thương mại Vinaconexmec.
Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước…cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước cho thời kì công nghệ hóa, hiện đại hóa. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống và thành tích trong thời gian qua, kể từ ngày thành lập, công ty cổ phần nhân lực và thương mại
Vinaconexmec đã đưa được hơn 60.000 lượt lao động đi làm việc cho hơn 100 đối tác trên thế giới với nhiều nhóm nghề đa dạng và cũng là nơi cung cấp nhân lực kĩ thuật cao cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Con số 60.000 lượt lao động đưa ra thị trường nước ngoài đã có thể phần nào nói nên những cố gắng vượt bậc của Vinaconexmec gần 20 năm qua trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, để trở thành đơn vị hàng đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của cả nước.
BẢNG 4: Số lượng người lao động xuất khẩu trên một số thị trường chính từ 1/1993 – 12/2010 ( theo thị trường) của công ty Vinaconex Mec
Đơn vị : người Nước Hàn Quốc Lybia Nhật Bản Đài
Loan Malaixia UAE Lào Quarta
Arap- xêut Angieria Liên bang Nga Số lượng 7349 11.604 699 1996 3351 1410 749 168 224 500 436 Nguồn : Phòng xuất khẩu lao động 1 – công ty Vinaconex Mec
Bảng 5: Số lượng lao động xuất khẩu trên một số thị trường từ 2005-2009 (theo năm) của công ty Vinaconex Mec
Năm Nước 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số Tỉ trọng (%) Hàn Quốc 374 255 12 0 0 641 9.51 Lybia 68 94 169 753 1829 2913 43.21 Nhật Bản 41 27 65 59 27 219 3.25 Đài Loan 85 19 14 7 125 1.85 Mailaixia 24 14 72 55 2 167 2.48 UAE 4 904 385 13 1306 19.37 Lào 43 0 43 0.64 Quatar 32 136 0 168 2.49 Arap XEUT 224 224 3.32 Angieria 438 62 500 7.42
Liên Bang Nga 198 238 436 6.47
Tổng số 596 1345 1120 1599 2158 6818
Xét về quy mô cơ cấu xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex Mec trong giai đoạn từ 2005 đến 2009 có thể thấy một vài vấn đề như sau. Trong giai đoạn này, tuy gặp phải những khó khăn do khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới gây ra những ảnh hưởng xấu tới thị trường lao động xuất khẩu của công ty vẫn đưa được 6.818 lượt lao động sang làm việc tại nước ngoài, trung bình mỗi năm công ty xuất khẩu được 1.363 lượt lao động.
Qua biểu đồ về quy mô xuất khẩu lao động trong giai đoạn từ 2005 đến 2009 của công ty Vinaconex Mec có thể nhận thấy rằng: nhìn chung xuất khẩu lao động có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2006 ( đây là năm công ty Vinaconex Mec được chính thức thành lập từ từ trung tâm xuất khẩu lao động của tông công ty Vinaconex) ( từ năm 2005 đến năm 2006 đã tăng 749 lao động). Tuy nhiên trong năm 2007 số lượng lao động đưa đi lại đột ngột giảm xuống ( giảm xuống 225 người so với năm 2006), có thể lý giải vấn đề này như sau do cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2007, các thị trường xuất khẩu lao động của công ty đều bị giảm xuống, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, UAE, làm cho số lượng lao động đưa sang các nước này bị giảm đáng kể dẫn tới quy mô xuất khẩu lao động trong năm này có chiều hướng đi xuống. Từ năm 2005 đến nay, nhìn chung quy mô lao động xuất khẩu đều có xu hướng gia tăng khá đều, đặc biệt trong năm 2009 đã đưa hơn 2000 lượt lao động ra làm việc tại nước ngoài.
Đồ thị 1: quy mô xuất khẩu lao động ( 2005 – 2010) công ty Vinaconex Mec
Xét về cơ cấu lao động xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex Mec, có thể nhận thấy rằng. Nếu như những năm trở về trước ( từ năm 1993 đến 2004) ba thị trường chính của công ty là Lybia, Malaixia và Hàn Quốc, thì trong năm năm trở lại đây nhóm thị trường chính của công ty đó là Lybia, UAE, Hàn Quốc và Angieria. Trong đó thị trường Lybia chiếm tỉ trọng cao nhất : 43,21% ( chiếm gần một nửa lượng lao động xuất khẩu trong giai đoạn này, tiếp đến là UAE với 19,37% , giữ vị trí số ba là thị trường Hàn Quốc với tỉ trọng là 9,31%, tiếp đến là Angieria với 7,42%. Các thị trường Lào, Đài Loan và Malaixia giữ vị trí cuối cùng về quy mô xuất khẩu.
Như vậy vấn đề cơ cấu thị trường của công ty trong giai đoạn vừa qua còn tồn tại một số bất cập, thị trường Lybia chiếm gần một nửa trong tổng số lao động xuất khẩu, tiếp đến là thị trường UAE, nhóm thị trường trước đây từng được coi là thị trường chính, đóng vai trị chủ đạo của công ty như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia chỉ chiếm hơn 15% trong tổng số lao động xuất khẩu. Đây là một cơ cấu thị trường xuất khẩu không cân đối, việc tập trung vào một nhóm thị trường là Lybia, UAE, Hàn Quốc sẽ gây ra những hậu quả xấu nếu như nhóm thị trường này đột ngột có sự biến động lớn. Bên cạnh đó cũng cho thấy rằng, trong thời gian vừa qua tuy số lượng lao động xuất khẩu tương đối lớn, nhưng vấn đề cơ cấu lao động xuất khẩu chưa đạt được hiệu quả cao, bên cạnh việc phát triển những thị trường mới, việc duy trì và giữ vững được những thị trường cũ của công ty còn tồn tại nhiều bất cập.
Như đã biết ba nhóm thị trường mục tiêu của công ty Vinaconex Mec là: • Thị trường Trung Đông – Bắc Phi: bao gồm Algieria, Lybia, UAE,
Kuwait
• Thị trường Châu Á: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Myanma, Bruney, Inđonexia, Lào
• Thị trường Châu Âu: cộng hòa Séc, Rumani, Đức, Bulgaria.
Nếu xét về cơ cấu doanh thu của hoạt động xuất khẩu lao động ( năm 2005 – 2009) từ các nhóm thị trường này, thì nhóm thị trường Trung Đông – châu Phi chiếm 54% doanh thu, nhóm thị trường Châu Á chiếm 29% và nhóm thị trường châu Âu chiếm 17%, trong khi đó cơ cấu xuất khẩu lao động thì chỉ riêng hai nước Lybia và UAE đã chiếm tới 62,58%. Như vậy đây là nhóm thị trường có tỉ trọng
xuất khẩu lao động cao nhưng không có giá trị cao, tỉ trọng trong doanh thu từ nhóm thị trường này lại không cân xứng với tỉ trọng lao động xuất khẩu sang đây. Như vậy cơ cấu về thị trường của công ty chưa đạt hiệu quả cao.