5. Bố cục luận văn
3.1.2.1. Con đƣờng vay mƣợn từ gốc Hán và từ tiếng Pháp
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, việc vay mƣợn lẫn nhau giữa các ngôn ngữ thƣờng xuyên diễn ra theo từng cấp độ khác nhau của từng ngôn ngữ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vay mƣợn từ là một trong những con đƣờng
68
bổ sung từ cho vốn từ vựng. Trong các ngôn ngữ có ảnh hƣởng đến tiếng Việt thì tiếng Hán và ngôn ngữ Ấn - Âu, chủ yếu là tiếng Pháp, là ngôn ngữ đƣợc ngƣời Việt vay mƣợn nhiều hơn cả. Do điều kiện lịch sử, sự xâm lƣợc của hai nƣớc này đối với Việt Nam đã làm tiếng Việt bị ảnh hƣởng sâu sắc của văn hóa và ngôn ngữ Hán, Pháp, đặc biệt là tiếng Hán. Điều này cũng do tiếng Việt và tiếng Hán có cùng loại hình ngôn ngữ là ngôn ngữ đơn lập, nên từ vay mƣợn tiếng Hán áp đảo hơn vay mƣợn từ tiếng Pháp.
Ảnh hƣởng của văn hóa Hán và văn hóa Pháp đã khiến ngôn ngữ toàn dân nói chung và tiếng Việt Nam Bộ nói riêng tiếp nhận nhiều từ ngữ gốc Hán và từ tiếng Pháp. Trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, bên cạnh số lƣợng từ ngữ gốc Hán du nhập vào vốn từ tiếng Việt từ trƣớc đến tận giai đoạn này thì còn có nhiều từ mới vay mƣợn từ tiếng Pháp làm cho tiếng Việt Nam Bộ phong phú hơn. Nhiều từ ngữ mới đƣợc tiếp nhận để phù hợp với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn này. Số lƣợng từ ngữ Nam Bộ mới chiếm tỷ lệ lớn, biểu thị những khái niệm mới mà bản thân từ thuần Việt không diễn đạt hết ý nghĩa đƣợc.
Trong quá trình phát triển của tiếng Việt, con đƣờng vay mƣợn từ gốc Hán và từ ngữ Ấn - Âu (tiếng Pháp) qua nhiều con đƣờng khác nhau. Và đặc điểm hình thành từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn này cũng phụ thuộc vào các con đƣờng vay mƣợn từ gốc Hán và từ tiếng Pháp.
Quá trình tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Hán đã diễn ra từ rất lâu đời. Có thể chia quá trình này thành hai giai đoạn lớn là từ đầu công nguyên đến đầu đời Đƣờng (đầu thế kỉ 8) và giai đoạn từ đời Đƣờng (thế kỉ 8 - thế kỉ 10) trở về sau. Con đƣờng tiếp nhận tiếng Hán chủ yếu qua con đƣờng khẩu ngữ và con đƣờng sách vở.
Con đƣờng tiếp nhận tiếng Hán bằng khẩu ngữ chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu công nguyên đến đầu đời Đƣờng qua sự tiếp xúc trực tiếp của
69
ngƣời Việt với ngƣời Hán. Thời kỳ này (trƣớc đời Đƣờng), tiếng Hán du nhập vào nƣớc ta là tiếng Hán cổ.
Đến đầu đời Đƣờng (đầu thế kỉ 8), tiếng Hán đƣợc tiếp nhận vào tiếng Việt một cách có hệ thống qua con đƣờng sách vở và đƣợc đọc theo âm Hán - Việt. Các triều đại phong kiến Việt Nam lấy chữ Hán làm ngôn ngữ chính thức của nhà nƣớc, việc dạy chữ, học hành, thi cử cũng bằng chữ Hán và cũng có nhiều tác phẩm văn học sáng tác bằng chữ Hán nhƣ Bình Ngô đại cáo (thế kỷ XV) của Nguyễn Trãi, tập truyện Truyền kì mạn lục (thế kỷ XVI) của Nguyễn Dữ... Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, việc tiếp nhận tiếng Hán cũng bị hạn chế rất nhiều, nhất là từ năm 1919 khi chế độ thi cử Hán học thực sự chấm dứt. Giai đoạn này, việc ảnh hƣởng của tiếng Pháp là chủ đạo. Tuy nhiên sự ảnh hƣởng của tiếng Hán đối với tiếng Việt trong 10 thế kỷ đã rất mạnh mẽ và có hệ thống. Trong giai đoạn này, tiếng Hán ảnh hƣởng đến tiếng Việt chủ yếu qua đƣờng sách vở và đã làm cho tiếng Việt Nam Bộ nói riêng, tiếng Việt nói chung phong phú hơn, đa dạng hơn.
Tiếng Hán đƣợc vay mƣợn trong giai đoạn này chủ yếu là những từ mới, chƣa xuất hiện trong từ điển, để biểu đạt những khái niệm, sự vật mới; hoặc những từ đã xuất hiện nhƣng đƣợc thêm nghĩa mới, mở rộng nghĩa....
Khác với tiếng Hán, các ngôn ngữ Ấn - Âu, mà chủ yếu là tiếng Pháp, có sự khác biệt hẳn với tiếng Việt về loại hình, nên việc tiếp nhận tiếng Pháp không dễ dàng nhƣ tiếng Hán. Khi Pháp xâm lƣợc Việt Nam, chúng đã sử dụng tiếng Pháp chính thức trong giáo dục nhà trƣờng và giao tiếp hành chính. Chính nền giáo dục áp đặt bằng tiếng Pháp trong giai đoạn này đã tạo ra một đội ngũ trí thức "Tây học" - những ngƣời du nhập vào tiếng Việt Nam Bộ một số lƣợng đáng kể từ gốc Pháp. Ngoài ra, còn một bộ phận nhà nho Duy Tân tiếp thu tƣ tƣởng mới của phƣơng Tây và một lực lƣợng đông đảo ngƣời Việt làm việc trong các công sở của Pháp hoặc đi lính trong quân đội
70
Pháp... cũng sử dụng tiếng Pháp, nên các từ gốc Pháp đƣợc tiếp nhận vào tiếng Việt khá đa dạng, vừa trên trên sách vở, văn bản nhà nƣớc, các tác phẩm văn học, vừa qua khẩu ngữ.
Con đƣờng khẩu ngữ đã giúp tiếng Pháp du nhập vào tiếng Việt bằng các âm phỏng theo tiếng Pháp. Cách tiếp nhận này mang tính chủ quan nên từ tiếng Pháp khi phỏng âm thƣờng khác xa âm gốc hoặc phiên âm sang tiếng Việt, hoặc phiên âm tắt âm đầu của tiếng Pháp.
Các từ tiếng Pháp du nhập vào tiếng Việt qua con đƣờng sách vở thƣờng giữ nguyên từ gốc, trƣớc hoặc sau từ nguyên gốc có phiên âm tiếng Việt, để trong ngoặc đơn, hoặc phiên âm có gạch nối, nhƣ chaloupe sémantique, méthode. Bên cạnh đó, cũng có thể vay mƣợn tiếng Pháp và chuyển âm qua tiếng Hán theo âm Hán -Việt nhƣ: chúa nhựt, tạo tác, án sát, tham biện, bố chánh...
Trong giai đoạn này, dù thực dân Pháp có nhiều biện pháp để buộc ngƣời dân Việt Nam sử dụng tiếng Pháp, nhƣng lại xuất hiện một phong trào hô hào "dùng tiếng An Nam ròng". Vì thế, các văn bản xuất bản trong giai đoạn này rất ít từ vay mƣợn tiếng Pháp, mà chỉ lẻ tẻ có những từ tiếng Pháp viết nguyên gốc hoặc viết theo cách phiên âm, nhƣng cũng có một số từ đƣợc Việt hóa.
Có thể thấy, trong thời kỳ đầu (cuối thế kỷ XIX) của giai đoạn tiến hành nghiên cứu, từ vay mƣợn tiếng Pháp chủ yếu qua con đƣờng khẩu ngữ và phần lớn từ không còn sử dụng trong giai đoạn hiện nay. Thời kỳ cuối giai đoạn nghiên cứu (đầu thế kỷ XX), từ vay mƣợn tiếng Pháp chủ yếu qua đƣờng sách vở và một phần vẫn dùng đến ngày nay, bởi chúng đƣợc vay mƣợn theo cách dùng từ nguyên gốc tiếng Pháp hoặc chuyển âm gián tiếp qua tiếng Hán. Những từ còn dùng đến ngày nay thì đã mở rộng thêm nghĩa.
71
Trong 03 văn bản chúng tôi tiến hành khảo sát trong giai đoạn này đã thể hiện rõ điều đó. Có thể đánh giá qua 02 bảng tổng hợp sau:
Bảng 3.7. Số lƣợng từ thuần Việt, gốc Hán và từ vay mƣợn tiếng Pháp Thời gian Văn bản đƣợc khảo sát SL từ Nam Bộ khảo sát Nguồn gốc
Thuần Việt Gốc Hán Vay mƣợn từ tiếng Pháp Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 1876 Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi 179 107 59,77 72 40,23 1901 - 1904
Tuần báo Nông
cổ mín đàm 255 104 40,78 148 58,04 03 01,18
1929 - 1935
Báo Phụ nữ
Tân văn 43 23 53,49 20 46,51
Bảng 3.8. Số lƣợng từ mới trong 03 văn bản khảo sát Thời
gian
Văn bản đƣợc khảo sát
Từ mới xuất hiện (so với trƣớc năm 1858) Căn cứ vào từ điển Việt - Bồ - La
Thuần Việt Gốc Hán Vay mƣợn từ
tiếng Pháp
Từ mới % Từ mới % Từ mới %
1876 Chuyến đi Bắc
kỳ năm Ất Hợi 76 71,03 46 71,88
1901 - 1904
Tuần báo Nông
cổ mín đàm 65 62,5 118 79,73 03 100
1929 - 1935
Báo Phụ nữ Tân
72
Qua số liệu của 02 bảng trên, có thể thấy từ thuần Việt vẫn là từ đƣợc dùng phổ biến nhất, chiếm vai trò chủ đạo trong các văn bản đƣợc xuất bản tại Nam Bộ trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, còn có một lƣợng lớn từ vay mƣợn đƣợc sử dụng, mà chủ yếu là vay mƣợn từ tiếng Hán và ngôn ngữ Ấn - Âu (chủ đạo là tiếng Pháp).
Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu thế kỷ XX, từ thuần Việt đƣợc dùng ít hơn từ gốc Hán, điều này cho thấy, trong thời kỳ này, có rất nhiều hiện tƣợng, sự vật mới xuất hiện mà từ thuần Việt chƣa đủ phong phú để biểu thị, gọi tên. Do đó, việc tận dụng vay mƣợn từ ngữ nƣớc ngoài và sáng tạo thêm từ ngữ của mình là điều nổi bật trong giai đoạn này. Mà chủ yếu là vay mƣợn từ tiếng Hán. Còn tiếng Pháp, do đặc điểm của tình hình chính trị - xã hội, nên tiếng Việt Nam Bộ chỉ vay mƣợn rất ít từ tiếng Pháp.
Trong giai đoạn này, số lƣợng từ mới xuất hiện của từ thuần Việt và từ gốc Hán chiếm đến 2/3 số lƣợng từ đƣợc dùng trong các tác phẩm. Tỷ lệ từ gốc Hán đƣợc sử dụng ít hơn trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX, nhƣng lại chiếm tỷ lệ lớn trong thời kỳ đầu thế kỷ XX và giảm đi trong những năm 1930 đến 1945 - đây là giai đoạn Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thành lập. Trong thời kỳ này, sự ảnh hƣởng của cả tiếng Hán và tiếng Pháp đều giảm đi so với thời kỳ cuối thế kỷ XIX. Điều này cho thấy, ảnh hƣởng của chính trị, xã hội đến ngôn ngữ rất rõ. Cách mạng Việt Nam ở giai đoạn hình thành, phát triển để lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, nên nhận thức và quan điểm chính trị của ngƣời Việt Nam trong thời kỳ này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tiếp xúc ngôn ngữ của tiếng Việt.
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự hình thành từ mới trong tiếng Việt cũng vô cùng rõ nét. Từ mới xuất hiện với tỷ lệ lớn, cả ở từ thuần Việt, từ gốc Hán và đặc biệt là từ vay mƣợn từ tiếng Pháp (100% là từ mới xuất hiện). Từ đặc điểm này, ta có thể thấy, tiếng Việt giai đoạn này phát
73
triển rất mạnh mẽ. Sự vay mƣợn từ gốc Hán và tiếng Pháp đã hình thành nên một số lƣợng từ mới rất lớn để đáp ứng nhu cầu gọi tên, biểu thị những sự vật, hiện tƣợng, khái niệm mới trong xã hội.