Không thể phủ nhận tính ưu việt của những chỉ số tài chính trong việc đánh giá định tính và định lượng về một hoạt động nào đó của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại Công ty cổ phần Sao Thái Dương, ta cũng bắt đầu từ các chỉ số này.
Qua BẢNG 2.8. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN
TỒN KHO 2010 - 2012, nhận thấy rằng: Tất cả các chỉ tiêu về hàng tồn kho đều đưa ra cùng một kết luận: hiệu quả quản lý vốn tồn kho của Công ty ngày càng được cải thiện.
- Vòng quay hàng tồn kho đã tăng lên trong 3 năm liên tiếp từ 0,92 vòng năm 2010 lên đến 2,41 vòng năm 2012 dẫn đến kỳ hạn tồn kho bình quân giảm mạnh từ hơn một năm xuống còn khoảng 5 tháng. Điều này cho thấy công tác quản lý vốn tồn kho đã đạt những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp sản xuất, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chỉ với 2,4 vòng quay/năm được cho là khá chậm (đối với CTCP Traphaco là 4 vòng/năm, Công ty dược phẩm Hoa Linh là 3,2 vòng/năm, trung bình ngành là 3,5 vòng/năm) khiến quá trình thu hồi vốn chậm, khó nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới.
Xem xét chi tiết hơn, vòng quay hàng tồn kho của Công ty tăng do tác động giá vốn hàng bán tăng mạnh tới 206,59% vào năm 2012. Việc tăng giá vốn hàng bán này thể hiện số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp đã tăng, đây là tín hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cần tìm hiểu rõ hơn về các khoản mục chi phí hình thành nên giá vốn hàng bán:
BẢNG 2.9. BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN NĂM 2011 – 2012
nhất (trên 60%) trong giá vốn hàng bán ở cả năm 2011 và 2012. Như vậy để tạo ra một sản phẩm nhất định, công ty cần bỏ ra lượng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhiều hơn tất cả các khoản chi phí còn lại. Năm 2012, khoản mục chi phí này đã tăng tới 201,08% và giảm nhẹ 1.19% về tỷ trọng. Nguyên nhân làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng là do năm vừa qua có sự tăng giá các loại nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt vào sau Tết nguyên đán như nghệ tươi, gừng tươi, tinh dầu sả, linh chi, nhân sâm... Để hạn chế việc tăng giá vốn hàng bán do chi phí đầu vào tăng cao, công ty đã thực hiện tăng tồn kho nguyên vật liệu, chủ yếu là dược liệu, hóa chất phục vụ sản xuất giúp tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu giảm nhẹ từ 66,1% năm 2011 xuống 64,91% năm 2012. Như vậy, công ty đã có hướng đi khá phù hợp cho việc dự trữ tồn kho giúp làm giảm chi phí, tuy nhiên chính sách này chưa thật sự hiệu quả khi chi phí nguyên vật liệu vẫn cao.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong giá vốn hàng bán và giảm tới 10,57% so với năm 2011. Với đặc thù của ngành sản xuất dược mỹ phẩm là quy trình sản xuất chia thành nhiều công đoạn, có nhiều phân xưởng thì việc phân bổ công việc sao cho hợp lý, tránh tình trạng thừa lao động trong dây chuyền là không dễ. Tuy nhiên công ty đã làm khá tốt công việc này. Bên cạnh đó, công ty đã đổi mới máy móc nhằm thay thế sức người, do đó có thể giảm số lượng nhân công và tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung năm 2012 là 19919 triệu đồng, tăng 11,9% về tỷ trọng. Nguyên nhân chính dẫn đến tăng khoản mục này là do chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước đều đồng loạt tăng giá. Bên cạnh đó chi phí vật liệu (bao bì, hộp, màng co…) cũng tăng tới 7,23% về tỷ trọng do ảnh hưởng của lạm phát. Đây là nguyên nhân thuộc yếu tố khách quan nhưng để quản lý tốt hơn khoản mục chi phí này công ty nên có biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Nhìn chung, giá vốn hàng bán của Công ty tăng mạnh vào năm 2012 là do công tác tiêu thụ sản phẩm có những chuyển biến tích cực làm tổng giá cấu thành sản phẩm bán ra tăng. Tuy nhiên sự biến động chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khoản mục này. Mặc dù chi phí đầu vào
tăng là do biến động giá của thị trường tuy nhiên một phần cũng thuộc về chủ quan của công ty trong quản lý chi phí. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp hữu hiệu hơn để tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho bình quân tăng dần qua các năm chủ yếu là do tăng khoản mục nguyên vật liệu tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Lượng nguyên vật liệu dự trữ ở mức lớn dễ gây ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản, lưu kho. Hoạt động quản lý vận hành sản xuất chưa thực sự hiệu quả làm tăng chi phí sản xuất dở dang của doanh nghiệp.
Nhìn một cách tổng thể, số vòng quay hàng tồn kho của Sao Thái Dương tăng từ 1,38 lên 2,41 vòng trong năm vừa qua thể hiện doanh nghiệp đã rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Tuy nhiên hệ số này còn tương đối thấp so với các doanh nghiệp trong ngành do lượng vật tư dự trữ khá lớn và công tác quản lý chi phí (đặc biệt là chi phí sản xuất chung) chưa thật sự hiệu quả, có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn trong tương lai.
- Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho cũng tăng lên. Điều này được lý giải bởi lợi nhuận của Công ty (chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) đã tăng rất mạnh trong những năm gần đây do việc phối hợp các chiến lược xúc tiến bán hàng cùng việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Tốc độ tăng của lợi nhuận cả trước và sau thuế cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của giá trị hàng tồn kho bình quân vì thế khả năng sinh lợi của hàng tồn kho ngày càng tăng.
Tuy nhiên, các chỉ số tài chính trên chỉ phản ánh được một phần tình hình quản lý hàng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp. Các số liệu cho thấy về mặt định lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tồn kho qua ba năm của Sao Thái Dương đã tăng lên, tuy còn thấp so với các doanh nghiệp trong ngành. Để tìm hiểu kỹ hơn, cần đi sâu phân tích các mô hình và hệ thống kiểm soát tồn kho của doanh nghiệp.