Những biến đổi về nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuố

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản (Trang 77)

5. Bố cục luận văn

3.2.Những biến đổi về nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuố

cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Biến đổi nghĩa là một tất yếu trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Đây là một trong những con đƣờng chính để phát triển và làm giàu từ vựng. Hầu hết các nhà ngôn ngữ học đã đƣa ra hai con đƣờng cơ bản của quá trình biến đổi nghĩa là: thu hẹp và mở rộng nghĩa; phát triển nghĩa bằng chuyển đổi tên gọi - ẩn dụ và hoán dụ.

Trong "Từ vựng học tiếng Việt", Nguyễn Thiện Giáp cho rằng "mở rộng ý nghĩa là một quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng", "thu hẹp ý nghĩa là quá trình ngược lại. Phạm vi ý nghĩa của các từ phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể" [25, tr. 161]. Ông cũng cho rằng "ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng hay ẩn dụ căn cứ vào sự giống nhau về chức năng đồng thời cũng là một quá trình mở rộng ý nghĩa", "hoán dụ, nhất là các kiểu cải dung cũng liên hệ với hiện tượng thu hẹp nghĩa" [25, tr. 167].

Theo quan điểm của Phạm Văn Lam trong luận văn "Bƣớc đầu khảo sát sự phát triển nghĩa của một số nhóm từ vựng trong tiếng Việt từ năm 1945 đến nay" thì "Phát triển nghĩa là quá trình phát triển, mở rộng các chức năng của từ để từ có thể trỏ ra, gọi tên, biểu thị những đối tượng mà trước đây chưa được trỏ ra, gọi tên, biểu thị" "khuynh hướng phát triển nghĩa là khuynh hướng chủ đạo của biến đổi nghĩa. Vì thế, nói một cách tương đối, biến đổi nghĩa cũng là phát triển nghĩa" [36, tr. 14].

76

Theo quan điểm của ngƣời thực hiện luận văn, biến đổi nghĩa là cách thức bổ sung nghĩa mới hoặc làm mất nghĩa của từ mà không làm biến đổi về ngữ âm. Sau khi khảo sát 03 văn bản xuất bản trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và so sánh với từ ngữ Nam Bộ hiện nay, chúng tôi tổng hợp thành bảng sau:

Bảng 3.9. Sự biến đổi nghĩa của từ ngữ Nam Bộ (từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX so với hiện nay) và tần số sử dụng của các từ

Tình trạng nghĩa của từ hiện nay Số lượng từ Tỉ lệ (%) Tần số sử dụng của từ trong các văn bản được khảo sát

1 lần 2 đến 5 lần trên 5 lần Không còn sử dụng 187/411 45,50 148 từ 33 từ 6 từ

Còn sử dụng 224/411 54,50

Giữ nguyên nghĩa gốc 186/224 83,03 97 từ 54 từ 35 từ

Đã thay đổi nghĩa 27/224 12,05 17 từ 08 từ 02 từ

Thêm nghĩa mới 61/224 27,23 27 từ 19 từ 15 từ

Mất nghĩa (thu hẹp nghĩa)

08/224 03,57 01 từ 02 từ 05 từ

Nhìn vào bảng 9, có thể thấy số lƣợng từ Nam Bộ không còn đƣợc sử dụng đến nay là tƣơng đối lớn, chiếm gần một nửa số lƣợng từ đƣợc khảo sát. Và cũng có thể thấy lý do là do chúng ít đƣợc sử dụng trong các văn bản (148 từ/187 từ chỉ đƣợc sử dụng một lần trong các tác phẩm). Nhƣ vậy, khi đƣợc sử dụng nhiều thì từ ngữ sẽ có sức sống lâu bền hơn. Và sự biến đổi nghĩa của từ cũng một phần phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sử dụng từ.

Cũng căn cứ vào khảo sát và tổng hợp trên, chúng tôi đề cập đến 03 cách biến đổi nghĩa là: thêm nghĩa mới và mở rộng nét nghĩa; thay đổi nghĩa; thu hẹp nét nghĩa (mất nét nghĩa). Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sự biến đổi nghĩa của từ ngữ Nam Bộ trong phần tiếp theo.

77

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản (Trang 77)