Chất lượng lao động xuất khẩu của công ty VINACONEXMEC.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec.DOC (Trang 44)

Về kĩ năng nghề lao động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua, lao động có trình độ từ công nhân kĩ thuật trở lên chiếm từ 50% - 57%, lao động giản đơn giảm xuống qua các năm. Trình độ tay nghề của lao động do công ty đưa đi được nhiều đối tác nước ngoài tại các thị trường lao động đánh giá là thông minh, cần cù và tháo vát, tiếp thu nhanh...nhiều hợp đồng lao động, chủ sử dụng cùng một lúc sử dụng nhiều lao động có quốc tịch khác nhau như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, nhưng chủ sử dụng vẫn thấy được ưu điểm trong sử dụng lao động của công ty.

Để nâng cao tay nghề, kĩ năng của người lao động, công ty Vinaconexmec đã có hệ thống ba trường đào tạo đó là: Trường đào tạo nhân lực và Thương mại Vinaconex, Trường trung cấp nghề kỹ thuật xây dựng và nghiệp vụ và Trung tâm đào tạo và dạy nghề Vinaconex. Hầu hết các lao động trước khi đi đều được đào tạo nâng cao tay nghề tại các trường đào tạo này. Để nâng cao chất lượng đào tạo cho lao động xuất khẩu, tại hệ thống các trường đào tạo nghề của mình, công ty đã trang bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình giảng dạy và sinh hoạt của người lao động. Để trang bị vốn ngoại ngữ cần thiết cho người lao động sang làm việc tại nước ngoài, công ty đã tuyển chọn những giáo viên ngoại ngữ có trình độ chuyên môn cao về giảng dạy cho người lao động. bên cạnh đó một phần quan trọng trong công tác đào tạo đó là giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi. Tất cả các lao động trước khi đi đều được đảm bảo rằng đã hiểu được pháp luật của Việt Nam và đặc biệt là pháp luật của nước tiếp nhận lao động. Đồng thời là định hướng để người lao động hiểu rõ phong tục, tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt để người lao động có thể thích nghi được với điều kiện và môi trường làm việc mới.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một tỉ lệ tương đối lớn ( gần 50% ) những lao động chưa qua đào tạo, hầu hết trong số họ làm những công việc phổ thông, với mức thu nhập thấp hơn so với những lao động có nghề khác, do vậy phí môi giới công ty thu được từ những lao động này cũng thấp hơn nhiều. Việc xuất khẩu các chuyên gia ( có trình độ từ đại học và trên đại học) còn chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng mức lương của họ rất cao ( trung bình từ 1400 USD, hầu hết là những kĩ sư chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, giáo dục, y tế và phiên dịch. Một điều đáng nói là tất cả những lao động trong ngành xây dựng đều có tay nghề tương đối cao, cấp bậc kĩ thuật của công nhân bình quân là 3/7, lao động xuất khẩu là công nhân ngành xây dựng của công ty Vinaconexmec được đánh giá khá cao vì được đào tạo bài bản và có kỉ luật.

Cơ cấu ngành nghề xuất khẩu phong phú, với hơn 100 ngành nghề khác nhau, đáp ứng được mọi nhu cầu về công việc của phía đối tác nước ngoài, tạo cơ hội cho người lao động lựa chọn ngành nghề cho mình và cũng dễ dàng cho công ty trong việc tạo nguồn lao động. Lao động là nữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ chưa tới 13%, hầu hết lại là lao động giản đơn, giúp việc trong các gia đình, hộ lý và may mặc.

Nhưng ba điểm yếu về chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài của công ty Vinaconexmec lâu nay chưa cải thiện được vẫn là trình độ ngoại ngữ, tác phong lao động và sinh hoạt. Đặc biệt là tại các thị trường Trung Đông, một số lao động tay nghề thấp, ý thức chưa cao, một số lao động có điều kiện ăn ở và thu nhập chưa tốt nên đã có các hành vi phạm pháp và vi phạm hợp đồng như đình công, đánh nhau, trộm cắp…Tuy số lao động bỏ về, chết, mất tích hay bị trục xuất rất nhỏ ( chỉ 0,3% ) nhưng lao động ở lại thì lại khá nhiều. Những vấn đề này đã khiến cho các đối tác thực hiện một số biện phap nhằm hạn chế nhận lao động của công ty, không chỉ ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty còn ảnh hưởng tới hình ảnh của những lao động Việt Nam khác đang làm việc tại nước ngoài.

Nhìn chung, về mặt chất lượng lao động xuất khẩu, thì công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động quốc tế, do đó công ty vẫn đang tập trung khai thác và thành công ở những thị trường được xem là bình dân, còn ở những thị trường được xem là thu nhập cao như Mỹ, Canada, Australia, và một số nước Đông Âu…đòi hỏi lao động phải có tay nghề cao, trình độ ngoại ngữ khá, số lao động mà doanh nghiệp đưa đi chỉ là một con số rất nhỏ.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec.DOC (Trang 44)