Giải pháp tạo nguồn lao động xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec.DOC (Trang 72)

VINACONEXMEC.

3.2.2. Giải pháp tạo nguồn lao động xuất khẩu

3.2.2.1. Đa dạng hóa hình thức tuyển dụng lao động và thông tin tuyển dụng.

Như đã tìm hiểu ở phần hai, công tác tạo nguồn lao động xuất khẩu của công ty Vinaconex Mec vẫn đang là một khâu yếu trong quy trình xuất khẩu lao động, tạo ra những khó khăn, bất lợi cho công tác xuất khẩu lao động của công ty.

Phải thấy rằng, nguyên nhân khách quan là việc người lao động hiện nay bị nhiễu thông tin về xuất khẩu lao động. Do mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đưa ra một mức phí tuyển dụng, thông tin về cùng một thị trường khác nhau khiến cho người lao động lúng túng trong việc lựa chọn. Thị trường nào cũng được các doanh nghiệp quảng cáo là lương cao, điều kiện về công việc và sinh hoạt tốt. Không ít những doanh nghiệp do năng lực thực chất không có, dẫn đến không thực hiện được hợp đồng, không ít trường hợp, người lao động bơ vơ nơi xứ người bị lâm vào cảnh chính xuất khẩu “đem con đi bỏ chợ”. Để khắc phục được tình trạng trên, bản thân công ty phải có giải pháp để thông tin đến người lao động một cách chính xác nhất.

Công ty phải cho người lao động thấy được hiệu quả của việc ra làm việc tại nước ngoài, thông qua việc công bố rộng rãi và chính xác về các thông tin tuyển dụng, thu nhập, yêu cầu công việc, và điều kiện làm việc, đặc biệt là phải công khai các chi phí mà người lao động phải bỏ ra. Việc tạo niềm tin cho những người dân nghèo, lại thiếu phương tiện thông tin không phải là vấn đề dễ, do đó uy tín của công ty trong việc thực hiện những hợp đồng trước đây đúng một vai trò quyết định. Vì vậy công ty phải thực hiện tốt những cam kết với người lao động. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ của công ty gây khó dễ cho người lao động, hay chiếm đoạt phí môi giới của lao động. Bên cạnh đó, phải xử lý các vụ việc những cá nhân hay tổ chức khác, lợi dụng uy tín của doanh nghiệp để tiến hành lừa đảo tại các địa phương , gây phương hại đến danh tiếng của công ty.

Việc tuyên truyền và thông tin cho người lao động không đơn thuần trên các phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi, bỏi như ta đã biết, hầu hết những lao động xuất khẩu đều đến từ những vùng quê nghèo, thiếu điều kiện về thông tin liên lạc. Do đó hoạt động tuyên truyền của doanh nghiệp cần phải được phối hợp với các chính quyền địa phương các và cơ quan chức năng. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng, tạo niềm tin cho lao động là trách nhiệm của công ty và chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó, công ty có thể cử những lao động đã đi xuất khẩu của

công ty, tuyên truyền và tư vấn trực tiếp cho người lao động về hoạt động xuất khẩu lao động của công ty, điều này sẽ tạo lòng tin lớn hơn cho người lao động, tạo ra sự thuyết phục cho người lao động.

Về nguyên nhân chủ quan, thì ngay trong chính khâu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng có những hạn chế. Việc tạo đầu vào không có sự liên kết với các địa phương làm cho công ty không có sự chủ động trong lựa chọn lao động xuất khẩu. Việc tìm kiếm lao động đầu vào tuy không thông qua trung gian và môi giới, nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lao động “ vãng lai” thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về lâu dài. Do đó bản thân công ty nên cử người đến các địa phương thông qua sự giúp đỡ và hợp tác của chính quyền địa phương sở tại để tuyển dụng lao động. Việc tuyển dụng theo quy trình này một mặt giúp công ty đảm bảo được về số lượng lao động, về chất lượng lao động cũng phần nào được nâng cao. Bởi việc tuyển dụng trực tiếp tại các địa phương, sẽ gắn trách nhiệm của người lao động với gia đình và chính quyền địa phương, giúp cho doanh nghiệp dễ quản lý lao động hơn. Tuyển dụng thông qua hình thức này còn tạo niềm tin cho người lao động, giảm chi phí cho lao động và cho bản thân công ty. Tuy nhiên việc tuyển dụng thông qua hình thức này, phải lường trước được những trường hợp chính quyền địa phương gây ra những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Công ty nên đến những địa phương có nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, và đặc biệt nên tuyển chọn lao động tại những vùng đã có những ngành nghề truyền thống. Bởi lao động ở đó đã có sẵn nghề, đáp ứng được những nhu cầu công việc của đối tác, tác phong làm việc tương đối tốt, do đó quen làm việc trong môi trường công nghiệp. Công ty cần cử những cán bộ có năng lực, có thẩm quyền để giải quyết các công việc liên quan, để nâng cao được chất lượng tuyển dụng về trình độ, sức khỏe của lao động.

Là một công ty trực thuộc tổng công ty Vinaconex – doanh nghiệp đứng đầu cả nước trong lĩnh vực xây dựng, do đó công ty cũng có thể tuyển chọn lao động xuất khẩu thông qua các công trình xây dựng đã hoàn thành. Bởi ngành nghề xuất khẩu chiếm tỉ lệ lớn là lao động về xây dựng. Việc tuyển chọn lao động xuất khẩu thông qua các công trình xây dựng đã được hoàn thành của công ty vừa đảm bảo giải quyết việc làm cho những lao động thời vụ của công ty ( không có việc làm sau khi đã hoàn thành công trình), vừa tạo được nguồn lao động có tay nghề vững vàng trong lĩnh vực xây dựng. Như vậy đây cũng là một hình thức tuyển dụng lao động mà công ty nên tận dụng, để đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác nước ngoài.

Việc tạo nguồn trực tiếp của công ty Vinaconex Mec cần thông qua một kênh quan trọng đó là hệ thống ba trường đào tạo nghề của công ty. Điểm yếu hiện nay của công ty là vẫn chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hợp tác chiến lược giữa hoạt động xuất khẩu lao động của công ty và hệ thống các trường dạy nghề của mình. Nhược điểm trên tạo ra sự lãng phí và phi hiệu quả trong hoạt động của công ty. Bởi đây mới chính là nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cao của công ty. Lao động xuất khẩu là những học viên đã được đào tạo tại các trường nghề, đã có tay nghề và trình độ chuyên môn khá vững vàng. Đây là nguồn lao động từ lâu vẫn chưa được công ty tận dụng khai thác triệt để, về lâu dài việc liên kết giữa công tác xuất khẩu lao động của công ty và các trường nghề này để tạo nguồn lao động xuất khẩu cần được đưa vào chiến lược hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động của doanh nghiệp.

Như vậy thiết lập được một hệ thống tạo nguồn lao động chặt chẽ, với hình thức đa dạng, tạo sự chủ động cho công ty trong khâu tạo nguồn là bước quan trọng trong quy trình xuất khẩu lao động. Bởi người lao động mới là đối tượng chính trong xuất khẩu lao động, có đảm bảo được nguồn cung đầu vào thì mới quyết định được phần nào sự thành công của doanh nghiệp. Khi tạo được sự chủ động trong tạo nguồn của lao động sẽ tránh tình trạng tuyển lao động theo kiểu “ ăn đong”, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng của các đơn hàng đã kí kết. Thông qua đó công ty mới giữ vững được uy tín của mình.

3.2.2.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng.

Công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: Đảng, Nhà nước, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Cục quản lý lao động ngoài nước, Đại sứ quán các nước tiếp nhận lao động đúng tại nước ta...Việc phối hợp không chỉ trong hoạt động thông tin và thị trường. Hoạt động tạo nguồn và tiến hành các công đoạn trong quy trình xuất khẩu lao động của công ty cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ.

Để có được nguồn lao động xuất khẩu đủ cả về mặt chất lượng và số lượng thì không thể thiếu được sự hợp tác từ các chính quyền địa phương. Chính quyền tại các địa phương có thể giúp doanh nghiệp thông tin và tuyên truyền tới người lao động một cách tốt nhất. Hơn nữa, để giải quyết việc làm cho lao động địa phương, cơ quan chính quyền sẽ giúp doanh nghiệp tuyển chọn lao động đáp ứng được nhu cầu của mình.

Hơn ai hết, Bộ lao động thương binh và xã hội là cơ quan chức năng nắm vững nhất về tình hình lao động và việc làm trong cả nước. Do đó để có những thông tin đầy đủ về nguồn lao động và cơ cấu lao động tạo điều kiện cho công tác tạo nguồn lao động thì cần có sự phối hợp giữa công ty và cơ quan này.

Phối hợp với các Lãnh sự để tạo điều kiện cho công ty thuận lợi trong giải quyết các thủ tục, visa, đặc biệt cho cán bộ quản lý được cư trú dài hạn để quản lý lao động ở nước ngoài.

Như vậy công ty nên có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành chức năng để xúc tiến hoạt động xuất khẩu lao động của mình. Từ đó có thể tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng của hoạt động xuất khẩu lao động của công ty. Tạo được hiệu quả trong các khâu cho hoạt động của mình. Các cơ quan chức năng luôn là nơi đem lại những thông tin chính xác nhất cho doanh nghiệp, và cũng là nơi hỗ trợ cho doanh nghiệp cả về tài chính và nhân lực.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec.DOC (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w