5. Bố cục luận văn
3.1.1.3. Đặc điểm tiếp xúc tiếng Pháp
Trƣớc khi chịu ảnh hƣởng của tiếng Pháp, thì tiếng Việt đã có cả một quá trình lâu dài chịu ảnh hƣởng của tiếng Hán. Trƣớc năm 1858, khi thực dân Pháp chƣa nổ tiếng súng đầu tiên vào cảng Đà Nẵng để xâm lƣợc Việt Nam thì nguồn tiếp xúc chính của tiếng Việt là tiếng Hán. Nhƣng từ khi Pháp đặt ách đô hộ lên Việt Nam thì Pháp đã sử dụng nhiều biện pháp, vừa khuyến khích, vừa áp đặt ngƣời Việt Nam sử dụng tiếng Pháp. Và Nam Bộ là vùng đất đầu tiên chịu ảnh hƣởng của tiếng Pháp.
Sự áp đặt của tiếng Pháp, chữ Pháp đối với đời sống của ngƣời Việt Nam vừa qua đƣờng khẩu ngữ, vừa qua đƣờng văn bản. Giai đoạn này, tiếng Pháp đƣợc dùng chính thức trong công báo, các văn bản văn học, lịch sử để dạy cho ngƣời Việt, dùng trong các trƣờng học Pháp - Việt, trƣờng đào tạo thông ngôn, quan chức phục vụ trong các cơ quan thuộc Pháp.
Đặc điểm tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp khác với tiếp xúc với tiếng Hán. Điều này đƣợc quyết định bởi bối cảnh xã hội, lịch sử tiếp xúc và đặc điểm của tiếng Pháp. Trong giai đoạn này, miền Nam Việt Nam sử dụng chữ quốc ngữ khá phổ biến, tiếng Pháp cũng là văn tự La tinh, nhƣng do ngƣời Việt Nam quyết liệt chống lại sự đồng hóa của ngƣời Pháp, từ chính trị, xã hội, văn hóa đến ngôn ngữ, nên tại miền Nam đã xuất hiện phong trào "dùng tiếng An Nam ròng". Về đặc điểm cấu trúc, tiếng Pháp là ngôn ngữ biến tố, đa tiết và lịch sử tiếp xúc với tiếng Việt khá muộn, nên trong giai đoạn này, các từ vay mƣợn từ tiếng Pháp rất ít ỏi và chủ yếu là dùng từ nguyên gốc.
Trong các tác phẩm của Trƣơng Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh hay trong các báo, tạp chí ở Nam Bộ... ta có thể thấy tiếng Pháp
67
xuất hiện lẻ tẻ và chủ yếu là các từ dùng nguyên gốc. Trong hai tờ báo đƣợc chúng tôi khảo sát là "Nông cổ mín đàm" và "Phụ nữ Tân văn", đặc điểm này đƣợc cũng thể hiện rất rõ.
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, những từ vay mƣợn tiếng Pháp phần lớn đƣợc mƣợn nghĩa từ tiếng Pháp và phiên âm ra tiếng Việt bằng từ gốc Hán nhƣ chúa nhựt, lãnh sự, tham biện, án sát ... (Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi). Nhƣng đến đầu thế kỷ XX, tiếng Pháp đƣợc dùng chủ yếu là phiên âm gạch nối giữa các từ hoặc dùng từ nguyên gốc nhƣ chaloupe, le commerce, la mutuelle... (Nông cổ mín đàm), át-sít (acide), bác-ngữ-học (philologic), từ- nguyên-học (sémantique), Peau de Chagrin, Trois Mousquetaires, sur la route mandarine, nom commun ... (Phụ nữ Tân văn).
Qua khảo sát một số văn bản, chúng ta có thể thấy, trong giai đoạn này, từ ngữ tiếng Việt vay mƣợn của tiếng Pháp chủ yếu là các thuật ngữ khoa học và đời sống thƣờng ngày mà tiếng Việt chƣa có từ diễn đạt. Đây có thể coi là bƣớc đầu tiên, khởi đầu cho việc mở rộng nghiên cứu khoa học tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
Việc vay mƣợn tiếng Pháp là kết quả của việc ảnh hƣởng từ kinh tế, văn hóa của ngƣời Pháp khi ngƣời Pháp xâm lƣợc Việt Nam. Đây cũng là kết quả tất yếu của việc phát triển vốn từ vựng tiếng Việt, bổ sung những từ mà tiếng Việt chƣa có. Khi tiếp nhận tiếng Pháp, ngƣời Việt cũng Việt hóa một bộ phận từ ngữ tiếng Pháp. Điều này thể hiện đƣợc sự sáng tạo của ngƣời Việt trong quá trình gìn giữ và làm giàu tiếng Việt.