7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình quản lý các cụm công nghiệp
- Một là, Hệ thống pháp lý và các chính sách: Hệ thống pháp lý và các chính sách có ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình quản lý, đến cách thức tổ chức và phƣơng thức hoạt động của các cơ quan, đơn vị quản lý.
- Hai là, Thủ tục hành chính nhà nƣớc: trong quá trình quản lý, thủ tục hành chính thƣờng xuyên diễn ra để giải quyết vấn đề của chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý, điều này đòi hỏi cơ chế quản lý càng rút gọn và chặt chẽ thì hệ thống quản lý trở nên thông suốt và công tác quản lý càng trở nên dễ dàng hơn.
- Ba là, Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý: Cụm công nghiệp hoạt động trong sự năng động của nền kinh tế thị trƣờng, nên công tác quản lý phải linh động, điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải thƣờng xuyên trau rồi kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý.
- Bốn là, Sự kết hợp hài hòa giữa các đơn vị cùng tham gia công tác quản lý: mỗi đơn vị chủ quản đều có những quyền hạn và trách nhiệm nhất định, trong những phạm vi cụ thể, tuy nhiên, ngoài những công việc mang tính ổn định, trong quá trình quản lý, thƣờng xuyên xảy ra những sự việc mới, mang tính tức thời, điều này đòi hỏi những cơ quan quản lý liên quan phải có sự phối hợp nhịp nhàng nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.
- Năm là, Sự phát triển khoa học công nghệ và công nghệ thông tin : Ngày nay, trong xu thế vận động của xã hội hiện đại, hoạt động sản xuất và các hoạt động kinh tế khác phát triển không ngừng và thƣờng xuyên áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến. Việc các đơn vị quản lý sử dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong quá trình quản lý đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển và phù hợp với sự vận động của xã hội.
28
- Sáu là, Thói quen của hoạt động sản xuất của các chủ thể tham gia vào cụm công nghiệp: Phần lớn các cụm công nghiệp đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là từ phát triển làng nghề, do đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn mang tính chất hoạt động truyền thống, kèm theo đó là thói quen sản xuất và hoạt động hành chính của làng nghề. Điều này ảnh hƣởng tới quá trình quản lý nhà nƣớc của các cơ quan quản lý. Nhƣ vậy, công việc cần làm hiện nay là tuyên truyền, giải thích rõ cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất cụm công nghiệp; đào tạo chuyên môn cho các cán bộ; tạo môi trƣờng pháp lý thích hợp; các quy hoạch- kế hoạch, hệ thống thông tin chính xác, rõ ràng để công tác quản lý nhà nƣớc đối với quá trình phát triển cụm công nghiệp đƣợc thực hiện tốt hơn, dễ dàng hơn.