Một số nhận xét về sự biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản (Trang 87)

5. Bố cục luận văn

3.2.4. Một số nhận xét về sự biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ

Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

Quá trình biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đến nay là một quá trình tƣơng đối rõ nét, tập trung vào 03 con đƣờng phát triển chính là phát triển nghĩa mới (mở rộng nét nghĩa), thay đổi nghĩa và thu hẹp nghĩa. Các phƣơng thức chủ yếu trong quá trình biến đổi nghĩa này là ẩn dụ, hoán dụ và thuật ngữ hóa từ thông thƣờng. Qua phân tích ở trên, chúng tôi xin đƣa ra một số nhận xét chính nhƣ sau:

- Trong sự biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đến nay, thì con đƣờng mở rộng nghĩa chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều (63,54%) so với mất nét nghĩa (28,12%) và thay đổi nghĩa

86

(8,34%.). Tuy nhiên, số lƣợng từ phát triển nghĩa mới so với số từ ngữ Nam Bộ đƣợc sử dụng đến hiện nay (224 từ) thì không phải là nhiều. Trong 411 Nam Bộ khảo sát tại 03 văn bản, thì hiện nay, một nửa số lƣợng từ đã không đƣợc sử dụng nữa. Nghĩa là sự thay đổi về số lƣợng từ nhiều hơn là sự thay đổi về chất (về ý nghĩa). Tƣơng tự, khi so sánh với giai đoạn trƣớc thế kỷ XIX, số lƣợng từ không đƣợc sử dụng và số lƣợng từ mới xuất hiện trong giai đoạn cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng chiếm tỷ lệ lớn, sự biến đổi nghĩa của từ trong giai đoạn này không nhiều. Điều này cho thấy, quá trình biến đổi nghĩa của từ ngữ Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từ giai đoạn đó đến nay thiên về phát triển về số lƣợng hơn.

- Trong các phƣơng thức biến đổi nghĩa của từ Nam Bộ, phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ chiếm tỷ lệ cao hơn các phƣơng thức khác. Phƣơng thức thuật ngữ hóa đƣợc dùng rất ít. Các từ ngữ khoa học cũng ít đƣợc sử dụng. Điều đó cho thấy, giai đoạn này sự phát triển ngôn ngữ khoa học còn hạn chế.

- Sự biến đổi nghĩa của từ ngữ Nam Bộ bị tác động bởi sự phát triển của xã hội, tƣ duy con ngƣời và ngữ cảnh sử dụng. Còn tần suất sử dụng của từ trong các văn bản cũng có tác động đến sự biến đổi nghĩa, nhƣng biến đổi theo chiều hƣớng khác nhau.

Nếu từ chỉ đƣợc dùng một lần thì rất dễ xảy ra tình trạng không đƣợc sử dụng nữa. Trong 411 từ đƣợc khảo sát thì có 187 từ đến nay không còn sử dụng nữa. Trong đó có 148 từ chỉ dùng 01 lần, 33 từ dùng từ 02 đến 05 lần và 06 từ đƣợc sử dụng trên 5 lần.

Trong những từ Nam Bộ đƣợc sử dụng đến ngày nay, thì những từ ít đƣợc sử dụng lại có khả năng phát triển nghĩa (mở rộng nghĩa) hơn những từ đƣợc dùng thƣờng xuyên. Còn những từ đƣợc dùng thƣờng xuyên hơn thì ít bị thay đổi nghĩa gốc, nhƣng lại có xu hƣớng bị thu hẹp nghĩa, hoặc thu hẹp nghĩa này nhƣng lại mở rộng thêm nghĩa mới.

87

- Xét về nguồn gốc từ ngữ Nam Bộ, giữa từ thuần Việt, từ gốc Hán và từ vay mƣợn ngôn ngữ Ấn - Âu (tiếng Pháp), thì từ thuần Việt có khả năng thêm nghĩa mới, mở rộng nét nghĩa nhiều nhất (chiếm 66,29%), tiếp đến là từ gốc Hán (32,58%), cuối cùng là từ vay mƣợn tiếng Pháp (chiếm 1,13%). Điều này là do từ thuần Việt vốn là lớp từ cơ bản của tiếng Việt, là những từ đơn âm tiết, lại thiên về định danh các sự vật, hiện tƣợng cụ thể, việc thêm nghĩa mới không làm ảnh hƣởng đến nghĩa gốc của nó, nên từ thuần Việt chiếm tỷ lệ cao trong việc phát triển nghĩa mới, mở rộng nghĩa. Trong khi đó, những từ gốc Hán thƣờng biểu đạt những hiện tƣợng, khái niệm trừu tƣợng, những từ vay mƣợn tiếng Pháp thƣờng mang tính thuật ngữ, nên chúng ít phát triển nghĩa mới.

Về hiện tƣợng thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, thì từ gốc Hán lại chiếm tỷ lệ cao hơn (62,5%), tiếp theo là đến từ thuần Việt (37,5%), còn không xảy ra với các từ vay mƣợn tiếng Pháp. Điều này có thể đƣợc giải thích là do từ gốc Hán thâm nhập vào tiếng Việt, trong quá trình sử dụng chúng đã đƣợc Việt hóa và để phù hợp với thực tế văn hóa, xã hội của ngƣời Việt nên việc thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa là điều dễ hiểu. Từ thuần Việt thì vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, nên một số ít từ có sự thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa. Riêng với các từ vay mƣợn tiếng Pháp, vì đó là những từ dùng theo từ nguyên gốc của Pháp, lại thƣờng là thuật ngữ, nên việc thay đổi nghĩa và thu hẹp nghĩa không xảy ra trong giai đoạn này - giai đoạn tiếng Việt phát triển thiên về số lƣợng.

Tóm lại, biến đổi nghĩa (phát triển nghĩa) của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là một trong những con đƣờng làm từ ngữ tiếng Việt phong phú hơn. Mặc dù số lƣợng nghĩa mới của từ ngữ Nam Bộ trong giai đoạn này chƣa phải là nhiều, nhƣng việc biến đổi nghĩa cũng góp phần làm cho vốn từ vựng tiếng Việt thêm phong phú.

88

3.3. Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, luận văn đã trình bày đặc điểm và sự biến đổi của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Trong đó chúng tôi đã đề cập đến các vấn đề về đặc điểm chung do tiếp xúc ngôn ngữ và phân tích đặc điểm tiếp xúc ngôn ngữ cụ thể là tiếng Hán và ngôn ngữ Ấn - Âu (trong giai đoạn này chủ yếu là tiếng Pháp). Đồng thời cũng đề cập đến một số đặc điểm hình thành tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn này, gồm các nội dung về con đƣờng vay mƣợn từ gốc Hán, từ tiếng Pháp và đặc điểm phát triển nghĩa của từ. Nhìn chung, biến đổi nghĩa là con đƣờng phát triển chiều sâu, phát triển về chất của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ. Dựa trên các văn bản đƣợc khảo sát trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau khi phân tích, tổng hợp, chúng tôi tóm lƣợc một số ý chính của chƣơng 3 nhƣ sau:

- Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nguồn tiếp xúc chính của tiếng Việt Nam Bộ là tiếng Hán và tiếng Pháp. Cảnh huống ngôn ngữ ở Nam Bộ giai đoạn này có 03 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán; có bốn văn tự là chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

- Trong giai đoạn này, từ thuần Việt vẫn là từ đƣợc dùng phổ biến nhất, chiếm vai trò chủ đạo trong các văn bản đƣợc xuất bản tại Nam Bộ. Bên cạnh đó còn các từ vay mƣợn từ tiếng Hán và tiếng Pháp, chủ yếu qua hai con đƣờng là khẩu ngữ và sách vở. Tiếng Hán đƣợc vay mƣợn trong giai đoạn này chủ yếu là những từ mới, để biểu đạt những khái niệm, sự vật mới; hoặc những từ đã xuất hiện nhƣng đƣợc thêm nghĩa mới, mở rộng nghĩa... Còn tiếng Pháp trong giai đoạn này rất ít đƣợc tiếng Việt vay mƣợn, chỉ lẻ tẻ có những từ tiếng Pháp đƣợc dùng chủ yếu bằng cách viết nguyên gốc và phiên âm, nhƣng cũng có một số từ đƣợc Việt hóa.

- Bên cạnh việc hình thành từ mới thì phát triển nghĩa cũng là một đặc điểm hình thành từ ngữ Nam Bộ giai đoạn này. Trong các từ ngữ tiếng Việt

89

Nam Bộ đƣợc khảo sát thì có một số lƣợng lớn từ ngữ Nam Bộ đã thay đổi nghĩa và phát triển nghĩa. Một số cách thức phát triển nghĩa chính của từ Nam Bộ giai đoạn này là đa nghĩa hóa từ, đồng âm chuyển từ loại và loại biệt hóa nghĩa của từ.

- Sự phát triển từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ từ giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đến nay có sự biến đổi nghĩa rõ nét. Trong luận văn, chúng tôi đề cập đến 03 cách biến đổi nghĩa là: phát triển nghĩa mới (mở rộng nét nghĩa), thay đổi nghĩa và thu hẹp nghĩa (mất nét nghĩa). Trong đó, con đƣờng mở rộng nghĩa (thêm nghĩa mới) chiếm tỷ lệ cao nhất (63,54%), tiếp đến là mất nét nghĩa, thu hẹp nét nghĩa (28,12%) và thay đổi nghĩa (8,34%.).

Trong các phƣơng thức biến đổi nghĩa của từ Nam Bộ, thì phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ chiếm tỷ lệ cao hơn phƣơng thức thuật ngữ hóa từ thông thƣờng.

- Về các cách biến đổi nghĩa, thì phát triển nghĩa mới (mở rộng nét nghĩa) xảy ra nhiều nhất ở các từ thuần Việt (66,29%), thứ hai là từ gốc Hán (32,58%) và cuối cùng là từ vay mƣợn tiếng Pháp (chiếm 1,13%).

Đối với cách thức thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, thì từ gốc Hán lại chiếm tỷ lệ cao hơn (62,5%), tiếp theo là từ thuần Việt (37,5%), còn không xảy ra với các từ vay mƣợn tiếng Pháp.

Trong giai đoạn này, mặc dù số lƣợng nghĩa mới của từ ngữ Nam Bộ chƣa phải là nhiều, nhƣng việc biến đổi nghĩa cũng góp phần quan trọng trong việc quá trình phát triển từ vựng tiếng Việt.

90 KẾT LUẬN

Lịch sử từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 là địa hạt nghiên cứu rất phong phú. Qua quá trình khảo sát tƣ liệu, miêu tả và phân tích sự phát triển nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn này qua 03 văn bản đã xuất bản, chúng tôi đƣa ra một số ý cơ bản sau:

1. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong giai đoạn thực dân Pháp nắm quyền ở Nam Kỳ, chúng đặc biệt quan tâm đến việc truyền bá văn hóa Pháp và hạn chế ảnh hƣởng của văn hóa Hán vào Việt Nam. Tuy nhiên trong 1.000 Bắc thuộc, văn hóa Hán đã có ảnh hƣởng lâu dài đến đời sống và văn tự của ngƣời Việt. Nhƣ vậy, trong giai đoạn này, tại Nam Bộ có ba ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán song song tồn tại và có bốn văn tự là chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ đƣợc sử dụng trong cộng đồng.

2. Sự ảnh hƣởng của lịch sử - xã hội đã dẫn đến những đặc trƣng của ngôn ngữ Nam Bộ trong giai đoạn 1858 - 1945 khá rõ nét.

2.1. Chữ quốc ngữ bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi tại Nam Bộ. Năm 1930, cả nƣớc có 80 tờ báo và tạp chí lƣu hành, thì riêng Sài Gòn đã phát hành 50 tờ. Cùng với sự phát triển của báo chí, những văn bản khác, trong đó nổi bật là những sáng tác văn chƣơng bằng chữ quốc ngữ cũng ra đời.

2.2. Giai đoạn này, tiếng Việt Nam Bộ đƣợc sử dụng trong các tác phẩm đƣợc khảo sát đều chiếm tỷ lệ rất thấp: "Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi" là 4,27%, "Nông cổ mín đàm" là 5,58% và "Phụ nữ Tân văn" là 3,87%. Điều này cho thấy, tiếng Việt Nam Bộ và tiếng Việt toàn dân trong giai đoạn này có sự gần gũi, tƣơng đồng, không có nhiều khác biệt.

2.3. Trong số từ Nam Bộ đƣợc sử dụng trong các tác phẩm, từ thuần Việt đƣợc dùng phổ biến nhất, tiếp đó là từ gốc Hán, còn từ vay mƣợn từ phƣơng Tây (tiếng Pháp) đƣợc sử dụng rất ít. Điều này thể hiện sự ảnh hƣởng

91

sâu sắc của văn hóa, văn tự Hán trong 1.000 năm Bắc thuộc đối với tiếng Việt, cũng thể hiện sự bảo vệ tiếng nói dân tộc và chống lại chính sách đồng hoá của thực dân Pháp của ngƣời Việt trong giai đoạn này.

3. So với giai đoạn trƣớc, trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX - 1945 đến nay, tiếng Việt Nam Bộ có sự thay đổi về nghĩa rất rõ nét và phong phú.

3.1. Số lƣợng từ mới tăng gấp 2 - 3 lần, rất nhiều từ có sự mở rộng nghĩa, mất nghĩa, thay đổi nghĩa để đáp ứng nhu cầu biểu đạt các sự vật, hiện tƣợng mới trong xã hội.

3.2. Trong 03 văn bản khảo sát, báo chí là phƣơng tiện cập nhật và sử dụng từ ngữ nhạy bén hơn, linh hoạt hơn, nhƣng "Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi" lại sử dụng từ Nam Bộ nhiều hơn và phong phú hơn. Tuy nhiên, càng gần giai đoạn hiện nay (đầu thế kỷ XX), tiếng Việt Nam Bộ càng có xu hƣớng biến đổi nghĩa ít hơn giai đoạn trƣớc (cuối thế kỷ XIX).

4. Về đặc điểm tiếp xúc ngôn ngữ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, ở Nam Bộ cũng có những nét nổi bật sau:

4.1. Tiếng Việt có hai nguồn tiếp xúc chính là tiếng Hán và tiếng Pháp. Tiếng Hán với sự ảnh hƣởng lâu dài trong suốt 1.000 năm Bắc thuộc và có sự tƣơng đồng về loại hình ngôn ngữ với tiếng Việt, nên tiếng Việt tiếp nhận số lƣợng lớn các từ gốc Hán. Tuy nhiên, khi Pháp đặt ách đô hộ lên Việt Nam, thì sự can thiệp về chính trị, kinh tế, văn hóa của Pháp đã lấn án sự ảnh hƣởng của tiếng Hán trong giai đoạn này. Mặc dù vậy, với phong trào chống lại sự ảnh hƣởng của văn hóa Pháp đƣợc khởi xƣớng bởi các sĩ phu yêu nƣớc thì tiếng Pháp cũng chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong các văn bản ở Nam Bộ.

4.2. Việc tiếp nhận tiếng Hán và tiếng Pháp chủ yếu qua hai con đƣờng khẩu ngữ và sách vở. Tiếng Hán đƣợc vay mƣợn trong giai đoạn này chủ yếu là những từ mới, biểu đạt những khái niệm, sự vật mới; hoặc những từ đã xuất hiện thì đƣợc thêm nghĩa mới, mở rộng nghĩa... Còn tiếng Pháp trong giai

92

đoạn này rất ít đƣợc tiếng Việt vay mƣợn, cách vay mƣợn chủ yếu là viết nguyên gốc và phiên âm, nhƣng cũng có một số từ đƣợc Việt hóa.

5. Bên cạnh việc hình thành từ mới thì phát triển nghĩa cũng là một đặc điểm hình thành từ ngữ Nam Bộ giai đoạn này. Mặc dù phát triển nghĩa không phải là một con đƣờng chính trong việc phát triển từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ, nhƣng đây là một xu hƣớng tất yếu trong sự phát triển của ngôn ngữ và là một đặc điểm nổi bật trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945.

Điều này đƣợc chứng minh bằng một số lƣợng lớn từ ngữ Nam Bộ đã đƣợc thay đổi nghĩa và phát triển nghĩa, chiếm 67,30%, qua một số cách thức phát triển nghĩa chính là đa nghĩa hóa từ, đồng âm chuyển từ loại và loại biệt hóa nghĩa của từ.

6. Một phần chính của luận văn mà chúng tôi tập trung khảo sát là sự biến đổi về nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Biến đổi nghĩa là một tất yếu trong quá trình phát triển ngôn ngữ, cũng là cách thức bổ sung nghĩa mới hoặc làm mất nghĩa của từ mà không làm biến đổi về ngữ âm. Theo quan điểm của chúng tôi, trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 có 03 cách biến đổi nghĩa là: thêm nghĩa mới và mở rộng nét nghĩa; thay đổi nghĩa; thu hẹp nét nghĩa (mất nét nghĩa). Các phƣơng thức chủ yếu trong quá trình biến đổi nghĩa này là ẩn dụ, hoán dụ và thuật ngữ hóa từ thông thƣờng.

6.1. Thêm nghĩa mới và mở rộng nét nghĩa là sự phát triển có chiều sâu, thể hiện tƣ duy và sự sáng tạo của những ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Sự phát triển nghĩa này đƣợc quy định rất nhiều bởi ngữ cảnh.

Trong các văn bản đƣợc khảo sát, thì con đƣờng mở rộng nghĩa (thêm nghĩa mới) chiếm tỷ lệ cao nhất so với hai cách biến đổi còn lại (63,54%). Từ đƣợc thêm nghĩa mới bằng phƣơng thức chính là phƣơng thức ẩn dụ, hoán dụ

93

và khái quát hóa. Ngoài ra còn có các phƣơng thức khác nhƣ phƣơng pháp loại suy, phƣơng pháp xấu nghĩa, tốt nghĩa... Nhƣng đôi khi, có những từ đƣợc phát triển nghĩa một cách khá phức tạp, không xác định đƣợc rõ ràng là theo phƣơng thức nào.

6.2. Thay đổi nghĩa là sự thay đổi hoàn toàn nghĩa của từ so với nghĩa gốc. Hiện tƣợng này xảy ra khác với việc thêm nghĩa mới. Từ bị thay đổi nghĩa là bị mất hẳn nghĩa gốc và thay thế bằng nghĩa mới, có thể nghĩa mới không có mối liên hệ tƣơng quan nào với nghĩa gốc. Trong 03 tác phẩm đƣợc lựa chọn khảo sát, thì có từ đƣợc thay thế nghĩa gốc bằng nghĩa mới, có từ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)