Thay đổi nghĩa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản (Trang 82)

5. Bố cục luận văn

3.2.2. Thay đổi nghĩa

Quá trình biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ, bên cạnh phƣơng thức thêm nghĩa, mở rộng nghĩa, còn có phƣơng thức thay đổi nghĩa. Thay đổi nghĩa là sự thay đổi hoàn toàn nghĩa của từ so với nghĩa gốc. Hiện tƣợng này xảy ra khác với việc thêm nghĩa mới. Vì thêm nghĩa mới là từ đƣợc bổ sung thêm một hoặc nhiều nghĩa mới nhƣng vẫn giữ đƣợc nghĩa gốc. Còn thay đổi nghĩa là từ bị mất hẳn nghĩa gốc và bị thay thế bằng một nghĩa hoàn toàn mới, có thể nghĩa mới này không có mối liên hệ tƣơng quan nào với nghĩa gốc.

Trong 03 văn bản đƣợc lựa chọn khảo sát, có 411 từ Nam Bộ, thì 224 từ còn sử dụng đến nay, trong đó có 27 từ đã thay đổi nghĩa. Các từ này đƣợc thay thế nghĩa gốc bằng nghĩa mới. Có từ thay đổi nghĩa mới nhƣng về mặt từ

81

loại thì không thay đổi; cũng có từ vừa thay đổi nghĩa mới, vừa chuyển đổi loại từ. Có những từ, chỉ có một nghĩa mới, nhƣng cũng có từ có nhiều nghĩa mới. Hiện tƣợng thay đổi nghĩa này của từ Nam Bộ có thể giải thích, do ban đầu từ đƣợc mở rộng nghĩa, thêm nghĩa nhƣng vẫn giữ nghĩa gốc. Song trong quá trình phát triển xã hội, nghĩa của từ tiếp tục thay đổi và đến một thời điểm nhất định, khi nghĩa mới của từ khác quá xa nghĩa gốc thì nghĩa mới lại trở thành nghĩa chính và nghĩa gốc mất đi, hoặc nghĩa mới vẫn có nét tƣơng đồng với nghĩa gốc, nhƣng vì có sự tƣơng đồng nên không cần giữ nghĩa gốc nữa.

Theo quan điểm của ngƣời thực hiện luận văn, hiện tƣợng thay đổi nghĩa này cũng là một phƣơng thức chính trong quá trình phát triển nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Thay vì hình thành một từ mới để diễn đạt sự vật, hiện tƣợng mới, thì ngƣời sử dụng ngôn ngữ hình thành một nghĩa hoàn toàn mới thay thế cho nghĩa cũ của từ. Và sự thay đổi nghĩa của từ cũng phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội, ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ và tƣ duy con ngƣời. Ta có thể thấy sự thay đổi này rõ rệt qua các từ Nam Bộ đƣợc khảo sát:

Từ cung (Qua cung sau, nghỉ Ngạt Kéo): trong giai đoạn khảo sát, có nghĩa là "đơn vị thời gian (thƣờng là ngày)"; hiện nay có nghĩa "1. cong tay đƣa tới phía trƣớc nhƣ chuẩn bị đánh ai, 2. Khoanh tay trƣớc ngực để giữ lễ với ngƣời lớn". Nhƣ vậy, nghĩa hiện nay của từ cung khác hoàn toàn với nghĩa của từ đƣợc dùng trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Từ rông (Mới tính đi rông ít ngày qua Nam Định, Ninh Bình): nghĩa trong giai đoạn khảo sát là "chơi, thăm thú"; hiện nay từ này có nghĩa "chỉ mực nƣớc khi thủy triều lên, dâng cao hơn mức thƣờng ngày".

Từ lận (Phải nghiêng mình lận theo thì xuống mới đặng): nghĩa của từ trong giai đoạn khảo sát là "lần theo"; đến nay, nghĩa của từ lận là "1. lộn ngƣợc lại, quay trở lại, 2. nhét, giấu kĩ trong ngƣời để mang theo, 3. ăn gian,

82

lừa gạt, 4. từ đặt cuối câu để khẳng định, nhấn mạnh với hàm ý ngạc nhiên". Từ này mất nghĩa gốc và đƣợc thay thế bằng 04 nghĩa mới.

Hay từ trá (Từ thấy Tôn Sách ...bèn giả đò thua trá bại): nghĩa của từ trong giai đoạn khảo sát là "giả vờ"; hiện nay từ trá có nghĩa là "tráo, đổi một vật thật bằng một vật giả".

Và còn nhiều từ ngữ Nam Bộ khác cũng đƣợc thay đổi nghĩa nhƣ: từ

triệt (nghĩa gốc là "giữ lại", nghĩa mới "1. ở tình trạng không còn nƣớc để đi (cờ đôminô), 2. không còn cách giải quyết);

Từ sung: nghĩa gốc là "bổ sung thêm", nghĩa hiện nay là "1. hăng hái, phấn khích, 2. nhiều đến mức dƣ thừa, 3. đời sống dƣ thừa, khá giả".

Từ nhà trò: nghĩa gốc trong giai đoạn khảo sát là "ả đào (ngƣời múa hát cho đàn ông giải trí)"; nghĩa hiện nay là "nơi để hát".

Các từ táp, thảy, tới lui, tố, vầy, ni, giặm... cũng tƣơng tự nhƣ thế. Sự thay đổi nghĩa đã đƣợc chú thích cụ thể trong phần Phụ lục.

Qua phân tích 27 từ Nam Bộ thay đổi nghĩa, chúng tôi tổng hợp có 17 từ đƣợc sử dụng 01 lần, 08 từ đƣợc sử dụng từ 02 đến 05 lần và có 02 từ đƣợc sử dụng trên 05 lần. Có thể thấy, sự thay đổi nghĩa gốc có xu hƣớng xảy ra nhiều hơn với những từ ít đƣợc sử dụng trong văn bản. Những từ càng đƣợc dùng thƣờng xuyên càng có xu hƣớng ít bị thay đổi nghĩa gốc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)