5. Bố cục luận văn
3.1.1.2. Đặc điểm tiếp xúc tiếng Hán
Trải qua 1.000 năm Bắc thuộc, tiếng Hán đã thâm nhập vào nƣớc ta và ảnh hƣởng sâu sắc đến tiếng Việt nói chung, tiếng Việt Nam Bộ nói riêng. Trong suốt quá trình xâm lƣợc của ngƣời Hán ở Việt Nam, tiếng Hán mặc dù không thể thay thế đƣợc tiếng Việt nhƣng đã có ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển của tiếng Việt.
Sự tiếp xúc tiếng Hán của ngƣời Việt không chỉ bằng hình thức truyền miệng mà còn tiếp nhận có hệ thống thông qua văn bản, sách vở. Trong 10 thế kỷ trƣớc khi Pháp xâm lƣợc Việt Nam (1858), tiếng Hán là ngôn ngữ chính thức của nhà nƣớc cai trị, đƣợc áp đặt vào chế độ học hành, thi cử, đƣợc dùng trong các văn bản chính thức của các triều đại phong kiến. Còn tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ "nôm na mách qué", chỉ đƣợc dùng trong gia đình, thôn xóm. Do đó, tiếng Việt và tiếng Hán ở vị thế song ngữ bất bình đẳng. Việc ảnh hƣởng và vay mƣợn tiếng Hán là chủ đạo. Đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
65
XX, sự tiếp xúc, tiếp nhận tiếng Hán có những đặc điểm khác với bối cảnh tiếp xúc trƣớc năm 1858.
Năm 1858, khi Pháp đặt ách đô hộ lên Việt Nam thì tiếng Hán đã bị hạn chế đi nhiều. Pháp áp đặt nhiều biện pháp để ngƣời Việt buộc phải sử dụng tiếng Pháp, nên trong giai đoạn này, tiếng Hán không còn giữ vị trí độc tôn nữa mà bị tiếng Pháp chèn ép, hạn chế. Tiếng Hán không còn ở tình thế song ngữ bất bình đẳng Hán - Việt nữa, mà trong tình thế tam ngữ bất bình đẳng Hán - Việt - Pháp. Và đến năm 1919, chế độ thi cử Hán học thực sự chấm dứt ở Việt Nam.
Mặc dù thế, sự tiếp xúc của tiếng Hán ở Việt Nam là cả một quá trình lâu dài, nên dù trong tình trạng này, tiếng Hán vẫn có ảnh hƣởng nhất định đến tiếng Việt. Trong giai đoạn này, ảnh hƣởng của tiếng Hán có những nét khác so với thời kỳ trƣớc đây.
Trong giai đoạn này, từ Hán thâm nhập vào tiếng Việt hình thành hoàn toàn mới để biểu thị những khái niệm mà trƣớc đó chƣa xuất hiện; từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt bao gồm cả từ Hán - Việt và một bộ phận Hán - Việt Việt hóa do ngƣời Việt sáng tạo; những từ Hán - Việt cũ thì đƣợc mở rộng nghĩa, thêm nghĩa mới; bắt đầu xuất hiện thuật ngữ Hán - Việt về lĩnh vực khoa học tự nhiên và xuất hiện nhiều hơn thuật ngữ Hán - Việt trong các văn bản khoa học xã hội...
Sự ảnh hƣởng của tiếng Hán đối với tiếng Việt là một quá trình lâu dài do ảnh hƣởng của điều kiện lịch sử và sự ảnh hƣởng này có tính hệ thống, tạo nên cả một hệ thống từ gốc Hán trong tiếng Việt. Tuy nhiên, dù trong giai đoạn nào, mức ảnh hƣởng nào, thì tiếng Việt vẫn có một sức sống mãnh liệt, không thể bị Hán hóa mà còn Việt hóa các từ ngữ gốc Hán du nhập vào Việt Nam, để hình thành nên những từ ngữ mới, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển, đa dạng, phong phú hóa tiếng Việt. Chính vì vậy, có một thực tế là có nhiều từ gốc Hán (nhất là những từ thuộc bộ phận từ Hán Việt cổ, Hán Việt Việt
66
hóa và Hán Việt phỏng theo phƣơng ngữ Hán bị biến đổi đến mức rất khó nhận ra “gốc Hán” của chúng. Đây chính là một thực tế mà nhiều trƣờng hợp khiến chúng ta lẫn lộn một từ gốc Hán mà không phải Hán Việt là một từ thuần Việt.