Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Vốn tồn kho tại CTCP Sao Thái Dương (Trang 27)

Xem xét Bảng 2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2011 – 2012 ta có nhận

xét như sau:

• Qua bảng cân đối kế toán 2012 ta thấy, tổng tài sản (nguồn vốn) cuối năm 2012 tăng mạnh so với cuối năm 2011. Về cơ cấu, nợ phải trả giữ tỷ trọng khoảng 50% tổng nguồn vốn cuối năm 2012 – tăng mạnh so với tỷ trọng 25% cuối năm 2011, tài sản dài hạn chiếm khoảng 55 - 60% tổng tài sản ở đầu và cuối năm 2012. Cơ cấu tài sản như trên là hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất hóa mỹ phẩm. Cuối năm 2012, nợ phải trả tăng mạnh về tỷ trọng, cơ cấu tài sản dài hạn tăng nhẹ so với cuối năm 2011. Nhìn chung, quy mô và cơ cấu nguồn vốn có nhiều biến động rõ rệt qua hai năm 2011 – 2012. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn của công ty đã có hiệu quả hơn.

• Năm 2012, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đều tăng so với

năm 2011, chủ yếu do lợi nhuận của công ty tăng mạnh so với tỷ lệ tăng vốn. Riêng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu có xu hướng giảm vì năm 2012 Công ty không còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo chế độ ưu đãi đầu tư của nhà nước như các năm trước và khoản chi phí lãi vay để đầu tư nhà máy mới tại khu công nghiệp Châu Sơn khá cao. Nhìn chung, các hệ số sinh lời này thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ở mức khá tốt so với các doanh nghiệp trong ngành, ví dụ: đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh năm 2012 của doanh nghiệp là 15,13% trong khi của Công ty cổ phần Traphaco là 16%, Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Hoa Linh là 12,2%... và của toàn ngành là 14%.

• Bên cạnh đó, tất cả cá hệ số thanh toán của công ty trong năm 2012 đều giảm so với năm 2011 và ở mức thấp, thêm vào đó công ty lại gia tăng hệ số nợ, từ đó cho thấy ẩn chứa rủi ro tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn giảm, việc vay vốn của công ty trong thời kỳ tới có thể bị hạn chế.

• Số vòng quay hàng tồn kho tăng do giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn giá trị hàng tồn kho. Vòng quay các khoản phải thu tăng do doanh thu tăng nhanh hơn khoản phải thu. Có thể nhận xét sơ bộ là chính sách quản lý nợ phải thu khá hợp lý. Số vòng quay vốn kinh doanh và tổng vốn tăng là những tín hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua.

2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn tồn kho tại Công ty cổ phần Sao Thái Dương trong thời gian qua

2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu trong quá trình hoạt động

- Thuận lợi:

• Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, do yêu cầu công việc và mức sống người dân ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng mỹ phẩm, dược phẩm càng tăng. Đây là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành dược – mỹ phẩm nói chung và Công ty cổ phần Sao Thái Dương nói riêng.

• Đảng và Nhà nước ta đang dần hoàn thiện bộ máy pháp luật nhằm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp. Năm

giảm từ 20% xuống còn khoảng 12 – 13% nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư sản xuất, là cơ hội cho Công ty nắm bắt thời cơ, thực hiện và hoàn thiện các dự án còn dang dở.

• Theo Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, lương tối thiểu của công chức Nhà nước tăng 26% trong năm 2012. Tuy sự thay đổi này được cho là chậm nhưng do yếu tố tâm lý, lương tăng khiến chi tiêu của đại bộ phận người tiêu dùng tăng, giúp thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.

• Nhìn chung tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ chủ chốt (USD, Rub) khá ổn định trong năm 2011 - 2012. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2009 tỷ giá tăng tới 10,07%, năm 2010 tăng 9,68% thì năm 2011 chỉ tăng có 2,2% và năm 2012 tăng không quá 1,5%. Đây là một hiện tượng hiếm thấy về diễn biến tỷ giá trên thị trường trong nhiều năm qua, chính xác là kể từ năm 1993 tới nay, làm cho giá cả nguyên vật liệu, phụ liệu nhập khẩu khá ổn định, không chịu ảnh hưởng nhiều của biến động tỷ giá.

• Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, hình ảnh Sao Thái Dương đã được giới chuyên môn cũng như người tiêu dùng biết đến như một thương hiệu uy tín về dược – mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, vị thế Công ty ngày càng được khẳng định qua từng năm nên lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều, doanh thu tăng dù trong bối cảnh suy thoái nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

• Năm 2011, sản phẩm Dầu gió gừng, Dầu phong thấp của Công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Nga. Đây là xứ lạnh nên sản phẩm dầu nóng của Công ty được người tiêu dùng tại Nga hết sức ưa chuộng. Việc theo kịp xu hướng mở cửa hội nhập với thế giới đã giúp Công ty mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đây cũng là hướng đi tiềm năng của Công ty trong thời gian tới.

• Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Sao Thái Dương khá chặt chẽ với những lãnh đạo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, ban giám đốc đều là các dược sĩ. Bên cạnh đó, sự kết dính khăng khít giữa các phòng ban trong Công ty, văn hóa công ty lành mạnh góp phần vào việc chèo lái các công việc theo đúng

hướng và mục tiêu đã đề ra.

• Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty có năng lực và tuổi đời còn trẻ, hơn nữa với khối lượng công việc liên tục, Công ty đã và đang có điều kiện xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm, có ý thức trách nhiệm. Đặc biệt năm 2012, 4 dược sĩ và 11 cử nhân đại học chuyên ngành dược, kế toán, tài chính, luật đã được tuyển dụng thêm làm tăng tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học, giúp Công ty hoàn thiện cơ chế kiểm nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm, việc sử dụng và huy động vốn đạt hiệu quả cao hơn so với giai đoạn trước.

• Từ năm 2011, dây chuyền sản xuất tại Đồng Văn, Hà Nam bắt đầu hoạt động có hiệu quả, vận hành thông suốt với công suất gần như tối đa (96%) giúp chu trình sản xuất liên tục, nâng cao năng lực sản xuất, giúp cung cấp và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

• Trong giai đoạn 2011 – 2012, do mở rộng quy mô sản xuất, Công ty nhận được ưu đãi đầu tư của chính phủ với thuế suất thuế TNDN năm 2011 là 0%, năm 2012 là 7,5%. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm vốn để tái đầu tư đồng thời một phần lợi nhuận dùng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên, người lao động, khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất.

- Khó khăn:

• Dư âm cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 vẫn tác động chung đến tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Lạm phát Việt Nam năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81% thấp hơn mức chỉ tiêu kế hoạch 7% mà Quốc hội đã đề ra, tuy nhiên riêng nhóm thuốc và mỹ phẩm tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,36% của năm 2011.

• Trong điều kiện cơ chế thị trường mở rộng, Công ty luôn phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các đối thủ trong và ngoài nước. Để chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, Công ty phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng, phấn đấu hạ giá thành, hiện đại hóa máy móc thiết bị. Điều này yêu cầu lượng vốn đầu tư lớn,

Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vay, khiến nguồn vốn huy động bị hạn chế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Sao Thái Dương sẽ phải chịu tác động đầu tiên.

• Địa bàn hoạt động của Công ty khá rộng, các chi nhánh và tổng đại lý được phân bố ở hầu khắp các tỉnh thành (47 tỉnh thành) nên việc điều hành và chỉ đạo sản xuất của Công ty gặp khá nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất cũng như vấn đề quản lý và sử dụng vốn.

• Nguồn cung nguyên liệu đầu vào để sản xuất dược – mỹ phẩm không ổn định, giá cả luôn biến động thất thường và thường tăng đột ngột sau Tết nguyên đán, có thể gấp 2 đến 3 lần. Đặc biệt với một số dược liệu Trung Quốc khi sang Việt Nam chỉ đảm bảo khoảng 50% chất lượng khiến chi phí nguyên vật liệu tăng.

• Trong năm 2012, giá xăng đã thay đổi 12 lần với 6 lần tăng giá tổng cộng 6050 đồng/lít và 6 lần giảm giá với mức giảm chung chỉ 3700 đồng/lít, tính tổng lại giá xăng tăng 2350 đồng/lít. Giá điện cũng thay đổi hai lần vào tháng 7 và tháng 12 đều với mức tăng 5%/lần. Giá xăng dầu tăng tác động mạnh đến hoạt động vận tải chuyển giao thành phẩm, giá điện sản xuất và sinh hoạt tăng nhanh cũng làm tăng chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó, để giữ vững thị trường tiêu thụ, việc điều chỉnh tăng giá bán là điều nên tránh.

• Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn dưới bậc cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ khá lớn (trên 70%). Việc thiếu hụt lao động có trình độ, chuyên môn cao khiến Công ty thường phải thuê chuyên gia bên ngoài trong các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và sửa chữa lớn.

2.2.2. Đặc điểm ngành nghề chi phối hoạt động kinh doanh

Công ty cổ phần Sao Thái Dương là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dược – mỹ phẩm. Theo thống kê của BMI, ngành công nghiệp dược mỹ phẩm hiện nay chiếm khoảng 5% GDP. Tuy chỉ có quy mô nhỏ so với các ngành khác trong nền kinh tế nhưng đây là ngành luôn có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian

gần đây, trung bình trong giai đoạn 2009 – 2011 là 30%. Đặc điểm ngành nghề chủ yếu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:

Đặc trưng riêng của lĩnh vực dược phẩm:

- Các sản phẩm dược đang lưu hành trên thị trường Việt Nam xét trên nguyên liệu sản xuất có 2 loại là tân dược và đông dược. Tân dược chiếm tới 90% tổng giá trị toàn ngành, giá trị của đông dược không đáng kể. Thói quen dùng thuốc tân dược với hiệu quả trị bệnh nhanh của người tiêu dùng khiến việc mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của các công ty đông dược gặp nhiều khó khăn.

- Đặc trưng của thuốc đông dược chế biến không đòi hỏi công nghệ cao nên vốn đầu tư máy móc thiết bị không quá lớn.

- Tình trạng thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất thuốc đông dược thường xuyên xảy ra. Hiện nay ngành đông y vẫn phải nhập 85% nguyên liệu (cam thảo, mạch nha, đẳng sâm…) mà chủ yếu là từ Trung Quốc. Giá nguyên vật liệu biến động thất thường theo từng đợt.

- Kênh phân phối chủ yếu là qua các bệnh viện và nhà thuốc, mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc, dành cho mọi đối tượng tiêu dùng.

- Thuốc đông dược nói riêng và dược phẩm nói chung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, đòi hỏi các khâu từ lựa chọn thu mua nguyên liệu đến quá trình sản xuất, bảo quản phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn quy trình công nghệ, được kiểm nghiệm kỹ lưỡng trước khi đem bán.

Đặc trưng riêng của lĩnh vực hóa mỹ phẩm:

- Theo nghiên cứu thị trường, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mỹ phẩm, người tiêu dùng trả tới hơn 50% cho thương hiệu sản phẩm để mua niềm tin cho mình, vì vậy kinh phí tiếp thị quảng cáo, xây dựng hình ảnh thương hiệu là rất lớn.

- Bao bì, mẫu mã là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc thu hút khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ bên cạnh chất lượng sản phẩm tốt. Việc thường xuyên đổi mới mẫu mã, hình thức sản phẩm yêu cầu lượng vốn đầu tư tương đối lớn.

- Cạnh tranh gay gắt với hàng loạt các thương hiệu mỹ phẩm có tiếng và lâu đời trên thế giới từ Pháp, Hàn Quốc, Canada… Tỷ lệ cạnh tranh trong nước cũng vô cùng khốc liệt.

- Công thức và thành phần tạo nên mỗi sản phẩm là bí mật công nghệ và kinh doanh riêng của mỗi doanh nghiệp, quyết định nên sự thành bại của sản phẩm.

doanh nghiệp có thể dự trữ lượng thành phẩm lớn để đảm bảo nhu cầu thị trường khi cần thiết.

- Mỹ phẩm thường được tiêu thụ cao vào các dịp lễ tết, sử dụng làm quà biếu tặng, đặc biệt nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc tăng cao vào mùa hanh khô, khoảng từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm.

2.2.3. Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty trong hai năm 2011 - 2012

Dựa vào các số liệu trên Bảng cân đối kế toán được lập tại các thời điểm ngày 31/12/2011 và ngày 31/12/2012 để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn qua đó nhận xét, đánh giá tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty.

Qua Bảng 2.3. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NĂM 2011 - 2012 và Bảng 2.4.BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN NĂM 2011 – 2012, ta thấy:

Về cơ cấu vốn và sự biến động tài sản:

Cuối năm 2012, tổng tài sản của công ty là 149.572 triệu đồng, tăng 115% so với cuối năm 2011. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 60.499 triệu đồng, tăng 68,93% nhưng xét về tỷ trọng thì tài sản ngắn hạn giảm tới 11%, chỉ còn chiếm 40,45% trong tổng giá trị tài sản. Tài sản dài hạn là 89.073 triệu đồng, tăng gần 164% so với cuối năm 2011, về tỷ trọng tăng 11% đạt mức gần 60%. Tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp hai năm qua thay đổi theo hướng tăng đầu tư vào tài sản dài hạn nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp máy móc thiết bị. Nhìn chung, cơ cấu tài sản thay đổi như vậy là phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty do phải đầu tư khá nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực sản xuất đông dược và mỹ phẩm từ thiên nhiên không đòi hỏi công nghệ kỹ thuật quá phức tạp nên tỷ trọng vốn cố định của công ty không cần thiết phải lớn như một vài lĩnh vực sản xuất khác như thép, giấy, xi măng…

- Trong tài sản ngắn hạn:

+ Lượng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần từ gần 60% cuối năm 2011 lên 73,12% cuối năm 2012. Thành phần tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, có xu hướng tăng mạnh do trong mùa lạnh các nguyên liệu dễ thu mua, bảo quản nhằm đảm bảo nhu cầu dự trữ phục vụ cho sản xuất. Mặt khác, công ty duy trì

một lượng lớn nguyên vật liệu tồn kho cũng là để hạn chế rủi ro tiếp tục tăng giá của các nguyên vật liệu đầu vào.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng cao là do năm 2012, doanh nghiệp áp dụng quy trình kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm mới, chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, khiến nhiều sản phẩm hoàn thành nhưng đang trong giai đoạn kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Vốn tồn kho tại CTCP Sao Thái Dương (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w