Mục tiêu và định hướng của công ty trong thời gian tới 1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong năm tớ

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Vốn tồn kho tại CTCP Sao Thái Dương (Trang 55)

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong năm tới

Kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn tiềm tàng nhiều bất ổn là nhận định được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra vào cuối năm 2012 vừa qua. Theo đó, bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm lại đà tăng trưởng dù tình hình trên thị trường tài chính đã được cải thiện, dự kiến mức tăng trưởng toàn cầu khoảng 2,4%. Do vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình chung.

Dự báo về triển vọng năm 2013, có tới 55% số doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cho rằng nền kinh tế sẽ không được cải thiện nhiều. Ngoài sự bi quan về triển vọng nền kinh tế, các doanh nghiệp còn chịu những thách thức bất ổn về môi trường kinh doanh, sự suy giảm về cầu tiêu dùng trên thị trường và giá nguyên vật liệu tăng.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tin tưởng vào cam kết của chính phủ về kiềm chế lạm phát, cũng như tin rằng ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn trong năm 2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ đưa lạm phát về mức thấp nhất trong một thập kỷ (khoảng 6%), tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp và giải quyết nợ xấu cho các ngân hàng.

Giải pháp quan trọng được đưa ra là đẩy mạnh hơn nữa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết mười ba của Chính phủ nhằm ổn định sản xuất, ngăn chặn việc đóng cửa tràn lan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách tiền tệ 2013 ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất cho vay của ngân hàng BIDV áp dụng đối với đối tượng khách hàng có định hạng tín nhiệm cao thuộc lĩnh vực này chỉ ở mức 10-12%, là cơ hội giúp doanh nghiệp huy động vốn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh và hoàn thiện các

dự án còn dang dở.

Giá điện năm 2013 dự kiến tăng khoảng 7,2%, bình quân là 1.459 đồng/kWh, giá xăng dầu, nước biến động mạnh tác động trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gián tiếp làm phí dịch vụ mua ngoài và giá cả các yếu tố đầu vào khác tăng.

Riêng đối với lĩnh vực dược mỹ phẩm, đây vẫn được cho là ngành có tốc độ phát triển cao, đi ngược với xu thế những ngành khác trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp ít bị thua lỗ mà chủ yếu là lãi ít hay lãi nhiều. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp là ở hàng tồn kho, chủ yếu ở các mặt hàng có giá thành cao người dân ít lựa chọn. Việc người tiêu dùng ưa chuộng dùng hàng ngoại cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dược mỹ phẩm nói chung.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Vốn tồn kho tại CTCP Sao Thái Dương (Trang 55)