiếp tục cuộc đấu tranh chống TD Pháp trong giai đoạn tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.

2. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của các dân tộc Gia Lai 1945.

- Hoàn cảnh:Giữa 8-1945, PX Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Thời cơ đến, Đảng ta quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giảnh chính quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa đã diễn ra trong cả nước. Khí thế sục sôi khởi nghĩa trong toàn quốc đã tác động mạnh mẽ đến Gia Lai, các tổ chức thanh niên yêu nước tích cực chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

- Diễn biến:

+ 20-8-1945, Đoàn TN An Khê đã nhanh chóng phát động nhân dân An Khê khởi nghĩa giành chính quyền.

+ 22-8-1945, Đoàn TN Plây Ku nhanh chóng triển khai lực lượng về các vùng nông thôn, đồn điền vận động công nhân, nông dân vũ trang, biểu tình cướp chính quyền.

+ 23-8-1945, mít tinh chào mừng thắng lợi tại sân vận động Plây Ku.

+ Ở Cheo Reo ngày 25-08-1945, Đoàn TN Cheo Reo vận động nhân dân nổi dậy làm chủ thị trấn Cheo Reo và các xã vùng ven.

- Kết quả:

Qua gần 10 ngày đấu tranh quyết liệt, nhân dân Gia Lai dưới sự lãnh đạo của các tổ chức thanh niên yêu nước, dã lật đổ hoàn toàn chính quyền thực dân phong kiến, giành quyền làm chủ cho đồng bào các dân tộc ở Gia Lai, góp phần vào thắng lợi chung cho cách mạng trên cả nước.

→ Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của công nhân, nông dân, đồng bào các dân tộc. + Sự tổ chức, lãnh đạo năng động của các tổ chức thanh niên yêu nước.

+ Sự biến chuyển thuận lợi của tình hình cách mạng cả nước và trên thế giới.

3. Gia Lai trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp, bảo vệ và phát triển thành quả của CM T8: T8:

a. Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai, chuẩn bị cho kháng chiến:

- 10-12-1945, Đảng bộ ĐCS Đông Dương tỉnh Gia Lai ra đời, lấy tên là Đảng bộ Tây Sơn, do đồng chí Phan Thêm làm Bí thư.

- Những việc Đảng bộ Gia Lai đã làm sau khi thành lập: thành lập Ủy ban hành chính và Ban chấp hành Việt Minh các cấp, thành lập các tổ chức quần chúng, vận động đoàn kết dân tộc, xóa bỏ thuế do Pháp-Nhật đặt ra...

b. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Gia Lai (1946-1954):

- Từ 25-6-1946, Pháp tái chiếm Plây Cu, An Khê, Cheo Reo...

- Chủ trương của ta: vừa đánh vừa lui để bảo toàn lực lượng; thực hiện “vườn không nhà trống”... - Phát triển lực lượng du kích.- Những cuộc tấn công bằng quân sự và đấu tranh của quần chúng trong những năm 1946-1949 làm thất bại âm mưu bình định và mở rộng địa bàn chiếm đóng của thực dân Pháp.

- Trong những năm 1950-1954, quân và dân Gia Lai tiếp tục củng cố và phát triển các căn cứ kháng chiến, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, tuyên truyền, phối hợp với chiến trường Kon Tum, vùng tự do đẩy mạnh kháng chiến.

Một phần của tài liệu lịch sử địa phương gia lai (Trang 96)