Mở rộng nghĩa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản (Trang 79)

5. Bố cục luận văn

3.2.1.Mở rộng nghĩa

Có thể nói thêm nghĩa mới và mở rộng nghĩa là con đƣờng chính để phát triển nghĩa của từ ngữ nói chung và từ Nam Bộ nói riêng.

Nhƣ ta biết, nghĩa của từ là mặt nội dung đƣợc phản ánh dƣới vỏ âm thanh vật chất của từ, còn nét nghĩa là những phần nghĩa thể hiện thuộc tính sự vật mà từ biểu thị. Mở rộng nét nghĩa là mở rộng thêm thuộc tính mà từ biểu thị, nghĩa là nét nghĩa đã có thêm một sở chỉ nữa. Còn thêm nghĩa mới là từ đó có thêm một sở biểu để thể hiện một sở chỉ mới.

Nghĩa sở biểu của từ là quan hệ của từ với khái niệm hoặc biểu tƣợng mà từ thể hiện. Còn nghĩa sở chỉ là quan hệ của từ với đối tƣợng mà từ biểu thị. Nghĩa sở chỉ chỉ thể hiện ra khi sử dụng các từ trong lời nói, nó không có tính chất ổn định. Vì thế, nét nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể và mở rộng nét nghĩa cũng căn cứ vào từng ngữ cảnh cụ thể.

Trong 411 từ Nam Bộ đƣợc khảo sát tại 03 văn bản xuất bản trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đến nay còn 224 từ vẫn đang đƣợc sử dụng. Trong đó có 61 từ đã thêm nghĩa mới hoặc mở rộng nét nghĩa. Căn cứ vào sự phân tích các từ Nam Bộ đƣợc khảo sát, chúng tôi thấy, trong giai đoạn này có những phƣơng thức chính để thêm nghĩa mới và mở rộng nét nghĩa là phƣơng thức ẩn dụ, hoán dụ và khái quát hóa.

Mở rộng ý nghĩa bằng phƣơng thức ẩn dụ hoặc hoán dụ là là hình thái cơ bản trong sự phát triển ý nghĩa của từ. Ẩn dụ có thể hiểu là biện pháp so sánh ngầm, lấy tên gọi của sự vật, hiện tƣợng này để chỉ sự vật, hiện tƣợng khác trên cơ sở của sự tƣơng đồng về một khía cạnh nào đấy giữa hai sự vật hay hiện tƣợng ấy. Trong các từ ngữ Nam Bộ đƣợc khảo sát, số lƣợng từ đƣợc phát triển nghĩa hoặc mở rộng nét nghĩa bằng phƣơng thức ẩn dụ chiếm số lƣợng khá nhiều, ví dụ nhƣ:

78

Từ bực: nghĩa trong giai đoạn khảo sát là "thứ hạng xếp theo trình độ cao thấp"; hiện nay đã thêm nghĩa mới là "chỗ đặt chân để bƣớc lên, xuống". Từ này đƣợc phát triển nghĩa theo lối ẩn dụ của sự tƣơng đồng giữa thứ tự cao thấp trong trình độ và cao thấp trong vị trí đi lại.

Từ cầm (các quan cầm ở lại đó chơi): trong giai đoạn khảo sát từ này có nghĩa "giữ lại"; hiện nay đã thêm nghĩa "1. giữ trong bàn tay, 2. nắm để điều khiển, chỉ huy, 3. gửi của cải cho ngƣời khác giữ lại làm tin để vay tiền, 4. coi nhƣ là chủ quan đã nắm đƣợc, 5. giữ lại một chỗ không cho tự do hoạt động, 6. làm cho ngừng chảy ra ngoài cơ thể, 7. nén giữ lại bên trong, không để biểu hiện ra ngoài". Các nghĩa mới phát triển thêm đều đƣợc áp dụng phƣơng thức ẩn dụ từ sự tƣơng đồng của việc giữ lại cái gì hoặc nắm bắt việc gì đó.

Từ lộn: nghĩa trong giai đoạn khảo sát là "1. trộn lẫn với nhau (Chốn thiêng thị thì công thƣơng tụ, có lộn Ngô khách), 2. nhầm cái nọ với cái kia, do sơ ý" (lộn vần nh với gi); hiện nay đã thêm nghĩa "lạc, không theo đúng đƣờng, hƣớng phải đi". Đâu là lối ẩn dụ để phát triển nghĩa, lấy sự tƣơng đồng của việc nhầm lẫn.

...

Còn hoán dụ là lấy tên gọi của sự vật, hiện tƣợng này để chỉ một sự vật, hiện tƣợng khác trên cơ sở mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể, giữa hiện tƣợng và bản chất, vật chứa và vật đƣợc chứa... Các từ đƣợc phát triển nghĩa bằng phƣơng thức hoán dụ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng khá phổ biến, nhƣ:

Từ chơn (trƣớc hết nghỉ chơn tại cái chùa kia): nghĩa của từ này trong giai đoạn khảo sát là "bộ phận dƣới cùng của cơ thể ngƣời"; hiện nay có thêm nghĩa "bộ phận dƣới cùng của đồ dùng, sự vật" nhƣ chơn bàn, chơn núi...

Nghĩa mới của từ đƣợc phát triển theo lối hoán dụ của từ chơn trong chơn người.

79

Từ kiểng (lập nên kiểng để ngắm): nghĩa của từ này trong giai đoạn khảo sát là "cảnh vật, sự vật đƣợc tạo ra để ngắm"; hiện nay có thêm nghĩa "cảnh diễn ra trong 1 thời điểm nào đó". Sự phát triển nghĩa này là lối hoán dụ, lấy từ cảnh vật để ngắm (cái cụ thể) để phát triển thành cái chung là cảnh vật chung.

Từ kềm (Rồi hai mẹ con ôm chèo kềm lái cho vững): trong giai đoạn khảo sát từ có nghĩa là "kìm lại, giữ lại"; hiện nay có thêm nghĩa "vật dụng bằng kim loại có 2 càng và mỏ dùng để giữ cho chặt". Đây là cách phát triển nghĩa theo phƣơng thức hoán dụ, nghĩa mới dựa trên quan hệ giữa sự giữ lại sự vật, hiện tƣợng nào đó.

Từ dưng (chém đầu hai ngƣời đó dƣng cho Viên Thuật thì ắt lui binh): trong giai đoạn khảo sát nghĩa của từ là "đƣa lên một cách cung kính"; hiện nay có thêm nghĩa "chỉ sự hầu hạ". Từ này đƣợc phát triển nghĩa theo cách nói khái quát từ sự đƣa (cho ai đó) một cách cung kính lên thành nghĩa sự hầu hạ ai đó.

Hoặc từ chun xả (Đi bơ vơ, tôi chun xả vô cái miễu ở dựa mép đƣờng đi mà ngủ): nghĩa trong giai đoạn khảo sát là "chui, di chuyển vào trong"; đến hiện nay đã thêm nghĩa "nhập vào 1 nhóm, 1 gia đình"...

Ngoài một số phƣơng thức chính trên để thêm nghĩa, mở rộng nét nghĩa của từ mà chúng tôi khảo sát đƣợc trong các văn bản đƣợc xuất bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thì còn có các phƣơng thức khác nhƣ phƣơng pháp loại suy, đƣợc hiểu là bị lƣợc bớt đi một yếu tố. Phƣơng pháp này thuộc địa hạt ngữ pháp, ngữ âm....Tuy nhiên những phƣơng pháp phát triển nghĩa này xuất hiện rất hiếm hoi trên các văn bản đƣợc khảo sát giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đôi khi, có những từ đƣợc phát triển nghĩa một cách khá phức tạp, không xác định đƣợc rõ ràng là theo phƣơng thức nào. Tuy nhiên,

80

phƣơng pháp chủ đạo để phát triển thêm nghĩa, mở rộng nét nghĩa của từ Nam Bộ trong giai đoạn tiến hành khảo sát này vẫn là ẩn dụ và hoán dụ.

Nhƣ vậy, phát triển nghĩa mới của từ, mà cụ thể ở đây là thêm nghĩa mới và mở rộng nét nghĩa là sự phát triển có chiều sâu, thể hiện tƣ duy và sự sáng tạo của những ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Sự phát triển nghĩa này đƣợc quy định rất nhiều bởi ngữ cảnh. Mỗi một nghĩa mới đƣợc phát sinh trong một ngữ cảnh nhất định, trong quá trình biến đổi lịch sử và do sự sáng tạo, liên tƣởng phong phú của ngƣời sử dụng. Sự biến đổi nghĩa của từ luôn đi cùng với sự phát triển của xã hội.

Trong ba tác phẩm đƣợc khảo sát, các từ Nam Bộ đƣợc dùng với tần suất khác nhau. Có những từ chỉ xuất hiện 01 lần, nhƣng có những từ xuất hiện hơn 2 lần. Trong 61 từ thêm nghĩa mới, mở rộng nét nghĩa thì có 27 từ chỉ xuất hiện 01 lần, 19 từ đƣợc dùng 02 đến 05 lần, 15 từ đƣợc dùng trên 05 lần. Điều này cho thấy, trong giai đoạn này, từ Nam Bộ ít đƣợc sử dụng lại có khả năng phát triển nghĩa hơn những từ đƣợc dùng thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản (Trang 79)