Như vậy bên cạnh những thành tích đã đạt được, không tránh khỏi trong công tác xuất khẩu lao động của công ty cổ phần và nhân lực Vinaconex Mec còn tồn tại những hạn chế đã kìm hãm sự phát triển của hoạt động này trong công ty. Những điểm yếu đó cần được phân tích, mổ xẻ một cách cặn kẽ, tìm ra gốc rễ của những tồn tại, để từ đó có những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tương xứng với tiềm năng của công ty.
2.8.3.1.Nguyên nhân từ phía môi trường vĩ mô.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Không thể phủ nhận rằng, khủng hoảng
kinh tế toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex Mec, mà còn bao trùm một bức tranh màu xám lên thị trường lao động toàn cầu. Kinh tế thế giới suy giảm đã kéo theo hàng loạt các tác động xấu đến đời
sống của hàng chục triệu người, đặc biệt là hàng chục triệu lao động thất nghiệp trên toàn thế giới. Do khó khăn về kinh tế, thị trường xuất khẩu hàng hóa bị thu hẹp, nhiều nhà máy xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất. Tình trạng thất nghiệp xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Do đó, khi các quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng nhiều lao động nhập khẩu từ nước ngoài sẽ tính đến cắt giảm lao động nhập khẩu. Thậm chí tại một số nước, chính phủ còn đưa ra chính sách cắt giảm số lượng lao động nước ngoài vào làm việc trong một số lĩnh vực như: dệt may, điện tử, điện, xây dựng…nhằm giảm sự lệ thuộc vào lao động nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho người lao động để giải quyết việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nước. Tại các thị trường chính của công ty, tỉ lệ thất nghiệp khá cao : Thị trường UAE tỉ lệ thất nghiệp của người bản địa là 12,7%, tỉ lệ thất nghiệp tại thị trường Đài Loan là 6%...Hầu hết các nước đều cắt giảm nhu cầu nhập khẩu lao động và tiến hành cho lao động nhập khẩu về nước trước thời hạn. Tình hình đó đã ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu lao động của công ty Vinaconexmec, làm giảm các hoạt động xuất khẩu lao động của công ty.
Cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu lao động: Hoạt động xuất khẩu lao
động của công ty Vinaconex Mec luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cung ứng lao động trong và ngoài nước. Đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới suy giảm thì tình hình cạnh tranh càng quyết liệt hơn. Rất nhiều nước đặc biệt là một số nước trong khu vực đã đặt xuất khẩu lao động là chiến lược hoạt động kinh tế và giải quyết việc làm từ nhiều thập kỉ trước gây ra cạnh tranh về lao động trên thị trường xuất khẩu hết sức gay gắt. Thậm chí, có cả cạnh tranh theo kiểu “ chơi xấu “ đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt để đánh vào uy tín của công ty. Tuy nhiên, về cơ bản và lâu dài vẫn là sự cạnh tranh về chất lượng lao động từ đó quyết định kí kết hợp đồng lao động với đối tác nước ngoài.
Về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động còn nhiều bất cập: Về phía quản lý vĩ mô hoạt động xuất khẩu cũng còn những hạn chế, từ đó gây
ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất khẩu lao động của công ty. Không có chính sách nghiên cứu và tiếp thị từ vĩ mô, chưa thấy tính khoa học, tính xã hội và sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, chưa thấy hết tính phức tạp của việc tiếp thị xuất khẩu lao động. Do đó hoạt động xúc tiến nghiên cứu mở rộng thị trường từ phía nhà nước còn nhiều hạn chế. Công tác thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động của nhà nước và chính phủ còn nhiều hạn chế. Chưa giúp cho người dân hiểu
được tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động. Quản lý nhà nước trong công tác xuất khẩu lao động còn lỏng lẻo. Nhiều công ty môi giới lao động xuất khẩu nhưng thực chất là lừa đảo vẫn còn tồn tại, bên cạnh đó hiện tượng nhiều công ty không đủ năng lực hoạt động vẫn được cấp phép. Từ đó làm cho người dân bị nhiễu thông tin về xuất khẩu lao động, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Vinaconexmec.
Trên đây là những nguyên nhân từ phía môi trường vĩ mô, trong công tác xuất khẩu lao động của công ty, bản thân nó vẫn tồn tại những hạn chế, cần phải luôn được đánh giá, tổng kết để rút ra những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới hoạt động này của công ty.
2.8.3.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp.
Bị động về nguồn lao động xuất khẩu: Doanh nghiệp còn bị động về
nguồn, quy trình tuyển chọn lao động chủ yếu là thông qua các phương tiện truyền thông, chưa tạo ra sự chủ động về nguồn lao động. Việc thu hút lao động xuất khẩu dựa vào uy tín của công ty, do đó khi người lao động bị nhiễu thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu thì quy trình này bộc lộ những hạn chế của nó. Bên cạnh đó, trong tuyển dụng lao động xuất khẩu công ty chưa tận dụng được hết tiềm năng về nguồn lao động từ hệ thống ba trường đào tạo nghề của mình. Do chưa chủ động về nguồn lao động nên trong nhiều trường hợp công ty không đảm bảo được về số lượng và chất lượng lao động cho các hợp đồng, dẫn đến việc phải từ bỏ đơn hàng. Đặc biệt chất lượng lao động luôn là vấn đề đáng phải quan tâm và giải quyết đầu tiên đối với công ty. Thì hiện tại công ty vẫn chưa chủ động được về nguồn lao động xuất khẩu có kĩ năng và chuyên môn cao có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng nước ngoài.
Chưa có cơ chế phối giữa công ty và cơ quan chức năng: Công ty chưa có
cơ chế phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong khai thác thị trường xuất khẩu lao động và tạo nguồn lao động tại các địa phương. Bên cạnh đó vấn đề thông tin tới người lao động cũng chưa được cơn ty thực hiện có hiệu quả, nhất là trong tình hình người lao động bị nhiễu thông tin như bây giờ.
Công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi chưa được thực hiện tốt: Công tác đào tạo về tay nghề cho người lao động tuy đã được
thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi xuất cảnh còn nhiều thiếu sót. Cụ thể là một số lượng lao động vẫn
chưa đủ trình độ ngoại ngữ có thể làm việc được. Đặc biệt công ty vẫn chưa nghiêm khắc trong việc loại bỏ những phần tử có ý thức kỉ luật không tốt trong quá trình đào tạo và giáo dục định hướng nên vẫn còn xảy ra những vụ việc đánh nhau, uống rượu, cờ bạc. Công tác tuyển chọn và sát hạch lao động trước khi đi vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng lao động bỏ việc ra làm bên ngoài, người lao động chưa nhận thức được hết pháp luật của Việt Nam và nước sở tại dẫn đến vi phạm pháp luật ngoài ý muốn. Từ những vấn đề này gây ra ảnh hưởng tới uy tín của công ty và lao động của công ty khi đi làm việc tại nước ngoài.
Công tác tuyển chọn lao động cũng còn nhiều bất cập: Nhiều lao động của
công ty khi ra nước ngoài làm việc, đặc biệt tại những nước có điều kiện khắc nghiệt như Trung Đông và Châu Âu, sức khỏe của họ chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đó là do công tác khám sức khỏe cho người lao động trước khi đi chưa được thực hiện nghiêm túc.
Công tác tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường chưa được thực hiện tốt. Do
đó công ty chỉ tập trung vào một số thị trường trọng điểm, gây mất cân đối thị trường xuất khẩu. Hệ thống thông tin về thị trường lao động trong và ngoài nước, thị trường xuất khẩu lao động của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa bám sát được sự biến động của thị trường, chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới, từ đó làm mất đơn hàng vào tay đối thủ cạnh tranh. Việc đầu tư cho các thị trường lại không cân xứng, gây tình trạng mất cân đối. Có thể gây thiệt hại lớn cho công ty khi có biến động xảy ra tại các thị trường trọng điểm.
Hiện tại, công ty vẫn còn tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu lao động thông qua các công ty môi giới về việc làm ở nước ngoài, thậm chí ngay cả ở những thị trường quen thuộc, cho thấy rằng năng lực tìm kiếm đơn hàng còn nhiều hạn chế, chưa chủ động trong kí kết hợp đồng ngoại. Gây ra những tốn kém cho công ty và người lao động. Trong nhiều trường hợp còn mang lại những rủi ro cho hoạt động xuất khẩu lao động của công ty.
Các văn phòng đại diện nước ngoài và Tổng đội trong quản lý lao động nước ngoài chưa phát huy được hết vai trò trong mở rộng thị trường và quản lý lao động. Vẫn để xảy ra hiện tượng lao động bỏ việc phá vỡ hợp đồng đã kí, bỏ ra ngoài làm. Do các cán bộ đại diện của công ty tại các thị trường thường xuyên thay đổi, chưa có sự gắn kết lâu dài, dẫn tới hệ quả là nhân sự mới không hiểu được hết thị trường,
và không có mối liên hệ thường xuyên với người lao động làm việc tại đó và chủ sử dụng lao động.
Chưa xử lý nghiêm đối với những trường hợp bỏ trốn: Việc công ty chưa
xử lý nghiêm đối với những trường hợp bỏ trốn theo đúng các cam kết và hợp đồng bảo lãnh đã kí kết với lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài. Làm cho hiện tượng lao động bỏ trốn trở thành căn bệnh cố hữu tồn tại từ lâu đối với hoạt động xuất khẩu lao động của công ty gây ra những trở ngại vô cùng lớn.
Hiện tại công ty Vinaconexmec vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ và cho lao động vay tiền để xuất khẩu lao động, nên vẫn còn một số lượng lớn người lao động nghèo có nhu cầu xuất khẩu nhưng không có tiền.
2.8.2.3. Nguyên nhân từ phía người lao động
Một nguyên nhân quan trọng nữa đó là hầu hết lao động xuất khẩu của công ty là lao động nông thôn chưa qua đào tạo. trình độ chuyên môn và tay nghề còn kém, chưa có tác phong công nghiệp và ý thức kỉ luật trong lao động còn kém. Do đó đây cũng là một nguyên nhân gây ra những vụ công nhân vi phạm pháp luật và kỉ luật lao động.
Bên cạnh đó lao động của Việt Nam chưa tìm hiểu một cách cặn kẽ các thông tin về xuất khẩu lao động, do đó nhiều khi bị rơi vào bẫy của những cá nhân và tổ chức lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, từ đó gây ra những tiền lệ xấu đối với hoạt động xuất khẩu của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Hiện tượng người lao động của ta do không biết và không chịu tìm hiểu về luật pháp, phong tục tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, vô tình hay cố ý vi phạm luật lao động và luật pháp gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc đối với bản thân người lao động và đối với công ty.
Vấn đề quan trọng hơn đó là hiện tượng lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng từ trước tới nay vẫn là căn bệnh cố hữu đối với hoạt động xuất khẩu lao động của công ty. Việc lao động bỏ trốn không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động quản lý lao động của công ty và chính quyền nước tiếp nhận mà gây mất uy tín cho lao công ty và những lao động xuất khẩu khác của Việt Nam.
CHƯƠNG 3