VINACONEXMEC.
3.2.1. Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường.
3.2.1.1. Xây dựng và mở rộng hệ thống thông tin.
Như ta đã biết xuất khẩu lao động là xuất khẩu một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa “ sức lao động”, để hoạt động trao đổi “hàng hóa” này diễn ra một cách thuận lợi nhất thì hai điều vốn được coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề đó là: đầu vào và đầu ra của hàng hóa đó. Như vậy đầu ra hay thị trường, đặc biệt là với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài ,chiếm một vị trí quan trọng cho sự thành công trong việc đẩy mạnh trao đổi mua bán hàng hóa đó.
Hệ thống thông tin về thị trường lao động cho đến nay vẫn là một điểm yếu trong công tác xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex Mec, việc chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống thông tin về thị trường tạo ra những nút thắt không thông suốt giữa công ty và thị trường lao động thế giới. Đầu tư vào hệ thống thông tin hiện đại sẽ tương đối tốn kém nhưng tạo ra một hiệu quả lâu dài cho công ty. Việc bùng nổ thông tin và tốc độ phát triển Internet đã khiến cung và cầu về lao động
xuất khẩu xích lại gần nhau, do đó có thể nói rằng trong thời đại công nghệ số như ngày nay thì ai, doanh nghiệp nào nắm bắt thông tin nhanh hơn thì người đó doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng. Do đó một vấn đề lâu dài đối với tăng cường công tác xuất khẩu lao động của Vinaconex Mec đó là mở rộng và hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trường xuất khẩu lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty cần xây dựng được hệ thống các cơ sở dữ liệu về thị trường nước ngoài và việc làm trong nước.
Hệ thống thông tin về thị trường xuất khẩu lao động của công ty cần được kết nối thường xuyên với các văn phòng đại diện của công ty tại nước ngoài, các đại sứ quán của Việt Nam tại các nước và của các nước trên thế giới tại Việt Nam, Bộ lao động thương binh và xã hội và cục quản lý lao động ngoài nước. Từ đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng của hệ thống thông tin này tới tất cả các thị trường lao động trên thế giới, tránh được việc bị động về thông tin chỉ dựa vào thông tin từ một số lượng nhỏ các tùy phái viên của công ty tại các văn phòng đại diện của công ty tại nước ngoài.
Cần xây dựng được được một hệ thống thông tin mang tính tổng hợp cao, phạm vi hoạt động rộng và đầy đủ về các chính sách lao động và quan hệ lao động, nhu cầu và đặc điểm công việc tại các thị trường các nước trên thế giới.
Xây dựng môi trường để các cán bộ của công ty thu nhận thông tin về thị trường từ đó xây dựng chương trình tổng hợp về hệ thống hóa và cập nhật các thông tin về thị trường đưa ra một hệ thống thông tin thị trường lao động xuất khẩu nhanh mạnh và linh hoạt. ( Chi tiết về cơ hội việc làm, những luật và sự thay đổi về luật nhập cư, luật lao động, các dự án và kế hoạch đầu tư triển khai từ các nước bạn) từ đó thông tin kịp thời nhằm định hướng cho các hoạt động của công ty.
Một vấn đề quan trọng nữa trong hệ thống thông tin cần được tăng cường và nâng cao chất lượng đó là công tác dự báo về nhu cầu và triển vọng của các thị trường xuất khẩu. Bởi xây dựng được một bản kế hoạch sát với thực tế về triển vọng và diễn biến thị trường là một điểm nhấn tạo nên sự thành công cho mọi hoạt động, đặc biệt là với hoạt động xuất khẩu lao động của công ty mà bản thân nó luôn tồn tại những biến động khó lường xuất phát từ những yếu tố mà bản thân công ty không thể kiểm soát chỉ có có thể tận dụng hoạt giảm thiểu. Như vậy thông tin cập nhật và chính xác về thị trường là điều kiện tiên quyết để có thể đưa ra những dự báo sát với thực tế nhất, cùng với một hệ thống dự báo hiện đại sẽ làm nên sự thành công cho một bản kế hoạch kinh doanh.
Cần phải thấy rằng hoạt động xuất khẩu lao động mang tính thời cơ và biến động khó lường để có thể có được những phản ứng và vận hành nhanh chóng ( vì kinh tế tăng trưởng ở các nước sử dụng lao động thường theo chu kì, thậm chí tại một số nước còn có quan điểm một số lực lượng lao động phản đối việc sử dụng lao động nước ngoài). Do đó một hệ thống thông tin về thị trường mang tính khoa học linh hoạt và chính xác là hết sức cần thiết đối với công ty.
Với một hệ thống thông tin có hiệu quả cao, nhằm mở rộng và phát triển các thị trường xuất khẩu lao động của công ty cần đảm bảo được thông tin một cách chính xác, nhanh nhất và mang tính tổng hợp cao. Để phát triển và mở rộng được một thị trường có hai loại thông tin cần được công ty quan tâm và thu thập đó là: thông tin từ phía môi trường vĩ mô, đây là những thông tin bao gồm luật pháp, chính trị, tình hình kinh tế và xã hội tại nước xuất khẩu lao động. Đặc điểm của những thông tin này là tương đối dễ tìm kiếm, và thường có sẵn trên các phương tiện thông tin đại chúng, để đạt được hiệu quả trong tìm kiếm thị trường của công ty, thì những thông tin thuộc về môi trường vĩ mô như thế cần có sự tổng hợp cao, phải có được một hệ thống dự báo tiềm năng giới hạn của thị trường một cách chính xác để có thể đưa ra những quyết định ban đầu cho việc đầu tư đối với thị trường đó. Một hệ thống dự báo chính xác từ những thông tin từ môi trường vĩ mô còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng những kế hoach hợp lý cho việc có mở rộng và phát triển những thị trường đã có hay không. Bên cạnh những thông tin từ môi trường vĩ mô, tương đối có sẵn trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì những thông tin thuộc môi trường vi mô lại đặt ra những yêu cầu khác cho hệ thống thông tin nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường của công ty. Thông tin từ môi trường vi mô bao gồm : những thông tin về nhu cầu lao động cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu lao động, tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực về tài chính của những doanh nghiệp này. Đây là những thông tin hết sức quan trọng để phục vụ cho việc mở rộng một thị trường hay khai thông một thị trường mới, một phần những thông tin này cũng có sẵn trên các phương tiện thông tin công cộng nhưng phần lớn đây cũng lại là những thông tin khó thu thập, đòi hỏi phải có chi phí tìm kiếm thông tin cao. Với những thông tin như thế việc phát huy sự hợp tác về mặt thông tin giữa những công ty tại nước xuất khẩu lao động và công ty Vinaconex Mec, và sự giúp đỡ của chính quyền nước sở tại có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định có được những thông tin này. Phần lớn những thông tin được
thu thập một cách trực tiếp từ những cán bộ của công ty được cử sang để khảo sát một thị trường mới về nhu cầu lao động nhập khẩu cả về số lượng và yêu cầu. Khi đó việc thiết lập những thông tin qua lại từ phía doanh nghiệp và công ty phải dựa trên khả năng của những cán bộ về thị trường này. Một thông tin khác từ phía môi trường vi mô được công ty đặc biệt quan tâm để khai thông một thị trường mới đó là những thông tin từ phía đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cả ở Việt Nam và tại nước xuất khẩu lao động lao động. Những thông tin này đôi khi mang tính tuyệt mật cao, do đó một hệ thống thông tin hữu ích có thể thông qua những thông tin về hành động của đối thủ cạnh tranh trong quá khứ để đưa ra được những dự báo sát với thực tế. Khi đã có những thông tin như trên thông qua một hệ thống thông tin hiện đại có độ chính xác cao
Có kế hoạch tài chính đầu tư cho công nghệ tìm kiếm thị trường một cách hợp lý, các chính sách hộ trợ cho việc tìm kiếm thị trường. Việc thiếu hệ thống nghiên cứu thị trường từ nước ngoài, hệ thống thông tin qua lại về thị trường thường xuyên giữa công ty và các cơ quan quản lý lao động sẽ làm cho công ty mất đi những cơ hội tìm kiếm hợp đồng và rơi vào tình trạng bị động nếu như tình hình không diễn ra theo dự kiến. Như vậy xây dựng một và mở rộng hệ thống thông tin về thị trường xuất khẩu lao động của công ty không phải là vấn đề một sớm một chiều nhưng lại là vấn đề cần tiến hành ngay.
3.2.1.2.Tăng cường tìm kiếm mở rộng thị trường, làm tốt công tác marketing, nghiên cứu kĩ thị trường xuất khẩu lao động.
Cần phải thấy được sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường để từ đó có thể đưa ra được những chính sách nghiên cứu và tiếp thị mang tính khoa học và hiệu quả cao. Xuất khẩu lao động là một hoạt động hết sức phức tạp do đó việc tìm kiếm thị trường là rất khó khăn.
Nếu như đã coi xuất lao động là hoạt động chiến lược của công ty thì cần phải có những biện pháp đầu tư, đào tạo, tìm kiếm và phát triển thị trường một cách tương xứng. Bên cạnh việc duy trì, giữ vững và phát triển các thị trường , đối tác hiện có sẽ tăng cường đầu tư cho công tác khai thác tìm kiếm thị trường lao động mới như Mỹ, Anh, các nước Tây Âu... bằng cách củng cố và đẩy mạnh hoạt động của bộ phận thị trường tại các phòng xuất khẩu lao động của công ty. Sử dụng tổng hợp sức mạnh của công ty thông qua việc cử các cán bộ đi công tác ở nước ngoài và tiếp xúc với các đối tác nước ngoài công tác tại Việt Nam để quảng cáo mở rộng thị
trường sang các nước. Công tác nghiên cứu thị trường cần thiết phải thu thập, xử lý các thông tin về số lượng, chủng loại nghề lao động, thủ tục tiếp nhận, khả năng cạnh tranh của các đối tác, các thông tin về khả năng tài chính, uy tín nghề nghiệp của đối tác nước ngoài... làm cơ sở để đàm phán kí kết hợp đồng.
Tiếp tục tìm hiểu, thâm nhập các thị trường vốn có để mở rộng thị phần tại các thị trường này. Đối với thị trường Đài Loan công ty nên đẩy mạnh việc khai thác các hợp đồng cung ứng lao động công nghiệp và xây dựng có mức phí môi giới hợp lý, đàm phán để kí kết được những đơn hàng giảm được chi phí môi giới. Với thị trường Malaixia nên lựa chọn những công việc ổn định với mức thu nhập khá, đây là thị trường xóa đói giảm nghèo cho người lao động nên giảm phí môi giới cũng là giải pháp để nâng câo số lương lao động tham gia vào thị trường này. Với thị trường Nhật Bản nâng câo chất lượng tuyển chọn, đào tạo và quản lý để có thể kí kết được hợp đồng tốt. Với thị trường Trung Đông tiếp tục khai thác các hợp đồng nhận lao động có nghề trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, nhà hàng và khách sạn. Luôn luôn phân tích sự biến động các thị trường này để duy trì và phát triển các thị trường vốn có. Với những thị trường có số lượng lao động xuất khẩu của công ty lớn, cần phải có những cán bộ có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, luôn theo sát thị trường để nắm bắt được những thay đổi về thị trừơng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Để tránh được những lãng phí và rủi ro cho hoạt động của công ty và người lao động hiện đang làm việc tại các thị trường này.
Tiếp thị lao động khác với bất kì loại hàng hóa nào ta có thể giới thiệu sản phẩm qua một số hình thức mẫu mã và thử sản phẩm, tổ chức hội chợ...Riêng đối với lao động khi đi giới thiệu lao động rất khó thuyết phục đối với chủ sử dụng lao động rằng lao động của tôi tốt, có đạo đức có kỉ luật... mà chủ sử dụng họ nghiên cứu, khảo sát xem xét kĩ lưỡng, vì rằng lao động là nhân tố quyết định sản phẩm của họ. Mà việc này chiếm rất nhiều chi phí và rất nhiều thời gian, có nhiều chủ sử dụng lao động còn chờ xem “hàng xóm” bên cạnh sử dụng những người lao động này ra sao rồi mới quyết định. Do vậy tiếp thị và marketing cho hoạt động xuất khẩu lao động của công ty là một công tác tương đối khó liên quan tới nhiều vấn đề cả những vấn đề vĩ mô cần có sự phối hợp và giải quyết của các cơ quan chức năng. Để thực hiện tốt công tác marketing một mặt công ty cần liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý lao động xuất khẩu của Việt Nam là cục quản lý lao động ngoài nước, mặt khác cần chủ động quan hệ tốt với bạn hàng và đối tác nước ngoài, thực hiện tốt các hợp
đồng lao động đã kí kết với bạn hàng để nâng cao được uy tín cho doanh nghiệp. Như vậy marketing lao động khác với marketing các loại hàng hóa khác đó là marketing uy tín của công ty. Nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong chính sách marketing của công ty.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động: nhà nước, đại sứ quán các nước, cục quản lý lao động ngoài nước. Một mặt để tránh cho hoạt động xuất khẩu lao động của công ty không chệch khỏi những quan điểm chỉ đạo của đảng và nhà nước ta trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Mặt khác sự phối hợp chặt chẽ tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu lao động của công ty mà một ví dụ dễ thấy đó là vấn đề cấp visa cho lao động của công ty. Việc trao đổi và tiếp nhận thông tin cũng được dễ dàng và nhanh chóng.
Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường lao động. Để khai thông được một thị trường mới tốn rất nhiều chi phí, thời gian, và nhân lực. Do đó trước khi quyết định thâm nhập vào một thị trường mới, công ty cần tìm hiểu thị trường đó về tất cả các lĩnh vực : đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp. Bởi tìm hiểu kĩ về thị trường là bước quan trọng và đầu tiên để có thể mở rộng thị trường, đồng thời tránh được những lãng phí và rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động tại thị trường đó. Khi tìm hiểu về thị trường mới thì đặc biệt công ty cần phải tìm hiểu kĩ về thị trường lao động của nước đó: đặc điểm lao động, nhu cầu về lao động của từng khu vực và yêu cầu của họ về lao động. Bước tiếp theo đó là phải tìm hiểu cặn kẽ về các đối tác mà công ty sẽ kí kết hợp đồng sử dụng lao động: về tư cách pháp nhân của công ty đó, lĩnh vực hoạt động, tiền sử về việc sử dụng lao động nhập khẩu.
Như đã biết ở phần hai, trong hoạt động tìm kiếm đơn hàng của mình, tuy với tỉ lệ nhỏ, nhưng công ty vẫn thông qua các công ty môi giới việc làm tại nước ngoài. Việc tìm kiếm hợp đồng theo cách này sẽ tạo ra chi phí lớn hơn cho công ty và gây ra rủi ro trong thực hiện hợp đồng đối với bản thân công ty và người lao động. Đối với hợp đồng ký với công ty môi giới lao động: cần thẩm định tư cách