6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Môi trường vi mô
2.2.2.1. Thực trạng chung của ngành
Thị trƣờng bảo hiểm ở nƣớc ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng. Số lƣợng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm
con ngƣời, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bƣớc thoả mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng.
Trên thị trƣờng bảo hiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm - đầu tƣ bảo vệ, đƣợc công luận đánh giá cao nhƣ sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân cho ngƣời sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của ngƣời chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo… Tốc độ tăng doanh thu phí của bảo hiểm Việt Nam ở mức khá cao so với thế giới và khu vực. Một số công ty bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhƣng cũng đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao nhƣ Bảo Minh, Prudential, PJICO… Vốn đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại phí bảo hiểm trong nƣớc cũng đƣợc nâng lên tƣơng ứng. Theo đánh giá của HHBHVN, hiện nay doanh thu phí bảo hiểm của thị trƣờng mới đạt mức trên 2% GDP trong khi các nƣớc phát triển trong khu vực thƣờng đạt mức 8-10% GDP (bình quân thế giới khoảng 8%) do đó, tiềm năng phát triển của các DN bảo hiểm vẫn còn rất lớn.
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã có đủ khả năng phục vụ các ngành kinh tế, các tầng lớp nhân dân với việc tham gia vào nhiều hợp đồng có mức trách nhiệm lớn tới hàng tỷ USD nhƣ bảo hiểm trong các lĩnh vực hàng không; dầu khí; Nhà máy xi măng Chinfon, Nhà máy điện Phú Mỹ, các toà nhà, khách sạn lớn cùng với hàng nghìn nhà xƣởng, văn phòng… Hoạt động đầu tƣ của các công ty đang tạo ra một nguồn vốn lớn cho xã hội.
Các công ty bảo hiểm Việt Nam đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau cùng có lợi. Các công ty bảo hiểm đã có đƣợc bản đồng thoả thuận về khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp cũng thể hiện những bƣớc tiến tích cực của bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thƣờng chƣa đƣợc thực hiện tốt, chƣa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng
hơn trƣớc, nhƣng vẫn còn hạn chế, chƣa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng nhƣ thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dƣợc, luật sƣ, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chƣa thực sự đƣợc đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nƣớc ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nƣớc cũng đang ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.
2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Giống nhƣ các thị trƣờng khác, trên thị trƣờng bảo hiểm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để tranh giành khách hàng, thu lợi nhuận cũng diễn ra liên tục, gay go và quyết liệt. Cạnh tranh trên nhiều khía cạnh với nhiều thủ thuật, bởi lẽ sản phẩm bảo hiểm là không có bảo hộ bản quyền và dễ bắt chƣớc cho nên các doanh nghiệp bảo hiểm thƣờng tập trung vào kinh doanh các sản phẩm đƣợc thị trƣờng chấp nhận bằng cách cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đó hơn các doanh nghiệp khác, bằng cách quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách hàng, ...
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cƣờng độ cạnh tranh. Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Doanh nghiệp đã và đang tập trung quảng cáo rầm rộ, tăng cƣờng chủng loại dịch vụ, khuyến mại sản phẩm dịch vụ…Bên cạnh một loạt các loại dịch vụ phong phú, yếu tố mà các công ty sử dụng để thu hút khách vẫn là các chƣơng trình khuyến mại, giảm giá, bốc thăm trúng thƣởng hay những chuyến du lịch nƣớc ngoài… Theo thống kê chƣa chính thức của các nhà nghiên cứu thị trƣờng thì 30 - 40% các loại dịch vụ của công ty có chƣơng trình khuyến mại, chƣơng trình giảm giá…Chính điều này đã thu hút lƣợng khách tăng từ 40-50% .
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra hiện nay là, phần lớn các công ty bảo hiểm trong nƣớc không cạnh tranh với nhau bằng chất lƣợng dịch vụ tới khách hàng mà cạnh tranh nhau bằng việc hạ phí, giành giật lôi kéo khách hàng…Hiện nay số lƣợng các công ty bảo hiểm ngày càng tăng lên, nhƣng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn lại chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, đặc biệt là đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Việc hạ phí bảo hiểm nhằm có đƣợc thị phần hay giành đƣợc dịch vụ không
phải là hình thức cạnh tranh mới song lại đang trở thành cách thức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay.
Theo quy định của Luật cạnh tranh, việc xem xét hành vi hạ phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là vi phạm vào hành vi bị cấm. Nhƣng trên thực tế thị trƣờng bảo hiểm đã xuất hiện tình trạng có những sản phẩm bảo hiểm mức phí giảm từ 40- 50%, thậm chí còn thấp hơn quy định của Bộ tài chính rất nhiều lần. Hơn nữa, tỉ lệ bồi thƣờng ngày càng một tăng, số vụ chƣa giải quyết bồi thƣờng ngày một ứ đọng, có thể dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm không có nguồn tài chính vững mạnh.
Ngoài ra còn có sự cạnh tranh ngầm thông qua sự can thiệp hành chính để có đƣợc các hợp đồng bảo hiểm đang diễn ra khá nhiều trên thị trƣờng. Trên thị trƣờng bảo hiểm hiện có nhiều công ty bảo hiểm chuyên ngành. Tại đó ngành này buộc các đơn vị thành viên trong cùng một tổng công ty tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc. Những hành động này có thể dễ dàng giúp các doanh nghiệp dễ dàng khai thác dịch vụ nhƣng lại gây nên tình trạng phí khai thác dịch vụ bảo hiểm chủ yếu tập trung vào một doanh nghiệp trong một ngành, một lĩnh vực.
Bên cạnh những sự cạnh tranh không lành mạnh sự cạnh tranh lớn nhất hiện nay vẫn là về chất lƣợng. Các công ty bảo hiểm lớn trong nƣớc, các công ty nƣớc ngoài chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng. Công ty bảo hiểm bảo việt cũng đang có những chiến lƣợc riêng để giữ vững thị trƣờng trong nƣớc với các đối thủ cạnh tranh mạnh nhƣ VINARE, Bảo Long, PJICO, PVI, PTI và 3 công ty liên doanh gồm VIA (Bảo Việt và công ty của Nhật), UIC (Bảo Minh và công ty của Nhật) và công tymôi giới BV – AON.
2.2.2.3. Yếu tố khách hàng
Áp lực từ phía khách hàng xem là rất quan trọng đối với công ty bảo hiểm bảo việt, nó thể hiện chủ yếu là đòi hỏi chế độ dịch vụ bảo hiểm 1 cách tốt nhất. Chính điều này làm cho các nhà cạnh tranh chống lại nhau làm tổn hao lợi nhuận của ngành. Sự ra đời của các công ty bảo hiểm làm cho ngƣời tiêu dùng có đầy đủ thông tin, nhiều cơ hội lựa chọn công ty mình yêu thích nhất. Điều này càng củng cố thêm vị thế mặc cả của họ để hƣớng tới một dịch vụ hoàn hảo hơn, một nơi cung cấp hàng hóa với chất lƣợng cao hơn và ổn định hơn.
Khách hàng là nhân tố gây áp lực cho doanh nghiệp về giá cả, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là ngƣời điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tƣơng đƣơng với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lƣợng, các yếu tố khác của môi trƣờng nhƣ văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hƣởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Đối với ngành kinh doanh bảo hiểm thì các sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế chính là các loại dịch vụ với nhiều đãi ngộ và các loại hình bảo hiểm khác nhau…Trong những năm gần đây, sự ra đời ồ ạt của các công ty bảo hiểm với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau làm tăng sự cạnh tranh giữa các công ty. Vì thế công ty bảo hiểm Bảo Việt phải có những giải pháp để thu hút khách hàng của mình bằng các chƣơng trình chăm sóc khách hàng, có những khuyến mại khi tham gia bảo hiểm.
Ngoài ra còn có sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (nhƣ ngân hàng, chứng khoán, các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã đƣa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm nhƣ tiết kiệm gửi định kì, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại nhƣ tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thƣởng và nhiều ƣu đãi liên quan khác.
2.2.2.5. Đối thủ tiềm ẩn
Việc mở cửa thị trƣờng theo các cam kết WTO về cơ bản có tác động tích cực đối với cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Mở cửa thị trƣờng tạo điều kiện tăng cƣờng trao đổi kiến thức và kĩ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nƣớc, việc tham gia thị trƣờng của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đa dạng hóa và khiến thị trƣờng sôi động hơn.
Tuy nhiên, Các công ty bảo hiểm mới dễ dàng gia nhập thị trƣờng thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các công ty bảo hiểm mới sẽ phụ
thuộc vào độ cao của rào cản gia nhập. Việc tham gia của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài vào thị trƣờng bảo hiểm cũng có những tác động bất lợi đối với công ty bảo hiểm trong nƣớc và khả năng quản lý của nhà nƣớc trong lĩnh vực này.
- Các công ty trong nƣớc bị chia sẻ thị trƣờng là tác động rõ ràng nhất ở nƣớc đang trong tiến trình mở cửa thị trƣờng.
- Biến động về nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Một thực tế đã diễn ra khi sự gia tăng của số lƣợng bảo hiểm doanh nghiệp nhanh hơn sự gia tăng nhân lực trong ngành đã dẫn đến sự di chuyển nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu các công ty bảo hiểm trong nƣớc không có những điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự thì sẽ mất lợi thế quan trọng giữa các công ty 100% vốn nƣớc ngoài hoặc liên doanh.
- Thị trƣờng phát triển nhanh về quy mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi ngƣời tiêu dùng; khả năng giải quyết tranh chấp; thị trƣờng bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống.
Các công ty bảo hiểm mới dễ dàng gia nhập thị trƣờng thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các công ty bảo hiểm mới sẽ phụ thuộc vào độ cao của rào cản gia nhập. Hàng loạt tập đoàn bảo hiểm hùng mạnh thế giới cũng nhƣ khu vực đã “nhắm” vào Việt Nam và họ đặt một sức ép lên các doanh nghiệp nội địa.
2.2.2.6. Nhà cung cấp
Một áp lực nữa cũng không kém phần quyết định đó chính là áp lực từ phía nhà cung cấp. Các nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực của mình bằng cách đe dọa tăng giá hàng hóa hay mặc cả về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, họ có thể chèn ép lợi nhuận từ các công ty bảo hiểm nhằm bù đáp những chi phí tăng lên trong giá thành sản phẩm.
Đối với ngành bảo hiểm, khái niệm nhà cung cấp có thể hiểu là những cổ đông cung cấp vốn cho công ty bảo hiểm hoạt động, các công ty đào tạo nhân viên kinh doanh bảo hiểm hay là các công ty cung cấp các sản phẩm công nghệ cho công ty bảo hiểm. Tại Việt Nam các công ty bảo hiểm tự đầu tƣ trang thiết bị và chọn nhà cung cấp riêng theo điều kiện của công ty mình. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trƣờng lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên thƣờng khi đã tốn một khoản chi phí khá
lớn vào đầu tƣ hệ thống, các công ty bảo hiểm thƣờng không muốn thay đổi nhà cung cấp nữa vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị công nghệ khi thắng thầu.
Hiện các nhà cung cấp thiết bị công nghệ đã nghiên cứu và nắm rõ đƣợc nhu cầu để có cơ hội để chiếm đƣợc thị trƣờng. Thực tế ứng dụng CNTT trong ngành bảo hiểm còn thấp hiện nay tạo ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp các giải pháp. Bên cạnh đó, thị trƣờng này còn nhiều tiềm năng, bởi thời gian tới, lĩnh vực tài chính bảo hiểm sẽ còn phát triển mạnh. Việc nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng là một trong những đòi hỏi cấp bách nhằm hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, mà trong đó, ứng dụng CNTT là yếu tố quan trọng.