Mặc dù với số lượng lao động đưa đi hàng năm là tương đối lớn, tuy nhiên lượng lao động đưa đi vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. Với thời gian hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gần 20 năm, hoạt động trên 30 thị trường lao động trên thế giới, với kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động có năng lực và kinh nghiệm làm việc thì con số 6.818 lượt lao động trong 5năm (từ 2005 đến 2009) vẫn chưa tận dụng được hết những khả năng của công ty. Hiển nhiên ai cũng thấy được những khó khăn trong thời gian qua do bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào đà suy thoái và khủng hoảng thì bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế khác trong công tác xuất khẩu lao động của công ty Vinaconexmec.
2.8.2.1. Công tác tạo nguồn lao động chưa thực hiện tốt.
Theo như đánh giá của ông Vũ Minh Phú – trưởng phòng lao động xuất khẩu I công ty Vinaconexmec:”Nếu ngày xưa, công ty chỉ lo làm sao để kiếm được đơn hàng, hợp đồng từ các thị trường tiếp nhận, thì nay tạo nguồn trong nước mới thật sự là vấn đề”.
Trong những năm gần đây tạo nguồn lao động đã thực sự trở thành bài toán khó cho công ty. Nguyên nhân chính khiến số lao động đưa đi giảm, nhiều khi không nằm ở phía các thị trường cắt giảm lao động, mà chính là ở chỗ không có... nguồn. Nhiều lao động không mặn mà với việc “xuất ngoại”. Theo thống kê của phòng xuất khẩu lao động, từ trước đến nay phần lớn lao động xuất khẩu đều là lao động “ vãng lai” tức là lao động tự tìm đến với công ty sau khi đọc được các thông báo về tuyển dụng lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng của công ty. Điều này là do uy tín của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã được gây dựng từ nhiều năm qua, khiến cho người lao động tự tìm đến với công ty. Nhưng trong tình hình hiện nay, khi hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào hoàn cảnh khan hiếm nguôn lao động xuất khẩu, thì vấn đề về nguồn lao động của công ty đã thể hiện những mặt yếu kém của nó. Với cách tìm kiếm lao động như trên, công ty Vinaconexmec đã rơi vào tình trạng bị động về nguồn lao động.
Rất nhiều đơn hàng của công ty đã được kí kết nhưng không tìm được lao động. Đặc biệt là những đơn hàng có yêu cầu lao động có tay nghề cao tại các thị trường cao cấp, thì vấn đề về nguồn lao động thực sự bộc lộ những mặt hạn chế của nó. Công ty đã từng triển khai và tiến hành chương trình liên kết giữa công ty và chính quyền các địa phương trong trong việc tuyển chọn lao động, nhưng do những do những bất cập trong chương trình này, nên công ty đã không tiếp tục phát triển và mở rộng hướng tuyển dụng lao động theo hình thức này. Một điều đáng tiếc hơn nữa là mặc dù có hệ thống ba trường đào tạo nghề, nhưng công ty Vinaconexmec chưa tận dụng được lực lượng thanh thiếu niên đã được đào tạo một cách bài bản tại đây. Nên hầu như lao động xuất khẩu của công ty đều là những lao động phổ thông phải qua đào tạo lại, gây lên những lãng phí cho công ty và cho bản thân người lao động.
Việc thuyết phục và tuyên truyền cho người lao động hiểu và đi đến quyết định đi làm việc ở nước ngoài không hề đơn giản. Do đó công ty đã chủ trương công khai các tiêu chuẩn về tuyển chọn, về công việc, điều kiện làm việc, thu nhập, quyền lợ nghĩa vụ và đặc biệt là chi phí và phí môi giới. Để cho người lao động tin tưởng và yên tâm đi làm việc tại nước ngoài. Từ đó tránh cho người lao động bị lừa gạt và các đối tượng khác lợi dụng uy tín của công ty để lừa gạt người họ. Nhưng vấn đề thông tin của công ty đến người lao động vẫn chưa được thực hiện tốt. nhiều lao động cho biết, họ vẫn có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, điều khiến họ không “mặn mà” là vì họ sợ bị lừa. Một trong những lý do dẫn đến việc
khan hiếm nguồn lao động xuất khẩu, theo ông Thông, chính là sự ra đời một cách vô tội vạ các trung tâm môi giới, dẫn đến việc tạo nguồn quá dễ dãi, chất lượng lao động kém, thu nhập thấp, không hấp dẫn được người lao động.
2.8.2.2. Chưa thực hiện tốt công tác nghiên cứu và phát triển thị trường.
Có thể thấy rằng thị trường xuất khẩu lao động của công ty Vinaconexmec còn tương đối hạn chế. Công ty chỉ tập trung tại một số thị trường Đông Á, Trung Đông, và một vài nước Đông Âu. Việc tìm kiếm đơn hàng tại các thị trường tiềm năng có mức cầu về nhân công khá cao khác còn tương đối hạn chế, thậm chí không thực hiện được. Tại các thị trường Châu Mĩ, Châu Âu, và ngay cả ở Châu Á, công ty vẫn chưa khai thác được hết. Các thị trường này hầu hết đều là những thị trường rất tiềm năng có thu nhập cao nhưng tương đối “ khó tính”. Tại những thị trường chất lượng cao như thế, thì công tác tìm hiểu và phát triển thị trường của công ty Vinaconexmec đã bộc lộ những hạn chế của nó.
Tại các nước có văn phòng đại diện của công ty UAE, Hàn Quốc, Đài Loan, Lybia, Angieri (là những nước có số lượng lao động xuất khẩu sang lớn ) việc tìm hiểu xu hướng thị trường về nhu cầu số lượng lao động, ngành nghề lao động được thực hiện tương đối tốt. Tại các thị trường này, công ty thường kí được những đơn hàng khá đều đặn. Trong khi đó tại các thị trường đầy hấp dẫn khác thì việc nghiên cứu và khai thác thị trường của công ty hầu như không được quan tâm một cách đúng mức.
Với trình độ cán bộ và cơ sở vật chất hiện có, công ty hoàn toàn có thể tìm kiếm được các đơn hàng xuất khẩu lao động có chất lượng sang thị trường cao cấp. Tuy nhiên do công tác tìm hiểu về các thị trường mới chưa được thực hiện tốt, nên vẫn chưa khảo sát kỹ thị trường để đưa lao động sang. Hệ thống văn bằng, chứng chỉ và những yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp của nước sở tại... chưa được công ty nắm rõ. Do đó việc tìm kiếm và kí kết các đơn hàng tại các thị trường này rất khó để thực hiện. Nếu như thông qua các công ty môi giới về việc làm tại các nước ngoài sẽ gây ra rủi ro cho công ty và đặc biệt là cho người lao động khi công ty chưa hiểu rõ và nắm bắt được thị trường. Một vấn đề quan trọng nhất để công ty có thể khai thông được một thị trường mới đó là phải nắm rõ được xu thế thị trường lao động nước ngoài xem họ cần trình độ gì, ngành nghề nào, bao nhiêu, làm ở đâu, thu nhập cho lao động là bao nhiêu và rủi ro ra sao…Để làm được điều đó thì công ty cần có một hệ thống thông tin tương đối đầy đủ, đáng tin cậy về một thị trường mới. mà điều này, cho đến bây giờ, vẫn còn là một hạn chế của công ty Vinaconexmec.
Công ty vẫn chưa chủ động khai thác các thị trường mới, mà đa số chỉ dựa vào mối quan hệ đã có từ lâu với những thị trường truyền thống, đã được khai thông từ lâu, từ đó tạo ra sự bị động trong việc tìm kiếm các đơn hàng. Hầu hết các đơn hàng đã kí kết tại các thị trường cũ đều là cung cấp lao động về xây dựng hay công nhân trong các nhà máy, trong khi đó tại các thị trường mới khác có ngành nghề đa dạng hơn, yêu cầu về trình độ tay nghề của nhân công tương đối cao và mức thu nhập cao thì công ty vẫn chưa chủ động trong việc tìm kiếm.
Đây là hạn chế không chỉ tồn tại ở công ty Vinaconexmec trong công tác xuất khẩu lao động mà còn là vấn đề chung của hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Việc bị động trong khai thác thị trường khiến cho công ty dự có kí được đơn hàng cũng không thực hiện được đơn hàng, do từ trước chỉ tập trung ở những thị trường cũ, với ngành nghề còn hạn chế. Nên khi chuyển sang thị trường mới sẽ khó bắt kịp với những yêu cầu từ phía đối tác sử dụng lao động.
2.8.2.3. Cơ cấu về thị trường của công ty Vinaconexmec không cân đối.
Hiện nay các thị trường chính để xuất khẩu lao động sang của công ty là: Lybia, UAE, Angieria, Hàn Quốc. Xem xét cơ cấu lao động xuất khẩu của công ty trong 5 năm qua, có thể thấy rằng số lao động công ty đưa sang bốn thị trường này trong thời gian qua ( từ năm 2005 đến năm 2009) là rất lớn chiếm tới hơn 70% trong tổng số lao động đưa đi. Đây là một con số đáng phải quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới đầy biến động hiện nay. Có thể nhận thấy rằng, bốn thị trường này đều là những thị trường có nhu cầu lao động lớn, ngành nghề lại phù hợp với lao động của Việt Nam nói chung và những lao động của công ty Vinaconexmec nói riêng. Do đó việc xuất khẩu với số lượng lớn lao động sang các thị trường này cũng là một vấn đề dễ hiểu. Tuy nhiên với cơ cấu xuất khẩu lao động lên tới 70% là lao động tại các thị trường này thì có phải phù hợp chăng ?
Mặc dù đã có quan hệ xuất khẩu lao động đi 30 quốc gia trên thế giới, nhưng cơ cấu xuất khẩu lao động của công ty lại là 70% lao động trên bốn nước, còn tại các nước khác, số lượng lao động sang làm việc rất nhỏ dọt. Đằng sau con số 60.000 lao động đưa đi xuất khẩu tại hơn 30 quốc gia là những vấn đề về cơ cấu lao động mà ta cần mổ xẻ một cách nghiêm túc, để đánh giá được những thành công và hạn chế một cách chính xác nhất. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng đây là một cơ cấu rất mất cân đối, khi lao động đưa đi chỉ tập trung trong một nhóm các nước. Với cơ cấu lao động như thế thì vấn đề ở đây là gì?
Xét về cơ cấu ngành nghề lao động, lao động đưa đi chủ yếu là lao động trong nghành xây dựng (chiếm tỉ trọng lớn là 35,5% ), tiếp theo là những lao động trong các ngành như: cơ khí, vận hành máy, dệt may, giúp việc gia đình. Như vậy ngành nghề lao động tuy đa dạng nhưng cơ cấu về ngành nghề lao động xuất khẩu lại không có sự cân đối.
Như ta đã biết, diễn biến trên thị trường lao động ngoài nước thời gian qua là khá phức tạp và không sát với dự kiến. Những thị trường vốn là thị trường quen thuộc của công ty như Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc trong hai năm về trước là những thị trường dẫn đầu về số lượng thì hiện nay đang giảm dần về nhu cầu, và thực tế cho thấy số lượng lao động của công ty xuất sang các thị trường này cũng giảm hẳn so với những năm về trước. Và theo dự kiến thì sau khủng hoảng kinh tế thì diễn biến thị trường lao động ngoài nước sẽ càng phức tạp hơn nữa. Quan trọng hơn, không chỉ nhu cầu về số lượng, ngành nghề lao động của các thị trường thay đổi, mà các chính sách về lao động nước ngoài cũng thay đổi theo và đây là những thay đổi do chính phủ ban hành nên rất khó lường được trước.
Do đó với cơ cấu lao động mất cân đối như thế, khi có những diễn biến bất ngờ trên thị trường lao động quốc tế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới công tác xuất khẩu lao động của công ty và ảnh hưởng tới cả người lao động. khi có thay đổi, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc linh hoạt điều chỉnh số lượng lao động tại các thị trường, điều chỉnh về ngành nghề đào tạo lao động. Ví dụ như vừa rồi, Chính phủ Malaysia đã ban hành lệnh cấm các doanh nghiệp tuyểnn dụng mới nhân công nước ngoài. Theo đó, các doanh nghiệp Malaysia cũng nhận được khuyến cáo rằng nếu họ có kế hoạch sa thải công nhân thì trước hết người ra đi phải là công nhân nước ngoài. Malaysia sẽ tạm dừng nhận mới lao động nước ngoài một thời gian trong hai ngành là sản xuất và dịch vụ. Do đó với số lượng lao động tương đối lớn tại nước này thì quyết định trên của chính phủ sẽ gây ra những xáo trộn lớn cho cả công ty Vinaconexmec và người lao động.
Như vậy mất cân đối về thị trường và lao động xuất khẩu sẽ làm giảm khả năng thích nghi của công ty trước những thay đổi của thị trường. Vì vậy, bên cạnh việc giữ vững những thị trường đã có, công ty Vinaconexmec phải phát triển và mở rộng các thị trường khác, cân đối cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động của công ty.
2.3.2.3 Chất lượng lao động mà công ty đưa đi chưa được tốt.
Hiện nay, trong số lao động xuất khẩu vẫn còn tồn tại một tỉ lệ lớn ( gần 50% ) những lao động chưa qua đào tạo, hầu hết trong số họ làm những công việc phổ thông, với mức thu nhập thấp hơn so với những lao động có nghề khác. Việc xuất khẩu các chuyên gia ( có trình độ từ đại học và trên đại học) còn chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng mức lương của họ rất cao ( trung bình từ 1400 USD, hầu hết là những kĩ sư chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, giáo dục, y tế và phiên dịch). Mặc dù trong những năm gần đây, tỉ lệ lao động xuất khẩu của công ty có tay nghề, đã qua đào tạo chiếm hơn 50% và tăng lên qua các năm, nhưng so với mục tiêu nâng cao tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Cục quản lý lao động ngoài nước (75%) nói chung và của công ty nói riêng ( 84%), thì con số trên 50% vẫn còn là một khoảng cách khá xa. Và điều quan trọng hơn với cơ cấu lao động này, công ty đã phả bỏ lỡ rất nhiều những đơn hàng giá trị và mang lại lợi nhuận lớn do không tìm đủ người theo các hợp đồng đã đàm phán với đối tác.
Nhìn chung về mặt chất lượng lao động của công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế. Không chỉ về mặt trình độ chuyên môn tay nghề, trình độ ngoại ngữ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tác nước ngoài thì vấn đề kỉ luật của người lao động lại càng đáng nói hơn. Lao động của công ty vốn ngoại ngữ còn ít ỏi, chưa có tác phong làm việc công nghiệp, ý thức trách nhiệm công việc chưa cao. Mặc dù công ty đã trú trọng và thực hiện tương đối tốt công tác đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi để họ hiểu rõ được luật pháp và văn hóa tại nước mà họ sẽ làm việc. Tuy nhiên theo như thống kê của phòng lao động xuất khẩu công ty Vinaconexmec vẫn còn tồn tại những vụ việc lao động của công ty đánh nhau, uống rươu, cờ bạc, đình công thậm chí là ăn cắp vặt. Do công tác quản lý lao động nước ngoài của công ty được thực hiện tương đối tốt nên chưa có trường hợp nào lao động bị trục xuất, tuy nhiên những vấn đề này thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn tới uy tín của công ty và việc thực hiện hợp đồng. Do ý thức của người lao động chưa cao, nên họ chưa hình dung hết những hậu quả đáng tiếc từ những hành động nhỏ của họ. Vẫn còn việc người lao động tự ý bỏ việc, phá vỡ hợp đồng ra ngoài làm, hoặc ở lại không về nước sau khi đã kết thúc hợp đồng, và những vụ việc này lại hay xảy ra tại những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Séc…Không riêng gi lao động công ty Vinaconexmec, đây là tình trạng phổ biến của lao động xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê, các vụ việc vi phạm
pháp luật , phá vỡ hợp đồng cao nhất xảy ra tại thị trường Hàn Quốc ( 57%), Nhật