Đánh giá SWOT về quản lý cụm công nghiệp tại Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý sự phát triển các cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.7. Đánh giá SWOT về quản lý cụm công nghiệp tại Bắc Ninh

Quá trình quản lý sự phát triển các CCN luôn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài, vì vậy cần nhìn nhận quá trình quản lý một cách khách quan. Đánh giá thực trạng quản lý các CCN tại Bắc Ninh trƣớc các thay đổi môi trƣờng bằng phƣơng pháp tiếp cận có hệ thống và cấu trúc để kiểm tra các điểm mạnh, điểm yếu của quá trình quả lý các CCN, đồng thời dò tìm các cơ hội và thách thức bên ngoài của nó là điều rất cần thiết. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức (viết tắt là SWOT) của quá trình quản lý các CCN tại Bắc Ninh nhằm xây dựng chiến lƣợc phát triển lâu dài, bền vững cho nền công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, phân tích sự kết hợp của các yếu tố nội tại với các yếu tố bên ngoài của quá trình quản lý CCN trong phân tích SWOT chéo đã đƣa ra những phản hồi giá trị cũng có thể xem yếu tố tạo nên chiến lƣợc tiềm năng cho phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh.

Ma trận SWOT ( S - Strengths - điểm mạnh, W - Weaknesses - điểm yếu, O - Opportunities - cơ hội và T - Threats - thách thức)kết nối các yếu tố bên ngoài với các yếu tố nội tại của quá trình quản lý CCN. Tác động tích cực từ các yếu tố thuận lợi (S-điểm mạnh và O-cơ hội) đƣợc tối đa hóa trong khi những tác động tiêu cực từ các yếu tố bất lợi (W-điểm yếu và T-thách thức) đƣợc tối thiểu hóa. Chúng đƣợc mô tả trong Bảng 2.21, tối đa-tối đa SO, tối thiểu-tối đa WO; tối đa-tối thiểu ST; và tối thiểu-tối thiểu WT. Cách kết hợp này tiếp tục với các mục còn lại của tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài quá trình quản lý CCN, với những kết quả hành động tƣơng tự có thể đƣợc tạo ra trong góc phần tƣ tƣơng ứng trong ma trận phân tích SWOT. Đây là những lý do hiển nhiên tại sao SWOT phù hợp với các yếu tố nội bộ với các yếu tố bên ngoài của quá trình quản lý CCN. Thứ nhất, việc ghép các yếu tố bên ngoài quá trình quản lý CCN với nhau (ví dụ: cơ hội với thách thức) là vô nghĩa vì cả hai đều là ngoài sự kiểm soát của quá trình quản lý CCN. Thứ

66

hai, các yếu tố nội tại (ví dụ: điểm mạnh và điểm yếu) không phù hợp với

nhau bởi vì nếu thiếu các kích thích cụ thể bên ngoài quá trình quản lý, định hƣớng cải thiện cho sự cải cách, hoàn chỉnh quá trình quản lý CCN trong tƣơng lai là vô định.

Bảng 2.14. Đánh giá SWOT về quản lý cụm công nghiệp tại Bắc Ninh

SWOT

Điểm mạnh (nội tại)/S

- (S1) Đã có những cách nhìn mới về quản lý phát triển công nghiệp địa phƣơng.

- (S2) Bộ máy quản lý đầy đủ về nhân lực.

- (S3) Có đủ điều kiện và cơ chế quản lý thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

- (S4) Có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý công sản xuất công nghiệp. Vì có thế mạnh sản xuất truyền thống là các làng nghề.

- (S5) Quá trình quản lý đã tiếp cận đƣợc với khoa học - công nghê.

Điểm yếu (nội tại)/W

- (W1) Trong quá trình quản lý, vẫn áp dụng cơ chế xin cho.

- (W2) Trình độ cán bộ quản lý không đồng đều về chuyên môn và kinh nghiệm.

- (W3) Chƣa phân cấp một cách rõ ràng nên khó quy trách nhiệm khi cán bộ vi phạm.

- (W4) Thiếu định hƣớng trong công tác quản lý các cấp.

- (W5) Trình độ tổ chức, ý thức thực hiện của cán bộ quản lý chƣa cao.

- (W6) Mang nặng tƣ tƣởng quản lý sản xuất truyền thống.

- (W7) Công tác thực hiện quy hoạch còn yếu.

67

hội (bên ngoài)/O

- (O1) Tiếp cận Cơ chế, chính sách và phƣơng pháp quản lý mới.

- (O2) Cơ hội đƣợc nâng cao trình độ tổ chức, quản lý và trình độ chuyên môn.

- (O3) Cơ hội xây dựng và vận hành cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- (O4) Cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tối đa – Tối đa

- S1,S2,S3,S4,O1: Tăng thêm hiệu quả hoạt động trong quản lý CCN.

- S2,S4,S5,O2: Tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Đáp ứng đƣợc những thay đổi trong quá trình quản lý CCN.

S2,S4,S5,O3,O4: Tận

dụng hiệu quả nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm phát triển các CCN một các bền vững.

Tối thiểu - Tối đa

- W2,W3,W4,W5,O1:

Để đồng hóa trình độ cán bộ quản lý theo phƣơng pháp quản lý mới cần có thời gian và mất nhiều chi phí đào tạo.

W5,W6,O2,O4: Nghiên

cứu quá trình quản lý nhằm tìm ra phƣơng pháp quản lý hữu hiệu để tận dụng các cơ hội nhằm phát triển bền vững các CCN tại Bắc Ninh.

68 Thách thức (bên ngoài) /T - (T1) CCN phát triển cùng kinh tế thị trƣờng luôn biến bộng, đòi hỏi cơ chế quản lý phải linh hoạt để thay đổi phù hợp.

- (T2) SX tại CCN có liên quan đến đầu tƣ Quốc tế, nên quản lý luôn phải đƣơng đầu với thay đổi từ nền kinh tế nƣớc ngoài.

- (T3) Khó khăn trong công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp chịu sự quản lý.

Tối đa - Tối thiểu

- S1,S2,S3,S4,S5,S6 ,S7,T1 Có những điều chỉnh quy hoạch quản lý hợp lý để đảm bảo tính kinh tế, xã hội. - S1,S2,S3,S4,S5,S6 ,S7,S8,T2: Lựa chọn phƣơng pháp quản lý và cách thức họat động phù hợp với quy định trong nƣớc cũng nhƣ luật pháp quốc tế.

- S1,S2,S3,S4,T3: Phát huy tối đa năng lực của nguồn nhân lực trong công tác xúc tiến quan hệ đầu tƣ và quan hệ quản lý với các đơn vị liên quan.

Tối thiểu – Tối thiểu

- W1,W2,W3,W4,W5

, T1,T2: Nhìn nhận và đánh giá thực tế để đề nghị, điều chỉnh quy hoạch hợp lý, đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu trong quá trình quản lý.

- W6,T2: Gạt bỏ

phƣơng thức sản xuất đơn giản, manh mún, tập trung vào thế mạnh sản xuất, tạo ra sản phẩm công nghệ và có tính thực tế cao, tìm thị trƣờng chủ lực với các sản phẩm mũi nhọn, hƣớng đến xuất khẩu. W1,W2,W3,W4,W5, T1, T2: Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng hợp lý nhằm phát triển bền vững các CCN.

69

CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI BẮC NINH 3.1. Định hƣớng trong quản lý nhằm phát triển các cụm công nghiệp

Tăng cƣờng công tác quản lý, phối hợp quản lý giữa các cơ quan quản lý, xúc tiến đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có giá trị gia tăng cao, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.Tập trung phát triển các CCN gắn với quá trình CNH, HĐH, phát triển bền vững kết hợp với bảo vệ mội trƣờng. Phấn đấu đƣa các cụm công nghiệp vào hoạt động theo hƣớng bền vững, hiệu quả và hiện đại.

Định hƣớng phát tiển các CCN đến năm 2015: phấn đấu lấp đầy 100% diện tích các cụm công nghiệp hiện có (tính đến thời điểm cuối năm 2013), hoàn thành và đƣa vào sử dụng các công trình xử lý môi trƣờng. Đến năm 2020: phấn đấu lấp đầy 80% diện tích các cụm công nghiệp quy hoạch mới (tính từ thời điểm 2014), hoàn thành và đƣa vào sử dụng các công trình xử lý môi trƣờng.

3.2. Những giải pháp trong quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh Bắc Ninh

3.2.1. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

- Phân tích môi trƣờng và xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực: Các cơ quan quản lý, đặc biệt là ngƣời lãnh đạo cơ quan cần phải phân tích và nắm vững yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến quản trị tài nguyên nhân sự của tổ chức, yếu tố này ảnh hƣởng tới việc hoạch định chiến lƣợc nhân sự. Để có đội ngú nhân sự hoạt động có hiệu quả, phải có chƣơng trình tuyển mộ nhân sự khách quan, công bằng, hợp lý, tuyển dụng và duy trì nhân lực, đặc biệt là nhân lực chủ chốt là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt trong quản lý. Xây dựng nguồn nhân lực trong quản lý thiên về chất lƣợng lao động.

70

- Xây dựng một cơ chế tiền lƣơng và chính sách đãi ngộ thỏa đáng để đội ngũ công chức yên tâm làm việc lâu dài và cống hiến với khả năng cao nhất năng lực, trình độ của mình cho cơ quan, đơn vị, qua đó thu hút những ngƣời giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tâm huyết đến công tác tại địa phƣơng.

- Thực hiện thí điểm chọn cán bộ theo phƣơng châm cạnh tranh nhân tài để có đội ngũ công chức có năng lực thực sự. Bên cạnh đó phải đổi mới cơ bản công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức nhà nƣớc. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập để nâng cao trình độ và năng lực thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, có cơ chế ƣu đãi thích hợp để tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan quản lý nhà nƣớc, tạo điều kiện trẻ hóa, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nƣớc.

- Hình thành đội ngũ lãnh đạo có năng lực trong quản lý, đủ tầm nhìn và tạo điều kiện học tập và phát triển tốt nhất, xây dựng lực lƣợng lao động có hiệu quả.

- Đối với từng cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm giáo dục cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính, văn hóa hành chính trong thi hành công vụ. Thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan khi để xảy ra tiêu cực, chậm trễ trong giải quyết công việc của ngƣời dân và doanh nghiệp. Kiên quyết đƣa ra khỏi bộ máy nhà nƣớc những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ, ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng và Nhà nƣớc. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng trình độ cho cán bộ quản lý tƣơng ứng với chƣơng trình đào tạo phù hợp với ngành nghề, đào tạo tƣ duy định hƣớng trong quản lý, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, đẩm bảo quá trình Quy

71

hoạch phát triển có tầm nhìn lâu dài và có định hƣớng phát triển bền vững. Xây dựng định hƣớng phát triển phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, đồng thời nâng cao văn hóa ứng xử, thái độ làm việc của cán bộ quản lý trong công việc

3.2.2. Giải pháp trong hệ thống pháp lý

Trong quá trình phát triển, các CCN chịu nhiều sự quản lý từ các đơn vị quản lý khác nhau, và trong quá trình quản lý cũng có sự chồng chéo, phân định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý không rõ ràng. Một số mô hình quản lý chƣa mang lại hiệu quả, tốn nhiều chi phí và chƣa có phƣơng án giải quyết. Vì vậy, cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với CCN.

- Mục tiêu của giải pháp: Nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với CCN. Đƣa các CCN đang hoạt động vào quy chế quản lý hiệu quả và những CCN mới có những bƣớc phát triển bền vững.

Để thực hiện tốt công tác quản lý phát triển các cụm công nghiệp, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các mô hình quản lý cụm công nghiệp hiệu quả theo các quy mô, các loại sở hữu đối với cụm công nghiệp.

- Thực hiện theo đúng quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ, ngày 8/7/2011 về Quy chế quản lý cụm công nghiệp và Quyết định số 79/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tăng cƣờng sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển. Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện cơ chế " một cửa" ở các cơ quan công quyền cũng nhƣ dịch vụ, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn.

72

- Nghiên cứu chiến lƣợc, tìm ra mục tiêu, quan điểm và phƣơng pháp quản lý phù hợp nhằm phát triển lâu dài các CCN. Đổi mới cơ chế chính sách giảm thiểu cơ chế xin cho trong quá trình quản lý.

3.2.3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính

- Điều chỉnh, sắp xếp cơ cấu bộ máy hành chính tại các sở ban nghành liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp một cách hợp lý. Xác định rõ phạm vi, nội dung, chức năng quản lý nhà nƣớc theo nguyên tắc đa ngành, đồng thời thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà nƣớc giữa các cấp hành chính phù hợp với thực tiễn trên nghuyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

- Cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đối với phát triển công nghiệp, các khu CN, cụm CN, kiến nghị cấp có thẩm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, hết hiệu lực hoặc trái quy định.

- Rà soát, đề nghị điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị cho phù hợp với quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp.

- Cải cách tài chính công bằng cách mở rộng phân cấp trong quản lý đầu tƣ các CCN, nâng cao hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính ở các đơn vị; cải cách tiền lƣơng và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức, viên chức.

- Xóa bỏ cơ chế xin cho trong quá trình quản lý, để đảm bảo tính khách quan và cạnh tranh công bằng trong quá trình phát triển.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo cơ chế hành chính thông thoáng, nhất quán, hiện đại hóa hành chính Nhà nƣớc. Giảm hội họp, giảm giấy tờ

73

hành chính không cần thiết, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản trên mạng máy tính, nâng cao hiệu quả trang Web của ngành. Lập đội ngũ tham mƣu cho các cơ quan chức năng cho UBND huyện, thị xã, thành phố trong các lĩnh vực quản lý đầu tƣ xây dựng.

3.2.4. Nhóm giải pháp trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

Trong quá trình quản lý sự phát triển của các CCN trên địa bàn tỉnh, luôn phải đối diện với những thay đổi và những công việc phát sinh do sự vận động của sự phát triển. Vì vậy công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch là cần thiết. Tuy vậy, vấn đề quản lý quy hoạch thƣờng gặp nhiều khó khăn và bị phụ thuộc vào các cơ chế chính sách. Chính vì vậy công tác quản lý quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập và cần phải có những giải pháp để giải quyết những vấn đề tồn tại đó.

- Mục tiêu của nhóm giải pháp trong quản lý quy hoạch là giải quyết đƣợc những vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý quy hoạch.

- Lập quy hoạch phát triển công nghiệp nói chung và quy hoạch các ngành, sản phẩm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, xác định rõ những ngành công nghiệp mũi nhọn cần quan tâm và khuyến khích đầu tƣ.

- Rà soát lại quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch và đang xây dựng, điều chỉnh bổ xung cho phù hợp. Tiếp tục quy hoạch, phát triển các CCN làng nghề ở khu vực nông thôn, chỉ quy hoạch phát triển mới các cụm công nghiệp đa nghề thực sự cần thiết ở các địa phƣơng khi có nhu cầu phát triển và chủ đầu tƣ hạ tầng. Khi quy hoạch mới các khu, CCN cần ƣu tiên giành một phần diện tích hợp lý để xây dựng nhà chung cƣ, nhà ở xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý sự phát triển các cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)