Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu chiến lược của tổng công ty bảo hiểm bảo việt trong giai đoạn 2014 2020 (Trang 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.3.Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Môi trƣờng nội bộ bao gồm hệ thống các yếu tố hữu hình và vô hình, tồn tại trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức và ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến trình quản trị chiến lƣợc.

Vì vậy, phân tích môi trƣờng nội bộ là hết sức cần thiết đối với mọi loại hình tổ chức trong nền kinh tế; đây là cơ sở giúp doanh nghiệp biết rõ các điểm mạnh và các điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh; đồng thời, giúp nhà quản trị biết đƣợc khả năng nắm bắt các cơ hội của thị trƣờng trong từng kỳ. Việc phân tích môi trƣờng bên trong giúp các nhà quản trị có thể nhận diện rõ chính mình và có cơ sở đề xuất các giải pháp để tận dụng điểm mạnh sẵn có, hạn chế điểm yếu nhằm giảm bớt rủi ro của môi trƣờng bên ngoài (Garry D.Sith Danny R.ARnold - BobbyG.Bizzell, 1997).

Marketing

Marketing là hệ thống các hoạt động liên quan đến quá trình nghiên cứu, dự báo, xác định các nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đáp ứng tốt các nhu cầu đó bằng hỗn hợp marketing (marketing mix) hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ, tại mỗi khu vực thị trƣờng (Philip Kotler, 2003).

Tóm lại các nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải đánh giá các hoạt động Marketing vì chúng gắn liền với các chiến lƣợc cạnh tranh trên thị trƣờng, quyết định sự tồn tại lâu dài hay không của mỗi doanh nghiệp.

Công nghệ sản xuất

Sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra ở từng công đoạn trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.Chức năng này gắn liền với công việc của ngƣời thừa hành ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, từ bộ phận sản xuất đến các khâu công việc ở bộ phận hành chính và các bộ phận chức năng chuyên môn. Những hoạt động này tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ

cung cấp cho khách hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm hay dịch vụ, mức độ hài lòng của khách hàng, chi phí hoạt động v.v... là những yếu tố đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất. Tùy theo nhu cầu thực tế việc phân tích chức năng này sẽ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất.

Công nghệ sản xuất hiện đại thì doanh nghiệp hoạt động mới có hiệu quả và ngƣợc lại.

Nhân lực

Con ngƣời là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia.

Trong các doanh nghiệp, yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lƣợc đều do con ngƣời quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chƣa tốt v.v... đều xuất phát từ con ngƣời.

Việc phân tích nguồn nhân lực thƣờng xuyên là cơ sở giúp các doanh nghiệp, các tổ chức đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâu công việc và so với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có.

Đồng thời việc đánh giá khách quan sẽ giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên của doanh nghiệp từ nhà quản trị cấp cao đến ngƣời thừa hành nhằm bảo đảm thực hiện chiến lƣợc thành công lâu dài và luôn thích nghi với những yẻu cầu về nâng cao liên tục chất lƣợng con ngƣời trong nền kinh tế hiện nay (Trần Kim Dung, 2006).

Tài chính, kế toán

Chức năng tài chính kế toán liên quan đến những hoạt động huy động và sử dụng các nguồn lực vật chất của doanh nghiệp trong từng kỳ, thực hiện hạch toán kinh tế trong tất cả các khâu công việc trong quá trình hoạt động. Chức năng tài chính kế toán gắn liền với hoạt động của các bộ phận chức năng khác, quyết định tính khả thi, tính hiệu quả của nhiều chiến lƣợc và chính sách khác của doanh nghiệp.

Căn cứ vào kết quả phân tích thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, nhà quản trị sẽ phân tích và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu về các hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp so với các công ty cạnh tranh theo khu vực thị trƣờng, dự báo các xu hƣớng, đề ra các quyết định về chiến lƣợc và chính sách tài chính doanh nghiệp, các chƣơng trình huy động và phân bổ các nguồn vốn có hiệu quả, thích nghi với môi trƣờng hoạt động.

Quản trị

Quản trị nhân sự là các hoạt động liên quan đến việc tuyển mộ, huấn luyện, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá và khuyến khích lòng trung thành của ngƣời lao động đối với tổ chức. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản trị nhân sự có vai trò rất quan trọng đối với quá trình quản trị các chiến lƣợc của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của tổ chức.

Căn cứ vào những thông tin về các hoạt động quản trị nhân sự, nhà quản trị phân tích và đánh giá sự tiến bộ theo thời gian và những điểm mạnh điểm yếu so với các công ty cạnh tranh trong từng kỳ. Đây là cơ sở giúp nhà quản trị chuẩn bị các chiến lƣợc, chính sách và các chƣơng trình hành động trong quản trị nhân sự giai đoạn sau có hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu chiến lược của tổng công ty bảo hiểm bảo việt trong giai đoạn 2014 2020 (Trang 29)