5. Bố cục luận văn
3.1.1.1. Nguồn tiếp xúc chính
Trong sự phát triển của mỗi ngôn ngữ, sự vay mƣợn ngôn ngữ ngoại lai là không tránh khỏi. Việc vay mƣợn nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào đặc điểm tiếp xúc của ngôn ngữ đó. Ở Việt Nam, sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam vẫn chịu ảnh hƣởng sâu sắc của văn hóa Hán và tiếng Hán. Giai đoạn này, chữ quốc ngữ cũng đã du nhập vào Việt Nam và đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến. Cuối thế kỉ XIX cũng là thời điểm thực dân Pháp cũng xác lập nền cai trị của chúng trên đất nƣớc ta. Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng sử dụng nhiều biện pháp áp đặt văn hóa Pháp và tiếng Pháp vào nƣớc ta nhằm đồng hóa Việt Nam về mọi mặt.
Từ đặc điểm xã hội nhƣ thế, nên giai đoạn này, nguồn tiếp xúc chính của tiếng Việt nói chung, tiếng Việt Nam Bộ nói riêng là tiếng Hán và tiếng Pháp. Cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam lúc này có 03 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán; có bốn văn tự là chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, Nam Bộ là nơi mở đầu cho việc sáng tác văn chƣơng, báo chí bằng chữ quốc ngữ. Bên cạnh việc vẫn chịu nhiều ảnh hƣởng của tiếng Hán, thì các tác phẩm văn chƣơng, báo chí cũng chịu ảnh hƣởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phƣơng (chủ yếu
64
là từ tiếng Pháp). Giai đoạn này, các tác phẩm bằng chữ Hán vẫn chiếm số lƣợng lớn, do các nhà nho sáng tác, tiêu biểu nhƣ các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu (Hịch đánh chuột, Hịch kêu gọi nghĩa bình đánh tây...), Phan Văn Trị, Nguyễn Thông (Ngọa du sào thi tập, Kỳ xuyên công độc...)... Nhƣng cũng bắt đầu xuất hiện các bài báo và các tác phẩm văn chƣơng bằng chữ quốc ngữ, bắt đầu với tờ "Gia Định báo" (1865) do Trƣơng Vĩnh Ký làm chủ bút, "Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi" (1876) của Trƣơng Vĩnh Ký, truyện ngắn "Truyện thầy Lazaro Phiền" (1887) của Nguyễn Trọng Quản...
Trong quá trình phát triển của mình, tiếng Việt đã tiếp xúc, tiếp nhận nhiều từ ngữ nƣớc ngoài và việc tiếp xúc, tiếp nhận cũng không giống nhau. Trong giai đoạn này, hai nguồn tiếp xúc chính là tiếng Hán và tiếng Pháp cũng là một trong những con đƣờng làm phong phú tiếng Việt.