7. Kết cấu của luận văn
2.3.1.1. Các thành phần tham gia vào quá trình quản lý cụm công nghiệp tạ
2.3.1. Cơ chế quản lý các cụm công nghiệp tại Bắc Ninh
2.3.1.1. Các thành phần tham gia vào quá trình quản lý cụm công nghiệp tại Bắc Ninh. tại Bắc Ninh.
Một là “Chủ thể quản lý”. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một
nhóm hay một tổ chức. Trong quá trình hoạt động phát triển các CCN, chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý nhà nƣớc, tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chủ thể quản lý cao nhất là UBND tỉnh, sau đó đến các sở, ngành, và các cấp quản lý cơ sở. Trong mối quan hệ quản lý này, nhiều đơn vị vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tƣợng quản lý.
Hai là “Đối tƣợng quản lý” trong quản lý CCN. Trong quản lý CCN, đối
tƣợng quản lý có thể là tổ chức, các nhân, doanh nghiệp, tài sản của CCN, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có thể là các dự án hay các họat động sản xuất kinh doanh. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc; các tổ chức khác thực hiện các công việc liên quan tới quản lý và hoạt động của cụm công nghiệp.
Đối tƣợng quản lý chịu sự quản lý của các chủ thể quản lý. Sự quản lý đó có thể là quản lý tổng quát, cũng có thể là quản lý bộ phận.
Ba là “Mục tiêu quản lý” Mục tiêu quản lý cụm công nghịệp của tỉnh, hay
các đơn vị quản lý liên quan là đƣa họat động phát triển của CCN vào một khuôn khổ họat động chung, theo những quy định và kế hoạch mà Trung ƣơng đặt ra cũng nhƣ những chính sách, chiến lƣợc kinh tế mà UBND tỉnh phê duyệt. Mục tiêu quản lý CCN đƣợc xác định theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào hình thức, lĩnh vực hoạt động và phong cách quản lý trong tổ chức. Mục tiêu quản lý CCN có thể do chủ thể quản lý áp dặt, song cũng có thể do sự cam kết giữa chủ thể và khách thể quản lý, tức là có những mục tiêu
45
do các đơn vị quản lý CCN và các doanh nghiệp hoạt động trong CCN cam kết với nhau. Sự tham gia của khách thể quản lý vào việc xác định mục tiêu sẽ ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả quản lý. Thực tế quản lý của nhiều tổ chức khác nhau đã chứng minh rằng một tổ chức có hiệu quả quản lý cao trƣớc hết phải là một tổ chức đặt các mục tiêu của mình trên cơ sở của sự hoà nhập giữa các nhu cầu và mục đích của các cá nhân, các nhóm khác nhau với nhu cầu và mục đích của tổ chức. Vì vậy, sự chia sẻ các mục tiêu quản lý của các cơ quan ban ngành với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong CCN là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quản lý CCN.
Bốn là “Phƣơng pháp quản lý” các CCN. Phƣơng pháp quản lý các CCN
có thể hiểu là cách thức tác động của chú thể quản lý đến khách thể. Trong quản lý sự phát triển các CCN, phƣơng pháp quản lý đƣợc đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Và đƣợc thực thi bởi nhiều các đơn vị quản lý, tùy theo chuyên môn và nhiệm vụ của các đơn vị. Điều này đòi hỏi phƣơng pháp quản lý phải linh động và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phƣơng pháp cũng nhƣ giữa các đơn vị quản lý.
Năm là “Công cụ quản lý” các CCN. Công cụ quản lý là phƣơng tiện tác
động của chủ thể quản lý tới khách thể. Công cụ quản lý có thể là mệnh lệnh (ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ), quyết định (thông qua văn bản hoặc không bằng văn bản), các văn bản luật, chính sách, chƣơng trình, mục tiêu...
Nhƣ vậy, hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố chủ thể, khách thể, mục tiêu, phƣơng pháp và công cụ quản lý.