5. Bố cục luận văn
3.1.2.2. Đặc điểm phát triển nghĩa của từ
Bên cạnh việc hình thành từ mới thì phát triển nghĩa cũng là một đặc điểm hình thành từ ngữ Nam Bộ giai đoạn này. Sự phát triển nghĩa của từ có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ. Bên cạnh những từ mới đƣợc hình thành để chỉ, biểu thị những sự vật, hiện tƣợng, khái niệm mới, thì sự phát triển thêm nghĩa cho những từ cũ thể gọi tên sự vật, hiện tƣợng mới là một xu hƣớng phổ biến.
Sự phát triển nghĩa là một xu hƣớng tất yếu trong sự phát triển của ngôn ngữ, đƣợc tác động bởi điều kiện bên trong ngôn ngữ (nhƣ mối quan hệ giữa nội dung - hình thức của ngôn ngữ, tính khái quát - tính cụ thể của sự vật, sự ảnh hƣởng, tiếp xúc với ngôn ngữ nƣớc ngoài...) và điều kiện bên ngoài ngôn ngữ (sự thay đổi, phát triển của đời sống xã hội, của con ngƣời, những quan niệm của xã hội...).
Trong 411 từ đƣợc khảo sát trong 03 tác phẩm, thì có 104 từ đã xuất hiện trong giai đoạn trƣớc thế kỷ XIX (so sánh với từ điển của Alexandre de Rhodes). Trong đó có 48 từ, đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã thay đổi nghĩa hoàn toàn (46,15%) và 56 từ còn giống nghĩa (53,85%). Trong 56 từ giống nghĩa, có 34 từ không thêm nghĩa mới (60,71%) và 22 từ đã phát triển thêm nghĩa mới (39,29%).
Nhƣ vậy, có thể thấy trong giai đoạn này, một số lƣợng lớn từ ngữ Nam Bộ đã thay đổi nghĩa và phát triển nghĩa, chiếm 67,30%. Và bên cạnh việc tiếp nhận từ ngoại lai, hình thành từ mới, thì phát triển nghĩa cũng là một con đƣờng chính trong việc hình thành tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
74
Có thể đề cập đến một số cách thức phát triển nghĩa của từ Nam Bộ giai đoạn này. Trƣớc hết là đa nghĩa hóa từ. Đa nghĩa hóa là một quá trình "sản sinh" thêm nghĩa cho từ, thay bằng phải hình thành từ mới. Từ từ một nghĩa trở thành từ nhiều nghĩa là một cách thức hữu hiệu để phát triển nghĩa của từ. Trƣờng hợp này có thể thấy trong nhiều từ Nam Bộ giai đoạn này đƣợc phát triển nghĩa nhƣ: từ bèn, trƣớc thế kỷ XIX có nghĩa là "nhƣng", đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thêm nghĩa mới là "việc tiếp nối việc trƣớc đó"; từ
chước, trƣớc thế kỷ XIX có nghĩa "mƣu chƣớc", trong giai đoạn khảo sát, từ này có thêm nghĩa "cách khôn khéo"; từ coi, trƣớc thế kỷ XIX có nghĩa "xem", cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thêm nghĩa "đọc"...
Bên cạnh đó, còn phƣơng thức đồng âm chuyển từ loại. Đây là cách biến đổi ý nghĩa và cách dùng của từ, nó phân ly nghĩa đến mức chuyển từ loại để làm thành từ đồng âm. Đây là một phƣơng thức góp phần tạo phát triển nghĩa của từ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ta có thể thấy phƣơng thức này qua các từ nhƣ: từ bửng tưng, trƣớc thế kỷ XIX có nghĩa "rạng ngày, tảng rạng" (tính từ), nghĩa trong giai đoạn khảo sát có thêm nghĩa "bừng sáng" (động từ); từ trật, trƣớc thế kỷ XIX có nghĩa "cùng một lúc" (tính từ), giai đoạn khảo sát có nghĩa "lộ ra, phơi bày ra" (động từ) và "bậc" (danh từ); từ thét, trƣớc thế kỷ XIX có nghĩa "thắt" (động từ), đến giai đoạn khảo sát có nghĩa "mãi, hoài" (tính từ)...
Một phƣơng thức nữa là loại biệt hóa nghĩa của từ, nghĩa là chuyển từ nghĩa khái quát sang nghĩa chuyên biệt, cụ thể hóa hơn về phạm vi sử dụng. Ví dụ nhƣ từ kinh, trƣớc thế kỷ XIX có nghĩa "nhánh của sông lớn", đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, có nghĩa "công trình để dẫn nƣớc"; từ rương, trƣớc thế kỷ XIX có nghĩa "một thứ gần nóc nhà bằng gỗ", đến giai đoạn tiến hành khảo sát thì có nghĩa "vật để đựng quần áo, đồ dùng"...
75
Đó là một số đặc điểm chính về phát triển nghĩa của tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX biểu hiện trên 03 văn bản đƣợc xuất bản trong giai đoạn này. Có thể chƣa đầy đủ, nhƣng do phạm vi của luận văn thạc sĩ và điều kiện của phạm vi khảo sát, nên chúng tôi đƣa ra một số nhận xét ban đầu nhƣ thế.