7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Giải pháp trong hệ thống pháp lý Error! Bookmark not defined
Trong quá trình phát triển, các CCN chịu nhiều sự quản lý từ các đơn vị quản lý khác nhau, và trong quá trình quản lý cũng có sự chồng chéo, phân định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý không rõ ràng. Một số mô hình quản lý chƣa mang lại hiệu quả, tốn nhiều chi phí và chƣa có phƣơng án giải quyết. Vì vậy, cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với CCN.
- Mục tiêu của giải pháp: Nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với CCN. Đƣa các CCN đang hoạt động vào quy chế quản lý hiệu quả và những CCN mới có những bƣớc phát triển bền vững.
Để thực hiện tốt công tác quản lý phát triển các cụm công nghiệp, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các mô hình quản lý cụm công nghiệp hiệu quả theo các quy mô, các loại sở hữu đối với cụm công nghiệp.
- Thực hiện theo đúng quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ, ngày 8/7/2011 về Quy chế quản lý cụm công nghiệp và Quyết định số 79/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tăng cƣờng sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển. Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện cơ chế " một cửa" ở các cơ quan công quyền cũng nhƣ dịch vụ, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn.
72
- Nghiên cứu chiến lƣợc, tìm ra mục tiêu, quan điểm và phƣơng pháp quản lý phù hợp nhằm phát triển lâu dài các CCN. Đổi mới cơ chế chính sách giảm thiểu cơ chế xin cho trong quá trình quản lý.
3.2.3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính
- Điều chỉnh, sắp xếp cơ cấu bộ máy hành chính tại các sở ban nghành liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp một cách hợp lý. Xác định rõ phạm vi, nội dung, chức năng quản lý nhà nƣớc theo nguyên tắc đa ngành, đồng thời thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà nƣớc giữa các cấp hành chính phù hợp với thực tiễn trên nghuyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
- Cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đối với phát triển công nghiệp, các khu CN, cụm CN, kiến nghị cấp có thẩm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, hết hiệu lực hoặc trái quy định.
- Rà soát, đề nghị điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị cho phù hợp với quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp.
- Cải cách tài chính công bằng cách mở rộng phân cấp trong quản lý đầu tƣ các CCN, nâng cao hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính ở các đơn vị; cải cách tiền lƣơng và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức, viên chức.
- Xóa bỏ cơ chế xin cho trong quá trình quản lý, để đảm bảo tính khách quan và cạnh tranh công bằng trong quá trình phát triển.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo cơ chế hành chính thông thoáng, nhất quán, hiện đại hóa hành chính Nhà nƣớc. Giảm hội họp, giảm giấy tờ
73
hành chính không cần thiết, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản trên mạng máy tính, nâng cao hiệu quả trang Web của ngành. Lập đội ngũ tham mƣu cho các cơ quan chức năng cho UBND huyện, thị xã, thành phố trong các lĩnh vực quản lý đầu tƣ xây dựng.
3.2.4. Nhóm giải pháp trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
Trong quá trình quản lý sự phát triển của các CCN trên địa bàn tỉnh, luôn phải đối diện với những thay đổi và những công việc phát sinh do sự vận động của sự phát triển. Vì vậy công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch là cần thiết. Tuy vậy, vấn đề quản lý quy hoạch thƣờng gặp nhiều khó khăn và bị phụ thuộc vào các cơ chế chính sách. Chính vì vậy công tác quản lý quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập và cần phải có những giải pháp để giải quyết những vấn đề tồn tại đó.
- Mục tiêu của nhóm giải pháp trong quản lý quy hoạch là giải quyết đƣợc những vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý quy hoạch.
- Lập quy hoạch phát triển công nghiệp nói chung và quy hoạch các ngành, sản phẩm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, xác định rõ những ngành công nghiệp mũi nhọn cần quan tâm và khuyến khích đầu tƣ.
- Rà soát lại quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch và đang xây dựng, điều chỉnh bổ xung cho phù hợp. Tiếp tục quy hoạch, phát triển các CCN làng nghề ở khu vực nông thôn, chỉ quy hoạch phát triển mới các cụm công nghiệp đa nghề thực sự cần thiết ở các địa phƣơng khi có nhu cầu phát triển và chủ đầu tƣ hạ tầng. Khi quy hoạch mới các khu, CCN cần ƣu tiên giành một phần diện tích hợp lý để xây dựng nhà chung cƣ, nhà ở xã hội và các công trình phúc lợi xã hội cho cán bộ, công nhân lao động.
74
3.2.5. Giải pháp trong áp dụng khoa học công nghệ
- Dần thay thế, tự động hóa, vi tính hóa các thủ tục giấy tờ văn bản quản lý theo cách làm việc hiện hành qua đó sẽ tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc đƣa ra các quyết định mang tính chiến lƣợc đồng thời hỗ trợ các cán bộ, chuyên viên hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ của mình. Việc cải cách hiệu quả công tác quản lý hành chính đồng nghĩa với các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các CCN sẽ phục vụ ngƣời dân, các tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn, góp phần đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa và phát triển công nghiệp trên tỉnh nhà.
- Áp dụng Hệ thống Quản lý văn bản và Hệ thống một cửa điện tử hỗ trợ hiệu quả cho cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với CCN. Hệ thống Quản lý văn bản nhằm giúp các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức xã hội có thể soạn thảo, nhận và gửi văn bản một cách dễ dàng nhanh chóng nhằm tăng hiệu suất công việc trong các hoạt động quản lý hồ sơ, văn bản. Thêm vào đó, hệ thống này giúp tạo một môi trƣờng làm việc nhất quán, đơn giản, minh bạch cho phép các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn. Hệ thống một cửa điện tử, thực hiện trên cơ sở tin học hóa các nghiệp vụ xử lý hồ sơ văn bản, giảm thiểu thời gian thụ lý hồ sơ, cung cấp công cụ hiện đại phục vụ khai thác và cập nhật thông tin, nâng cao năng lực quản lý. Hệ thống đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ cán bộ, chuyên viên trong quá trình thụ lý hồ sơ nhằm nâng cao năng suất, giảm khối lƣợng công việc thủ công, cung cấp thông tin chính xác kịp thời, bất cứ lúc nào. Ngoài ra, hệ thống giúp tạo điều kiện cho lãnh đạo các đơn vị quản lý và giám sát tình hình xử lý hồ sơ của đơn vị, của từng phòng ban chuyên môn và của từng cán bộ nhân viên thuộc đơn vị. Qua đó có thể đƣa ra các quyết định hợp lý và kịp thời nhằm phục vụ tốt hơn cho công dân, các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp.
75
3.2.6. Giải pháp đối với sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý
- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật nhằm phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành đối với từng lĩnh vực quản lý đối với cụm công nghiệp.
- Cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp, phân cấp công việc rõ ràng, quy trách nhiệm đúng ngƣời, đúng việc, tạo điều kiện cho công tác phối hợp trong quan lý.
3.2.7. Giải pháp đổi mới tƣ duy quản lý
- Xây dựng chƣơng trình đổi mới tƣ duy quản lý cho cán bộ quản lý.
- Tiếp tục tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc với doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tƣ cũng nhƣ khi sản xuất kinh doanh, tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách hoàn thiện nhằm hƣớng tới sự thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khi đầu tƣ sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị quản lý CCN. Đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tƣ của các dự án đã đuợc thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp đƣợc thuê đất thực hiện đúng tiến độ đầu tƣ đã cam kết trong dự án, kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm đầu tƣ theo đúng luật đất đai.
- Đẩy mạnh công tác giám sát thực hiện Luật Môi trƣờng, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đầu tƣ vào các KCN tập trung, cụm công nghiệp phải triển khai xây dựng các hạng mục xử lý môi trƣờng theo cam kêt trong báo cáo ĐTM. Giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện Luật tài nguyên nƣớc khi khai thác nuớc ngầm trong các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp khi khoan nƣớc ngầm phải có giấy phép của Sở TN và MT. Yêu cầu các chủ đầu tƣ hạ tầng các KCN đẩy nhanh việc đầu tƣ các công trình cấp nƣớc sạch và các
76
công trình xử lý nƣớc thải, rác thải công nghiệp trong các KCN. Kiên quyết xử lý đối với các đơn vị vi phạm cam kết, gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH KẾT LUẬN
Với mục đích ban đầu hình thành là nhằm tạo ra cớ sở hạ tầng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp trên một phạm vi tƣơng đối nhỏ, mô hình CCN đã thể hiện đƣợc rõ ƣu điểm và không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề, lao động từ thủ công là chính, chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN, lao động chuyển dịch sang sản xuất máy móc là chính. Bắc Ninh là đất của trăm nghề, có nguồn lợi lớn về ngành nghề truyền thống, nguồn nhân lực, có những thuận lợi với những đặc trƣng riêng. Việc chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh từ trong làng nghề ra các CCN, hay việc hình thành những CCN mới, tạo đà cho việc nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp và đầy nhanh tốc độ CCH, HĐH của tỉnh nhà. Góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, và đến năm 2020 Bắc Ninh trở thành thành phố đô thị loại một. Ngoài ra CCN còn là một kênh hữu hiệu và quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, thực hiện các chuyển giao công nghệ hiện đại từ bên ngoài, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, góp phần cho ngân sách nhà nƣớc.
Bắc Ninh, với vai trò là vị thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đang nỗ lực thúc đầy nhanh công cuộc CNH, HĐH nhằm nâng cao năng suất lao động trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu và rộng. Ngoài chiến lƣợc phát triển hệ thống các KCN, một trong những chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đang quan tâm là hình thành và phát triển các CCN tại địa phƣơng và coi đây là một công cụ
77
quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa các mục tiêu đặt ra nhƣ: chuyển dịch cơ cấu, nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp, giảm thiểu tác động xấu từ những hoạt động sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Thực tế chứng minh, tỉnh Bắc Ninh đã có những bƣớc đi cụ thể và tích cực trong việc cố gắng phát triển và hoàn thiện hệ thống các CCN, những hoạt động của chúng đã góp phần to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Ninh.
Luận văn đã thực hiện đƣợc những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận của việc hình thành và phát triển các CCN ở Việt Nam với cái chung và cái riêng của nó qua sự tác động của các nhân tố mang tính lịch sử, xã hội và tính thực tiễn cao. Ngoài ra, luận văn còn hệ thống hóa lý luận của quản lý nhà nƣớc đối với sự phát triển các CCN. Và phân tích quá trình quản lý nhà nƣớc đối với các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Mô hình CCN vừa mang ý nghĩa sâu sắc, vừa phản ánh các yếu tố thuộc về đặc điểm ở mỗi tỉnh, mỗi vùng tại từng thời điểm.
- Đã xem xét, phân tích điều kiện hình thành, phát triển và đánh giá những mặt đƣợc và chƣa đƣợc, những thành tựu và hạn chế cùng những nguyên nhân của chúng trong sự phát triển lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua, phân tích kết hợp chéo những điểm nội lực và yếu tố bên ngoài của sự phát triển các CCN, làm thể hiện rõ khi đan xen những yếu tố là điểm mạnh, điểm yếu với những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, giúp cho ta có cái nhìn sâu sắc hơn về những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến khả năng và triển vọng phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Ngoài ra, luận văn cũng phân tích mô hình quản lý hiện nay đang áp dụng đối với sự phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu đã chỉ ra: (1) Cơ chế quản lý các CCN; (2) Các quy phạm pháp luật trong công
78
tác quản lý CCN; (3) Cơ chế chính sách trong công tác quản lý các CCN; (4) Quy hoạch phát triển CCN. Luận văn còn đánh giá đƣợc những kết quản và tồn tại trong quản lý nhà nƣớc đối với CCN.
- Luận văn cũng đã đề xuất đƣợc phƣơng hƣớng và các giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách cũng nhƣ hoàn thiện tổ chức trong quản lý đối với hệ thống các CCN và đối với mô hình hoạt động của các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, từ đó góp thêm ý tƣởng vào việc thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của ngành công nghiệp cũng nhƣ của các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ nay tới năm 2030. Tác giả cũng đƣa ra những khuyến nghị chính sách cung cấp thêm cho các đơn vị quản lý đủ thẩm quyền xem xét và thực hiện nhằm hình thành một mô hình quản lý hoàn thiện hơn và hoạt động hiệu quả nhất.
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
- Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh kinh phí đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo quy hoạch, UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong vận động, thu hút đầu tƣ vào địa bàn.
- Đề nghị UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ sở để Ngành Công Thƣơng, các ngành của tỉnh và chính quyền các địa phƣơng có định hƣớng tổ chức chỉ đạo thực hiện.
- Đề nghị UBND tỉnh cho tiến hành điều tra, khảo sát các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các làng nghề và khu dân cƣ, kiên quyết xử lý yêu cầu di dời ra khỏi cụm công nghiệp.
79
- Không cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất công