Cơ sở lý luận về quản lý các cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý sự phát triển các cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý các cụm công nghiệp

1.2.1. Khái niệm về quản lý

* Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật[5].

Đối tƣợng quản lý, khách thể quản lý chủ yếu là quản lý con ngƣời. Ngoài ra, còn quản lý các khách thể khác nhƣ tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật…Chủ thể quản lý có thể là một ngƣời, một tổ chức, một bộ máy…

Quản lý là sự kết hợp giữa trí tuệ và lao động. Bởi vì ba nhân tố có tính quyết sự thành bại, sự phát triển của một công việc, một chế độ xã hội là: trí lực, sức lao động và quản lý. Trong đó, quản lý là sự phối, kết hợp giữa sức lao động và trí lực. Nếu phối hợp tốt thì xã hội, nền kinh tế sẽ phát triển, ngƣợc lại thì sẽ trì trệ, rối ren. Vì thế, nói đến quản lý là phải nói đến một cơ chế vận hành, tức là cơ chế quản lý (nhƣ chế độ, chính sách, biện pháp tổ chức, tâm lý xã hội…)

Vì vậy, chủ thể quản lý phải có khoa học và nghệ thuật trong việc tác động vào đối tƣợng bị quản lý (con ngƣời trong xã hội) và các khách thể quản lý khác nhƣ tài nguyên, môi trƣờng, khoa học công nghệ…nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.

* Xã hội hóa sản xuất đòi hỏi có sự quản lý

Quản lý nảy sinh chủ yếu từ tính xã hội hóa lao động sản xuất và hoạt động lao động nói chung của con ngƣời. Quản lý sinh ra từ tính chất biến đổi

21

của lao động do tác động của sự phát triển lực lƣợng sản xuất. Quản lý là một tất yếu khách quan của quá trình xã hội hóa sản xuất [4].

Hình 1.1. Sơ đồ quản lý 1.2.2. Quản lý nhà nƣớc

* Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối v.v…để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định [4.tr26].

Quản lý nhà nƣớc là sự quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nƣớc, ý chí nhà nƣớc, thông qua bộ máy nhà nƣớc làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao.

* Khái niệm quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp

Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp là dạng quản lý mà do các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước làm chủ thể, định hướng, điều hành, chi phối,...nhằm đạt được hiệu quả phát triển công nghiệp của một địa phương nhất định trong những giai đoạn cụ thể.

* Các đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước

Chủ thể quản lý

Công cụ quản lý

Phƣơng pháp quản lý

Đối tƣợng quản lý

22

Một là: Quản lý nhà nƣớc là một tất yếu khách quan. Bởi vì trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời, tất yếu nảy sinh những tầng lớp, giai cấp, những lợi ích kinh tế, xã hội,…Do vậy, tất yếu phải có nhà nƣớc đứng trên xã hội, đứng ngoài quan hệ gia đình, xã hội, công dân để điều tiết, điều chỉnh, dung hòa các lợi ích.

Hai là: Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý mang tính cƣỡng chế, mệnh lệnh. Chủ thể quản lý buộc đối tƣợng, khách thể quản lý phải chấp hành. Đặc biệt là quản lý theo pháp luật.

Ba là: Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý mang tính chính trị rõ nét. Quản lý nhà nƣớc ngoài tính cộng đồng tất yếu giữ trật tự chung, nó nằm ngoài quan hệ gia đình, quan hệ cộng đồng, công dân, xã hội, để điều hòa lợi ích chung.

Bốn là: Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý đại diện cho xã hội, đòi hỏi phải thích ứng và sáng tạo.

Thông qua thích ứng và sáng tạo của quản lý nhà nƣớc mà phát hiện ra những yếu tố phát sinh trong hiện thực vận động kinh tế - xã hội để giải quyết các mâu thuẫn đặt ra.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp

Quản lý nhà nƣớc đối với sự phát triển các cụm công nghiệp trên cả nƣớc nói chung và tại tỉnh Bắc Ninh bao gồm các nội dung nhƣ sau:

a. Về việc thành lập cụm công nghiệp

Các cơ quan quản lý đủ thẩm quyền xây dựng, ban hành, phổ biến, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc thành lập và hoạt động của cụm công nghiệp [15].

* Quy định điều kiện thành lập cụm công nghiệp như sau

23

- Có khả năng đạt tỷ lệ lấp đầy không thấp hơn 30% trong vòng một năm sau khi thành lập.

- Có chủ đâù tƣ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.

* Thủ tục thành lập cụm công nghiệp.

- Căn cứ điều kiện cụm công nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ gửi Sở Công Thƣơng đề nghị thành lập cụm công nghiệp.

- Sở Công Thƣơng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định hồ sơ thành lập cụm công nghiệp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Trong thời hạn 15 ngày làmg việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sơ Công Thƣơng tổ chức thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ kèm văn bản thẩm định của Sở Công Thƣơng, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập hoặc không thành lập cụm công nghiệp.

Quyết định thành lập cụm công nghiệp đƣợc gửi cho Bộ Công Thƣơng 01(một) bản để theo dõi và chỉ đạo.

* Hồ sơ thành lập cụm công nghiệp gồm:

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân cấp huyện trình Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thành lập cụm công nghiệp;

- Báo cáo đầu tƣ thành lập cụm công nghiệp;

- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (hoặc văn bản bổ sung quy hoạch) trên địa bàn tỉnh; các văn bản liên quan khác( nếu có);

Hồ sơ đƣợc thành lập 08 bộ, nộp tại sở Công Thƣơng ( trong đó có 02 bộ hồ sơ gốc)

* Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp gồm:

24

- Nhu cầu thực tế và sự phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt ( quy hoạch phát triển các cụm côg nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng v.v…)

- Hiện trạng sử dụng đất, sử dụng đất trồng lúa và định hƣớng bố trí các ngành nghề, cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tƣ vào cụm công nghiệp;

- Dự kiến danh giới, diện tích đất, việc đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của cụm công nghiệp; định hƣớng sơ bộ, phân tích và lựa chọn giải pháp đầu tƣ các công trình hạ tầng dùng chung trong cụm công nghiệp;

- Dự kiến phƣơng án bồi thuờng, hỗ trợ, tái định cƣ;

- Dự kiến hiệu quả về kinh tế, xã hội của cụm công nghiệp;

- Xác định sơ bộ về vốn đầu tƣ, chủ đầu tƣ và phƣơng thức thực hiện, phƣơng thức quản lý đầu tƣ xây dựng và khai thác hạ tầng cụm công nghiệp. - Dự kiến khả năng thuê đất sau khi thành lập;

- Các giải pháp và tiến độ thực hiện.

b. Về việc bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp

Ủy ban nhân dân tỉnh, sở công thƣơng, sở kế hoạch đầu tƣ, các sở ngày và đơn vị tham mƣu liên quan xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp.

* Điều kiện bổ sung cụm công nghiệp mới vào quy hoạch đã được phê

duyệt:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác trên địa bàn;

- Tỷ lệ lấp đầy bình quân của cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện, thành phố đạt ít nhất 60% (sáu mƣơi phần trăm);

25

- Còn quỹ đất công nghiệp đủ để thành lập cụm công nghiệp mới; - Có nhu cầu thuê đất để đầu tƣ sản xuất, kinh doanh theo đúng định hƣớng quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, nhƣng các cụm công nghiệp hiện đang hoạt động tại huyện, thành phố không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ (vị trí, diện tích, ngành nghề sản xuất…)

* Thủ tục bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp:

- Căn cứ các điều kiện bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp, Uỷ ban nhân cấp huyện lập hồ sơ gửi Sở Công Thƣơng đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Sở công Thƣơng chủ trì , phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét cần thiết bổ sung cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thƣơng.

Quyết định phê duyệt bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp đƣợc gửi cho Bộ Công Thƣơng 01(một) bản để theo dõi và chỉ đạo chung.

* Hồ sơ bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp gồm:

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc mở rộng cụm công nghiệp;

- Báo cáo đầu tƣ mở rộng cụm công nghiệp, bao gồm: Sự cần thiết mở rộng cụm công nghiệp, trong đó giải trình về việc đáp ứng các điều kiện mở rộng cụm công nghiệp đƣợc quy định tại Khoản 1 của Điều này; đánh giá hiện trạng phát triển cụm công nghiệp hiện có; định hƣớng mở rộng cụm công nghiệp (ranh giới, diện tích, hiện trạng sử dụng đất, việc đấu nối công trình hạ tầng kĩ thuật trong và ngoài hành rào; phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ); xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tƣ và phƣơng thức thực hiện; các giải pháp và tiến độ thực hiện; dự kiến khả năng cho thuê đất và hiệu quả kinh tế, xã hội của cụm công nghiệp sau khi mở rộng.

26

Hồ sơ đƣợc lập thành 08 bộ, nộp tại Sở Công Thƣơng (trong đó có 02 bộ hồ sơ gốc)

c. Về quản lý hoạt động cụm công nghiệp

* Quản lý thủ tục hành chính

Các đơn vị quản lý đủ thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy chứng nhận đầu tƣ, chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận liên quan đến hoạt động trong cụm công nghiệp.

* Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích.

Các dịch vụ công cộng, tiện ích nhƣ bảo vệ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, xử lý nƣớc thải, chất thải, duy tu bảo dƣỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp và các dịch vụ tiện ích khác do đơn vị kinh doanh hại tầng cụm công nghiệp tổ chức thực hiện. Mức phí sử dụng các dịch vụ công ích, tiện ích đƣợc xác định trên nguyên tắc thoả thuận thông qua hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ và đơn vị kinh doanh hạ tầng.

* Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật. Việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với Doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo kế hoạch do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về thanh tra

* Quản lý thông tin, xúc tiến đầu tƣ

Xây dựng và quản lý thông tin về cụm công nghiệp; chỉ đạo các hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào cụm công nghiệp.

d. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cụm công nghiệp

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tƣ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thƣởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn

27

đề phát sinh trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển cụm công nghiệp.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình quản lý các cụm công nghiệp

- Một là, Hệ thống pháp lý và các chính sách: Hệ thống pháp lý và các chính sách có ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình quản lý, đến cách thức tổ chức và phƣơng thức hoạt động của các cơ quan, đơn vị quản lý.

- Hai là, Thủ tục hành chính nhà nƣớc: trong quá trình quản lý, thủ tục hành chính thƣờng xuyên diễn ra để giải quyết vấn đề của chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý, điều này đòi hỏi cơ chế quản lý càng rút gọn và chặt chẽ thì hệ thống quản lý trở nên thông suốt và công tác quản lý càng trở nên dễ dàng hơn.

- Ba là, Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý: Cụm công nghiệp hoạt động trong sự năng động của nền kinh tế thị trƣờng, nên công tác quản lý phải linh động, điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải thƣờng xuyên trau rồi kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý.

- Bốn là, Sự kết hợp hài hòa giữa các đơn vị cùng tham gia công tác quản lý: mỗi đơn vị chủ quản đều có những quyền hạn và trách nhiệm nhất định, trong những phạm vi cụ thể, tuy nhiên, ngoài những công việc mang tính ổn định, trong quá trình quản lý, thƣờng xuyên xảy ra những sự việc mới, mang tính tức thời, điều này đòi hỏi những cơ quan quản lý liên quan phải có sự phối hợp nhịp nhàng nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.

- Năm là, Sự phát triển khoa học công nghệ và công nghệ thông tin : Ngày nay, trong xu thế vận động của xã hội hiện đại, hoạt động sản xuất và các hoạt động kinh tế khác phát triển không ngừng và thƣờng xuyên áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến. Việc các đơn vị quản lý sử dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong quá trình quản lý đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển và phù hợp với sự vận động của xã hội.

28

- Sáu là, Thói quen của hoạt động sản xuất của các chủ thể tham gia vào cụm công nghiệp: Phần lớn các cụm công nghiệp đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là từ phát triển làng nghề, do đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn mang tính chất hoạt động truyền thống, kèm theo đó là thói quen sản xuất và hoạt động hành chính của làng nghề. Điều này ảnh hƣởng tới quá trình quản lý nhà nƣớc của các cơ quan quản lý. Nhƣ vậy, công việc cần làm hiện nay là tuyên truyền, giải thích rõ cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất cụm công nghiệp; đào tạo chuyên môn cho các cán bộ; tạo môi trƣờng pháp lý thích hợp; các quy hoạch- kế hoạch, hệ thống thông tin chính xác, rõ ràng để công tác quản lý nhà nƣớc đối với quá trình phát triển cụm công nghiệp đƣợc thực hiện tốt hơn, dễ dàng hơn.

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá quá trình quản lý các cụm công nghiệp a. Nhóm chỉ tiêu về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền. a. Nhóm chỉ tiêu về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền.

Thể hiện qua sự sẵn lòng và kỹ năng phục vụ của cán bộ công chức cho các nhà đầu tƣ, gồm: (1) Thủ tục hành chính đƣợc thực hiện nhanh gọn; (2) Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của cán bộ quản lý tốt; (3) Cơ quan nhà nƣớc sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp; (4) Các thắc mắc, phản ảnh của doanh nghiệp luôn đƣợc giải đáp thỏa đáng; (5) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin.

b. Nhóm chỉ tiêu về chính sách ƣu đãi đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Quản lý sự phát triển các cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 28)