5. Bố cục luận văn
3.2.3. Thu hẹp nghĩa
Các phƣơng thức biến đổi ý nghĩa của từ Nam Bộ đã phân tích ở trên đều là những phƣơng thức làm cho ý nghĩa của từ đƣợc mở rộng để biểu thị đƣợc nhiều sự vật, hiện tƣợng hơn, tức là làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa. Ngoài phƣơng hƣớng mở rộng ý nghĩa nêu trên, ngƣời ta còn nói tới sự biến đổi nghĩa theo hƣớng thu hẹp nghĩa của từ, làm cho từ biểu thị đƣợc ít sự vật, hiện tƣợng hơn. Đây chính là phƣơng thức thuật ngữ hóa từ thông thƣờng.
83
Thuật ngữ hóa từ thông thƣờng là quá trình ngƣợc lại với mở rộng nghĩa. Quá trình này diễn ra theo con đƣờng đƣa nghĩa của từ từ nghĩa chung, nghĩa khái quát thành nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn. Có thể hiểu đây là thu hẹp nghĩa của từ theo hƣớng thuật ngữ sâu hơn. Cũng có thể gọi đây là phƣơng thức chuyên biệt hóa về nghĩa, tức là làm tăng thêm nội hàm khái niệm, tăng dung lƣợng nét nghĩa và thu hẹp phạm vi ứng dụng của từ lại.
Hiện tƣợng thu hẹp nghĩa hay gặp trong khi xây dựng thuật ngữ cho các ngành khoa học. Ngƣời ta thu hẹp nghĩa của từ thông thƣờng lại và chỉ dùng với một nghĩa thuật ngữ, nghĩa chuyên môn hoá đó. Trong tiếng Việt nói chung, xu hƣớng thu hẹp nghĩa không mạnh bằng mở rộng nghĩa. Còn trong 03 văn bản xuất bản trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà chúng tôi khảo sát, số lƣợng từ thu hẹp nghĩa rất ít - 08 từ, nhƣng cũng biểu hiện quá trình thu hẹp nghĩa - chuyên biệt hóa ý nghĩa của từ Nam Bộ.
Ví dụ nhƣ từ cự: nghĩa trong văn bản là "1. khoảng (ƣớc lƣợng) (Lý Nhơn Phủ, diện tích cự 56 dặm"; 2. chống lại, phản đối điều gì đó (không còn có chi mà che thân mà cự rét)"; hiện nay từ này mất nghĩa "khoảng". Từ cự đã thu hẹp nghĩa để chỉ tập trung vào nghĩa hành động chống lại điều gì đó (động từ).
Từ hung: nếu trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nó đƣợc dùng với 02 nghĩa "1. nhiều (mƣu mô, gan dạ cũng hung); 2. mất nhiều công sức (Việc rất quá hung)", thì hiện nay từ này chỉ tập trung vào nghĩa chỉ số lƣợng "nhiều", mà mất nghĩa chi tiết là "mất nhiều công sức".
Với từ từng cũng nhƣ thế: trong giai đoạn nghiên cứu, nó có nghĩa là "1. biết (Từ Sài Gòn sấp lên Biên Hòa, tôi chƣa từng cho mấy); 2. mặt phẳng ngăn trên dƣới, lớp, phần (còn một mâm án thƣ chồng đơm lên nhiều từng)", thì đến hiện nay từ từng đã mất nghĩa "biết".
84
Bên cạnh những từ mất nét nghĩa nào đó nhƣng không có thêm nghĩa mới, còn có những từ Nam Bộ vừa mất nét nghĩa lại vừa có thêm nét nghĩa mới bổ sung.
Điển hình nhƣ từ cậy: trong giai đoạn khảo sát nó có nghĩa "1. nhờ (cậy chú khách Wansing mƣớn một chiếc đò đƣa qua Nam Định); 2. Một chức trong quân đội (kêu cậy xuống với lính mà đem 3 đứa con gái lên)"; hiện nay, từ này mất nghĩa "một chức trong quân đội", nhƣng lại đƣợc bổ sung thêm nghĩa mới là "1. ỷ vào ƣu thế nào đó của mình, 2. cạy (dùng vật cứng nạy cho bung ra)". Nhƣ vậy, nghĩa của từ đƣợc thu hẹp để dùng dùng với tính chuyên biệt về hành động, nhƣng lại đƣợc bổ sung nghĩa mới. Đó lại chính là sự mở rộng nghĩa của từ.
Với một số trƣờng hợp khác cũng nhƣ vậy. Từ đậu: trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nó có nghĩa "1. đỗ, trúng tuyển trong thi cử. (thi đậu Thám hoa); 2. ở nhờ ai đó (tôi xin ngủ đậu một đêm); 3. Phƣơng tiện tạm dừng lại (vô thân trong Cát Bà đậu lại đó); 4. Rồi (Đậu ngủ đó 1 đêm). Hiện nay, từ đậu mất nghĩa "rồi" nhƣng lại thêm 02 nghĩa "1. chung, góp thêm vào, 2. Một loại cây có quả trong có chứa hạt".
Hay từ lãnh: trong văn bản khảo sát có nghĩa "1. hàng dệt bằng tơ lụa, rất bóng, mịn (mặc áo lƣợt thƣa rêu, quần lãnh); 2. nhận, thu về cái gì đó (Trai lãnh chàng đục, đóng khố giấy); 3. quản lý (Đời Minh Mạng năm thứ 2, lãnh 8 tổng)". Hiện nay, từ lãnh mất nghĩa "quản lý" nhƣng lại thêm nghĩa mới là "lạnh (ngƣời có hiện tƣợng lên cơn rét lạnh)".
Từ đó có thể thấy, xét về bản chất, thực ra thu hẹp nghĩa của từ lại cũng có một phần là mở rộng nghĩa của từ. Đây là sự thu hẹp phạm vi biểu hiện của từ mà thôi. Và thu hẹp nghĩa cũng không chỉ hạn chế trong việc sử dụng thuật ngữ khoa học. Điều quan trọng nhất giúp nhận diện các từ ngữ Nam Bộ có tƣ cách gọi là thuật ngữ chính là đặc điểm của ngữ cảnh mà từ ngữ đó xuất hiện.
85
Trong 224/411 từ Nam Bộ chúng tôi khảo sát mà còn đƣợc sử dụng đến nay, chỉ có 08 từ bị bị thu hẹp nghĩa. Trong đó, có 01 từ chỉ đƣợc sử dụng 01 lần, 02 từ đƣợc dùng từ 02 đến 05 lần và 05 từ đƣợc dùng thƣờng xuyên (trên 05 lần). Ở đây có điểm khác các từ ngữ Nam Bộ thay đổi nghĩa là, những từ đƣợc dùng nhiều (trên 05 lần) lại có xu hƣớng bị thu hẹp nghĩa, hoặc thu hẹp nghĩa này nhƣng lại mở rộng thêm nghĩa mới.
Nhƣ vậy, thuật ngữ hóa từ thông thƣờng (thu hẹp nghĩa) chƣa phải là con đƣờng biến đổi nghĩa quan trọng của tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn này. Số lƣợng từ đƣợc thuật ngữ hóa còn quá ít và con đƣờng thuật ngữ hóa chỉ mới bắt đầu. Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các từ ngữ khoa học còn rất ít và số lƣợng từ thu hẹp nghĩa cũng không chỉ dừng trong phạm vi các từ ngữ khoa học, mà cũng chƣa rõ nét để gọi là thuật ngữ. Vì giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tiếng Việt Nam Bộ đang chú trọng việc phát triển số lƣợng từ nhằm bổ sung những từ thiếu hụt để gọi tên sự vật, hiện tƣợng mới. Nên thuật ngữ hóa từ thông thƣờng chƣa đƣợc chú ý trong giai đoạn này.