Nhóm thị trường Trung Đông – Châu Ph

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec.DOC (Trang 28)

2.1.2.1. Thị trường Libya.

Là một thị trường quen thuộc đã được khai thác từ lâu ( bắt đầu từ năm 1993 cho đến nay), Libya là nước tiếp nhận nhiều nhất lao động của công ty Vinaconex MEC, số lao động đã đưa sang đây đó lên tới 11.604 lao động, việc tiếp nhận lao động của thị trường này rất đều đăn hàng năm, cao nhất trong giai đoạn đầu từ 1993 đến 1997. Trong những năm tiếp theo, thị trường này vẫn đều đặn tiếp nhận lao động của công ty. Điều đáng nói là trong những thời kì khủng hoảng kinh tế, lao động dư thừa, thì đây lại là thị trường chính và tiếp nhận nhiều lao động nhất của công ty.

Các hợp đồng của công ty thực hiện với đối tác nước bạn đã đảm bảo cho người lao động thu nhập và cuộc sống khá tốt. Lao động của công ty đưa sang hiện đang làm việc trong 71 ngành nghề khác nhau, nhưng chủ yếu là nghề xây dựng tại các công trình dầu khí và cơ khí, do đó mức lương của người lao động là khá cao, thu nhập trung bình khoảng 350-400/người/năm ( cao nhất là kĩ sư với mức lương 1.375 USD/tháng; thấp nhất là lao động phổ thông làm nghề xây dựng, cơ khí 262 USD/tháng,). Điều kiện sống của người lao động cũng khá tốt, chủ sử dụng sẽ cung cấp nơi ăn, ở và chăm sóc y tế, riêng kĩ sư sẽ được ở phòng có điều hòa nhiệt độ.

Tuy nhiên, thị trường Lybia cũng có nhiều khó khăn đó là: Đạo chính thống của Lybia là đạo Hồi, sự khác biệt về văn hóa, do đó tương đối khó cho lao động của ta có thể hòa nhập. Và một vấn đề quan trọng nữa là khí hậu Lybia rất khắc nghiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột thường không thích hợp với lao động của ta vốn có thể trạng yếu. Do những vấn đề trên nên số lượng lao động không hoàn thành hợp đồng, về trước hạn là tương đối nhiều, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đơn hàng của công ty với doanh nghiệp nước bạn.

Mặc dù thị trường Lybia là thị trường mới, nhưng đây là thị trường có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực từ nước ngoài, thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, công việc phù hợp với lao động Việt Nam. Thị trường này có xu hướng tăng mạnh nhu cầu lao động sau khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn tiếp theo này, Lybia được đánh giá là một trong những thị trường chính của công ty.

2.2.2.2. Thị trường các tiểu vương quốc A-Rập thống nhất UAE

Bắt đầu xuất khẩu lao động từ năm 2000, nhưng đây lại là thị trường mà việc khai thác của công ty Vinaconex Mec còn gặp nhiều khó khăn. Việc kí kết các đơn hàng chậm, với số lượng nhỏ Nhưng điều đặc biệt là có những năm việc xuất khẩu sang thị trường này mang tính đột biến cao, trong năm 2006 đưa được 904 lao động, 2007 là 385 người. Tuy nhiên trong hai năm trở gần đây thị trường này lại không tiếp nhận lao động của công ty.

UAE là một nước công nghiệp hóa cao và là một nước phát triển nhất trên thế giới, riêng GDP bình quân đầu người khoảng 50.000 USD, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội ổn định, do đó đây là thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc với số lượng lớn trên thế giới. Ngành nghề chủ yếu của lao động ta là xây dựng, cơ khí, đóng tàu, dịch vụ khách sạn, điện lạnh, thủy sản, nhựa, may mặc. Với ngành nghề đa dạng như vậy, mức lương lại tương đối cao, từ 5- 7 triệu đồng ( 245 USD/tháng dối với lao động phổ thông, và 300 USD/ tháng đối với lao động có nghề, cao hơn làm việc tại Đài Loan, Malaixia, Lybia.), đặc biệt làm việc tại thị trường này người lao động không phải đúng bất cứ khoản thuế nào, điều kiện hợp đồng tương đối tốt: chủ sử dung chi trả toàn bộ chi phí về bảo hiểm y tế, chế độ ăn ở, do đó đây là thị trường rất thu hút người lao động.

Hiện nay Trung Đông là thị trường xuất khẩu lao động duy nhất không bị ảnh hưởng mấy trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đối với công ty thì đây là một đơn hàng tốt, phù hợp với lao động Việt Nam, nhất là trong khi việc làm trong nước khan hiếm, lao động xuất khẩu về nước trước hạn ngày càng nhiều. Thì với thị trường này hầu như không có trường hợp lao động nào bị về nước trước hạn vì thiếu việc làm.

Vấn đề ở chỗ không chỉ có công ty nhìn thấy được tiềm năng của thị trường này. Bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiếu việc làm khiến lao động nước ngoài làm việc ở các thị trường khác đổ dồn về Trung Đông, hiển nhiên vấn đề cạnh tranh đã diễn ra một cách gay gắt giữa lao động của công ty Vinaconexmec với các công ty khác và lao động của các quốc gia khác Trong khi đó, việc đòi hỏi chuyên môn, tay nghề của các chủ sử dựng lao động cũng ngày càng khắt khe.

Như vậy trong tương lai, đây là thị trường có hứa hẹn lớn, vì nhu cầu tuyển dụng lao động nhập khẩu cao, ngành nghề lại phù hợp với lao động của công ty. Việc khai thác và mở rộng thị trường này được đặt ra là một cơ hội và cũng là thách thức đối với công ty khi trong thời gian vừa qua việc tiến hành khai thác thị trường này chưa đạt được hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec.DOC (Trang 28)