VINACONEXMEC.
3.2.5. Giải pháp quản lý lao động ở nước ngoài.
Từ lâu, hiện tượng lao động bỏ trốn đã trở thành căn bệnh nan y, gây đau đầu cho công ty. Việc lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng tạo ra những trở ngại lớn cho công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex. Không chỉ riêng tại công ty Vinaconex Mec vấn nạn bỏ trốn của lao động cũng là căn bệnh kinh niên trong xuất khẩu lao động của tất cả các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Theo như đánh giá của Cục quản lý lao động ngoài nước thì: hầu như ở thị trường nào cũng xảy ra tình trạng lao động Việt Nam tại nước ngoài bỏ trốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn cho các thị trường XKLĐ của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Việc lao động bỏ trốn gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với hoạt đông xuất khẩu lao động của công ty. Không chỉ uy tín của công ty bị giảm sút, trong nhiều trường hợp tưởng chừng như những thị trường của công ty không thể giữ vững được. Do đó những giải pháp để quán lý tốt lao động ở nước ngoài là hết sức cần thiết.
3.2.5.1. Cụ thể hóa về trách nhiệm của lao động trong các hợp đồng được kí kết giữa người lao động và công ty.
Trong các hợp đồng lao động đã kí với người lao động từ trước tới nay của công ty có thể thấy rằng đa số các điều khoản về trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đều chứa có sự cụ thể hóa và chi tiết ở mức cần thiết. Khi lao động bỏ trốn thì hầu hết phần thiệt hại công ty phải gánh chịu, thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi lao động bỏ ra ngoài mà không có tung tích. Do đó khi kí hợp đồng với người lao động cần phải có sự thỏa thuận và đồng ý chấp nhận giữa cả công ty và bản thân người lao động trong việc thực hiện hợp đồng. Trách nhiệm này không chỉ là những trách nhiệm hành chính mà còn là trách nhiệm dân sự và hình sự trước pháp luật.
Bởi việc người lao động bỏ việc không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động của công ty mà còn ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng từ phía Việt Nam và phía đối tác nước bạn.
Bên cạnh việc cụ thể hóa những điều khoản về quyền và trách nhiệm của người lao động, công ty còn phải thường xuyên giáo dục định hướng cho người lao động hiểu và ghi nhớ những gì mình đã cam kết thực hiện. Cho họ thấy được hậu quả từ việc làm thiếu suy nghĩ của họ sẽ gây ra những tác hại gì tới chính bản thân họ. Bởi đôi khi họ vi phạm hợp đồng và kỉ luật vì họ chưa nhìn nhận được hết hậu quả từ những hành động của mình. Giúp cho họ nhận thức được là trách nhiệm trong công tác giáo dục và định hướng của công ty.
3.2.5.2. Kiên quyết xử lý những vụ việc vi phạm.
Công ty cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn với việc lao động vi phạm kỉ luật, đặc biệt là lao động bỏ trốn. Đó phải là những biện pháp mạnh có tính răn đe cao. Với những lao động đã bỏ trốn, thì phải tìm kiếm và có hình thức xử phạt đích đáng như phải lao động công ích từ 3 đến 6 tháng, không ngoại trừ việc trục xuất lao động về nước.
Với những lao động khác thì từ khi kí kết hợp đồng lao động, cần có những biện pháp răn đe mạnh như: yêu cầu người lao động phải có một khoản tiền đặt cọc tại công ty cho việc cam kết thực hiện hợp đồng. Khoản đặt cọc này phải đủ lớn, để cho người lao động phải so sánh giữa cái lợi trước mắt và những tác hại lâu dài. Bên cạnh đó còn phải có cơ chế bảo lãnh của gia đình và thân nhân của lao động xuất
khẩu, có thể là chính quyền địa phương ...) nếu bỏ trốn, gây ảnh hưởng đến thị trường thì cả người lao động và người bảo lãnh đều phải chịu hậu quả là phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Có nghĩa, người lao động ra nước ngoài chỉ có con đường làm ăn chân chính. Từ đó có thể giảm thiểu được tình trạng lao động vi phạm kỉ luật và vi pham việc thực hiện hợp đồng.
3.2.5.3. Mở văn phòng đại diện tại nước ngoài và kết hợp với chính quyền và doanh nghiệp nước sở tại để quản lý lao động.
Trong thời gian sắp tới đây, công ty Vinaconex Mec sẽ tiến hành thực hiện việc quản lý xuất khẩu lao động theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 để nâng cao chất lượng công tác xuất khẩu lao động. Trong đó có việc nâng cao năng lực, vai trò và trách nhiệm quản lý lao động nước ngoài của các văn phòng đại diện tại nước ngoài và tổng đội trong việc quản lý lao động.
Thực tế cho thấy rằng, tại những nước có văn phòng đại diện của công ty, hiện tượng lao động vi phạm kỉ luật và bỏ trốn hoặc bị trục xuất có tỉ lệ tương đối thấp. Do đó trong thời gian tới, tại những thị trường có số lượng lao động lớn, công ty sẽ tiến hành mở các văn phòng đại diện của công ty và cử những cán bộ có năng lực quản lý và giải quyết sang nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lao động.
Việc quản lý lao động tại nước ngoài còn có vai trò rất quan trọng của chính quyền và doanh nghiệp nước tiếp nhận lao động. Bởi vì họ mới chính là những người trực tiếp quản lý những lao động khi đi làm việc tại nước ngoài. Việc kết hợp với chính quyền địa phương trong quản lý lao động và giải quyết các vụ việc tranh chấp hay vi phạm lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý lao động tại nước ngoài của công ty Vinaconex Mec.
KẾT LUẬN