5. Bố cục luận văn
1.3. Một số khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc miêu tả
1.3.1. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ
Theo “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (Viện Ngôn ngữ học - 2004), phƣơng ngữ là “biến thể theo địa phương hoặc theo tầng lớp xã hội của một ngôn ngữ”.
Còn Hoàng Thị Châu cho rằng “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể
25
với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” [10, tr. 29]; “Phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân được hình thành trong quá trình lịch sử” [10, tr. 57].
Theo “Cơ sở tiếng Việt” [18, tr. 123], thì phƣơng ngữ “là tiếng địa phương được quan niệm là những biến thể địa lý của một ngôn ngữ nhất định”. Phƣơng ngữ Nam Bộ, theo quan điểm của Trần Thị Ngọc Lang, là
“đơn vị từ vựng đặc trưng có gốc gác (xuất phát từ) Nam Bộ”. Cách quan niệm này, nhƣ đoạn trích đã chỉ rõ, cho thấy tác giả quá nhấn mạnh tới tính đặc thù của tiếng Nam Bộ mà chƣa thấy hết mối liên hệ bản chất của nó với ngôn ngữ toàn dân. Vì thế, nó khác biệt với những định nghĩa mà chúng ta đã nêu ở trên.
Nhƣ vậy, từ những định nghĩa nói trên về phƣơng ngữ, ngƣời ta có thể hiểu phƣơng ngữ Nam Bộ là biến thể địa phƣơng của tiếng Việt thống nhất, đƣợc hình thành trong quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ. Nói khác đi, phƣơng ngữ Nam Bộ là một phần tiếng Việt đƣợc sử dụng ở Nam Bộ nhƣ một “biến thể địa phƣơng của ngôn ngữ toàn dân”
1.3.2.Tiếng Việt Nam Bộ
Có thể nói, Nam Bộ là vùng đất mới thực sự đƣợc hòa nhập vào lãnh thổ quốc gia khoảng trên dƣới 400 năm. So với lịch sử phát triển hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, Nam Bộ đƣợc xem là vùng đất mới. Tiếng Việt cũng có lịch sử lâu dài, theo cách xác định của GS Nguyễn Tài Cẩn thì khoảng 12 thế kỷ [5, tr. 401- 411]; còn theo cách xác định phục nguyên tiền ngôn ngữ của GS Trần Trí Dõi thì khoảng trên 20 thế kỷ. Đến khi hình thành vùng đất Nam Bộ, tiếng Việt đƣợc sử dụng ở vùng đất này theo những đặc điểm văn hóa, xã hội của riêng Nam Bộ.
Về nguyên tắc, tiếng Việt Nam Bộ là một bộ phận của tiếng Việt thống nhất, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam đƣợc ngƣời dân nói, sử dụng ở vùng
26
Nam Bộ (theo phân chia địa lý). Tiếng Việt Nam Bộ đã có hơn 4 thế kỷ hình thành, phát triển. Tiếng Việt Nam bộ là tiếng Việt phát triển sau này khi ngƣời Việt tiến dần vào Nam. Các yếu tố làm hình thành tiếng Việt Nam Bộ cũng là những yếu tố làm hình thành tập hợp cư dân ở nơi đây: di dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng và Nam Trung Bộ, người Chăm, người Khmer, người Hoa [30]. Từ thế kỷ XVI, khi nhà Minh thất thủ, ngƣời Hán di cƣ vào đàng Trong, dẫn đầu là nhóm Mạc Cửu. Nhƣ vậy, trƣớc khi Mạc Cửu đến lập nghiệp ở đây, đã có ngƣời bản địa sinh sống. Sau đó, ngƣời Pháp đổ bộ vào miền Nam với những ảnh hƣởng rõ nét của văn hóa, ngôn ngữ Pháp. Sau khi ngƣời Pháp rút đi khi kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, cũng để lại vùng đất Nam Bộ những dấu ấn sâu đậm về ngôn ngữ và văn hoá. Các nhóm cƣ dân trên gồm ngƣời Việt bản địa, ngƣời Hán và ngƣời Pháp đã “đóng góp” ngôn ngữ của mình, đồng thời cùng nhau sáng tạo, phát triển vốn ngôn ngữ sẵn có ở Nam Bộ và chi phối đặc điểm ngữ nghĩa tiếng Việt Nam Bộ để nó có thể phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội mới.
Tiếng Việt có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng ở từng vùng, miền trong cả nƣớc. Và Nam Bộ là một vùng đất với những đặc điểm sử dụng tiếng Việt khác với các vùng Trung Bộ và Bắc Bộ. Nhƣ vậy, khi dùng khái niệm tiếng Việt Nam Bộ, chúng tôi không quá nhấn mạnh vào riêng phƣơng ngữ Nam Bộ nhƣ cách nhìn nhận mà Trần Thị Ngọc Lang đã đề nghị. Quan niệm của chúng tôi nhƣ thế cho phép mình có thể so sánh từ ngữ với từ điển của A. de Rhodes trƣớc đó và từ điển của Huỳnh Công Tín. Bởi vì, nhƣ chúng tôi đã sơ bộ mô tả ở trên, từ điển của Huỳnh Công Tín về thực chất cũng là từ điển tiếng Việt Nam Bộ.
Hoàng Thị Châu đã có lý khi viết rằng “Các phương ngữ sẽ lùi dần chứ không phát triển thêm nữa” [10, tr. 55]. Theo cách suy luận nhƣ vậy, phƣơng ngữ Nam Bộ có thể thay đổi, nó hình thành, phát triển và mất đi, thậm chí có
27
thể nhập vào ngôn ngữ toàn dân, nhƣng tiếng Việt thì không bao giờ mất đi, nó chỉ thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Do đó, tiếng Việt Nam Bộ phản ánh đặc điểm của tiếng Việt đƣợc sử dụng ở Nam Bộ một cách trƣờng tồn. Và đó cũng là lý do nữa để chúng tôi dùng khái niệm tiếng Việt Nam Bộ chứ không dùng khái niệm phƣơng ngữ Nam Bộ trong luận văn của mình. Mặc dù trong một chừng mực nào đấy, hai khái niệm ấy có những nét tƣơng đồng nhau.
Một điểm khác biệt rõ ràng nữa giữa cách dùng tiếng Việt Nam Bộ và phƣơng ngữ Nam Bộ là tiếng Việt Nam Bộ đƣợc chấp nhận một cách chính thức là phƣơng tiện diễn đạt của dân tộc Việt Nam, còn phƣơng ngữ Nam Bộ thì không nhƣ thế, chỉ hạn chế trong cộng đồng ngƣời Việt Nam Bộ.
Nhƣ vậy, trong luận văn này đối tƣợng chúng tôi nghiên cứu là tiếng Việt Nam Bộ chứ không phải là phƣơng ngữ Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cụ thể hơn là nghiên cứu đặc điểm biến đổi nghĩa của tiếng Việt tại Nam Bộ trong quá trình phát triển chung của tiếng Việt. Chính đó là lý do vì sao chúng tôi có thể so sánh từ ngữ Nam Bộ tập hợp đƣợc với từ ngữ của từ điển “Việt - Bồ - La” và từ điển tiếng Nam Bộ hiện nay mà Huỳnh Công Tín đã biên soạn.
1.3.3.Vấn đề biến đổi nghĩa từ vựng tiếng Việt
Trong lịch sử, không có sự vật, hiện tƣợng nào không biến đổi. Sự biến đổi có thể theo chiều hƣớng phát triển hoặc mất đi. Sự biến đổi nghĩa từ vựng cũng nhƣ thế. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, nghĩa từ vựng có thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài và bên trong ngôn ngữ tác động. Yếu tố bên ngoài là bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... của từng thời kỳ và yếu tố bên trong là do chính qui luật nội tại của từ vựng quyết định - đây là qui luật phát triển tất yếu của các sự vật, hiện tƣợng.
Trƣớc hết, về nghĩa của từ, về đại thể đƣợc hiểu là “mặt nội dung được phản ánh dưới vỏ âm thanh vật chất của từ” [18, tr. 107]; “là những liên hệ
28
được xác lập trong nhận thức của chúng ra giữa từ với những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho)” [13, tr. 167].
Còn biến đổi nghĩa từ vựng, theo hầu hết các nhà ngôn ngữ học, là sự thay đổi nghĩa của từ theo hai hƣớng: thêm nghĩa (mở rộng nghĩa) hoặc mất nghĩa (thu hẹp nghĩa). Sự thêm hoặc mất nghĩa của từ chịu tác động của điều kiện, hoàn cảnh xã hội và những biến động, thay đổi của lịch sử. Do đó, sự biến đổi nghĩa của từ trong các thời kỳ đều mang những đặc điểm riêng. Mỗi thời kỳ có đặc điểm biến đổi nghĩa khác nhau đƣợc qui định bởi đặc điểm xã hội của từng thời kỳ.
Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả cho rằng có hai hƣớng trong biến đổi nghĩa của từ là thu hẹp nghĩa của từ và mở rộng nghĩa của từ và trong tiếng Việt và “xu hướng thu hẹp nghĩa nói chung là không mạnh bằng mở rộng nghĩa” [13, tr. 211].
Khi miêu tả về từ vựng tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng [25], sự biến đổi ý nghĩa của từ là quá trình mở rộng và thu hẹp ý nghĩa, chuyển đổi tên gọi bằng ẩn dụ và hoán dụ. Nhƣ vậy, đối với Nguyễn Thiện Giáp, ẩn dụ
và hoán dụ là những phƣơng thức ngôn ngữ dùng để mở rộng hay thu hẹp ý nghĩa của từ.
Khi thực hiện luận văn thạc sỹ của mình, Phạm Văn Lam [36] đã tổng hợp lại các con đƣờng phát triển nghĩa chính là: hoán dụ và ẩn dụ, khái quát hóa và chuyên biệt hóa, loại suy...; ngoài ra còn các con đƣờng phát triển khác (nhƣ tẩy nghĩa, chuyển vị ngữ nghĩa, dạt nghĩa, uyển ngữ, ngoa dụ...).
Theo Trần Nhật Chính [11], quá trình phát triển nghĩa của từ tiếng Việt gồm hai con đƣờng cơ bản là thuật ngữ hóa từ thông thƣờng và mở rộng ý nghĩa của từ bằng chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ.
Theo nhận thức của chúng tôi, khi đề cập đến vấn đề biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ, chúng tôi chỉ sẽ đề cập đến các con đƣờng biến đổi
29
nghĩa là: mở rộng nét nghĩa, thu hẹp nét nghĩa, thêm nghĩa mới và bỏ đi nét nghĩa. Đó là cách chúng tôi tóm lƣợc và đƣa ra những nhận xét về quá trình phát triển (biến đổi nghĩa) của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những vấn đề cụ thể sẽ đƣợc chúng tôi nêu ra khi miêu tả - phân tích từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong sự so sánh với từ điển “Việt - Bồ - La” và từ điển tiếng Nam Bộ hiện nay của Huỳnh Công Tín
1.4. Tiểu kết chương 1
Nhƣ vậy, trong chƣơng viết này của luận văn, chúng tôi nêu lên những vấn đề sau đây làm cơ sở cho việc miêu tả ở những chƣơng tiếp theo.
Thứ nhất, bối cảnh xã hội ngôn ngữ của tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là tình trạng đang trong trạng thái chuyển từ “cảnh huống ngôn ngữ thời phong kiến” sang “cảnh huống ngôn ngữ xã hội thực dân nửa phong kiến” nhƣ nhận định của GS Lê Quang Thiêm. Trong sự chuyển đổi này, báo chí quốc ngữ Latinh đã có tác động sâu sắc đến sự phát triển của tiếng Việt. Vì thế, trong luận văn, chúng tôi đã lựa chọn ngấu nhiên ba tác phẩm đại diện cho ba thời kỳ khác nhau của giai đoạn này.
Thứ hai, do nghiêng về quan niệm tiếng Việt Nam Bộ chứ không đơn thuần là phƣơng ngữ Nam Bộ, chúng tôi đã trình bày cơ sở để chúng tôi so sánh từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với từ điển “Việt - Bồ - La” và từ điển tiếng Nam Bộ hiện nay của Huỳnh Công Tín để miêu tả sự phát triển nghĩa của từ ngữ trong giai đoạn này.
Thứ ba, khi miêu tả và phân tích vấn đề biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ, luận văn dành ƣu tiên đề cập đến những con đƣờng biến đổi nghĩa là thêm nghĩa mới, mở rộng nét nghĩa, thay đổi nghĩa và thu hẹp nét nghĩa. Đó chỉ là những cách khác nhau trong biến đổi nghĩa của từ. Trong luận văn, chúng tôi cũng chỉ tóm lƣợc trên cơ sở đƣa ra những nhận xét về
30
quá trình phát triển (biến đổi nghĩa) của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi miêu tả - phân tích những từ ngữ cụ thể của tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX này.
31
Chương 2.
KHẢO SÁT TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT NAM BỘ TRÊN MỘT SỐ TƢ LIỆU ĐÃ XUẤT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU
THẾ KỶ XX
Nhƣ chương 1 đã đề cập, chúng tôi tiến hành khảo sát từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên một số tƣ liệu xuất bản trong giai đoạn này. Trên những tƣ liệu đƣợc khảo sát, chúng tôi xây dựng một danh sách từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong phần phụ lục. Nghĩa của từ trong từng giai đoạn (trƣớc, trong và sau giai đoạn khảo sát) đƣợc chúng tôi lý giải cụ thể trong phần phụ lục đó. Còn ở chương 2, trên dữ liệu 03 loại văn bản đƣợc lựa chọn khảo sát, chúng tôi sẽ mô tả, phân tích, đƣa ra những nhận xét về đặc điểm tiếng Việt Nam Bộ đƣợc dùng trong từng loại tƣ liệu xuất bản tại Nam Bộ từ năm 1858 đến năm 1945. Những yếu tố này sẽ góp phần để chúng tôi đƣa ra một vài nhận xét về đặc điểm biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn này.
Trƣớc khi mô tả và phân tích từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong các tƣ liệu đƣợc lựa chọn khảo sát, chúng tôi xin đề cập về các khái niệm “từ thuần Việt”, “từ gốc Hán” và “từ vay mƣợn từ phƣơng Tây”.
Từ thuần Việt, theo GS. Trần Trí Dõi [16, tr. 9], thì “chỉ những từ thuần Nam Á mới được coi là những từ thuần Việt, cụ thể là những từ thuần Việt gốc Nam Á. Còn những từ tương ứng với những ngôn ngữ Thái - Kađai, nếu chưa có biện luận cụ thể, không nên thuần túy xem nó là từ thuần Việt”.
Trong “777 khái niệm ngôn ngữ học” [23, tr. 462] thì từ thuần Việt “là những từ mà xét theo cấu trúc ngữ âm cũng như thái độ hình thái học hoàn toàn nằm trong cấu trúc đương thời của tiếng Việt, mặc dù xét về phương diện lịch đại đó có thể là những từ có nguồn gốc ngoại lai”.
32
Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp [25, tr.236], “ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn - Âu, tất cả các từ còn lại được gọi là các từ thuần Việt”.
Nhƣ vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, từ thuần Việt là lớp từ cơ bản, thiên về việc định danh các sự vật, hiện tƣợng cụ thể, là những từ “bản ngữ” của ngƣời Việt, mang nghĩa “thuần” - chứ không pha tạp với ngôn ngữ khác và là cái gốc của từ vựng tiếng Việt (lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt).
Tiếng Việt, bên cạnh lớp từ thuần Việt còn có lớp từ vay mƣợn (từ ngoại lai), đƣợc xác định có hai nguồn tiếp nhận chính, là các từ ngữ gốc Hán và các từ vay mƣợn từ các ngôn ngữ phƣơng Tây, điển hình là tiếng Pháp.
Từ ngữ gốc Hán là những từ có yếu tố gốc Hán. Theo GS. Trần Trí Dõi thì từ gốc Hán là “lớp từ vựng văn hóa chứ không phải là những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản” [15, tr. 68].
Qua một thời gian dài bị phong kiến Trung Quốc đô hộ (đặc biệt là quãng 150 năm vào đời Hán và quãng hơn 330 năm, từ năm 603 đến 938), trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lƣợng gốc Hán tƣơng đối lớn. Ở thời kỳ ngƣời Hán đô hộ trƣớc thế kỷ V-VI, tiếng Hán vào tiếng Việt không nhiều lắm, đƣợc gọi là tiếng Hán - Việt cổ. Thời kỳ sau đó, đặc biệt vào đời Đƣờng, với việc cƣỡng bức học chữ Hán, nên tiếng Hán đã vào tiếng Việt nhiều hơn, qua con đƣờng sách vở. Giai đoạn này, từ ngữ tiếng Hán đƣợc du nhập vào Việt Nam đƣợc gọi là tiếng Hán - Việt. Đồng thời, có hiện tƣợng biến hóa ngữ âm của từ tiếng Hán sau khi đã vào khẩu ngữ tiếng Việt, đƣợc gọi là tiếng Hán Việt Việt hóa [24, tập 2, tr.479]. Trong số những từ gốc Hán, theo GS Nguyễn Văn Khang, còn có một bộ phận gọi là “từ Hán Việt phỏng âm phƣơng ngữ tiếng Hán” [32, tr 242].
Nếu nhƣ vậy, có thể chia từ ngữ gốc Hán thành bốn loại là tiếng Hán Việt cổ, tiếng Hán Việt, tiếng Hán Việt Việt hóa và “từ Hán Việt phỏng âm
33
phƣơng ngữ tiếng Hán”. Trong quá trình phát triển của tiếng Việt, thì lớp từ gốc Hán đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, nhiều khi không tìm đƣợc từ thuần Việt tƣơng đƣơng để thay thế.
Bên cạnh lớp từ gốc Hán, thì lớp từ vay mƣợn của các ngôn ngữ Ấn - Âu (từ vay mƣợn từ phƣơng Tây) cũng tƣơng đối phong phú trong tiếng Việt. Vì ngôn ngữ là hiện tƣợng xã hội nên nó phát triển/ biến đổi theo sự