Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Vốn tồn kho tại CTCP Sao Thái Dương (Trang 57)

Trong các năm qua, vòng quay hàng tồn kho của Công ty đều tăng nhanh. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn huy động vốn để tái sản xuất bị hạn chế và so với trung bình ngành, hệ số này còn khá thấp. Để nâng cao hiệu quả quản lý về sử dụng hàng tồn kho, Công ty cần:

Một là, cân nhắc kỹ lại thời gian và số lượng nguyên vật liệu nhập cho mỗi đơn

hàng. Với kế hoạch nhập để phòng trừ rủi ro giá cả như hiện nay, số lượng nguyên vật liệu tồn kho là khá lớn gây tốn kém chi phí tồn trữ và bảo quản. Biện pháp hiệu quả hơn là tăng số lần nhập và giảm số lượng nhập trong mỗi đơn hàng. Trước biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào, Công ty có thể tìm nguồn cung từ nhiều nhà

phân phối khác nhau và lựa chọn nơi đáp ứng chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hai là, giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Để thực hiện được điều này, Công ty phải quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý bán thành phẩm và thực hiện đồng bộ hóa quy trình sản xuất. Với một dây chuyền khá phức tạp, để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, Công ty cần chú trọng vào các khâu được thực hiện bởi người lao động. Đây chính là khâu gây ứ đọng nguyên vật liệu và các loại hàng tồn kho khác đưa vào sản xuất, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Việc áp dụng triết lý Just in time là đem phương thức sản xuất dây chuyền số lượng lớn kết hợp với phương thức sản xuất luân phiên theo lô có thể giúp rút ngắn thời gian chuyển đổi công việc và đồng bộ hóa quá trình sản xuất.

Nếu có thể lập kế hoạch sản xuất theo ngày, xác định lượng hàng tồn kho cần sử dụng trong một ngày làm việc sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp mang tính lý thuyết mà rất ít công ty có khả năng và đã thực hiện trên thực tế.

Bên cạnh đó, quy trình kiểm nghiệm cần được hoàn thiện hơn. Việc tăng thêm số lượng dược sĩ để đẩy nhanh tiến độ kiểm nghiệm và rút ngắn khoảng cách giữa nơi sản xuất – nơi kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này.

Ba là, thành phẩm tồn kho được dự trữ ở mức vừa phải giúp giảm chi phí tồn trữ

tuy nhiên cần xem xét tăng số lượng sản xuất và dự trữ với một số mặt hàng chủ lực như Kem nghệ Thái Dương, Dầu gội dược liệu Thái Dương, nước dưỡng đẹp da Tây Thi để tránh tình trạng khan hiếm hàng như đợt cuối tháng 9 năm 2012 vừa qua, gây thiệt hại về doanh thu cho doanh nghiệp. Việc đầu tư quảng bá cho các sản phẩm khác như Kem Búp ngọc, Dầu phong thấp, Viên nang Tây Thi cũng cần đẩy mạnh nhằm tăng lượng tiêu thụ, giảm tồn kho thành phẩm quá lâu khiến vốn bị ứ đọng không thể xoay vòng được.

Bốn là, thực hiện thúc đẩy tăng giá vốn hàng bán thông qua các chính sách xúc

tiến bán hàng và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng lượng thành phẩm bán ra. Tuy nhiên cần tối thiểu hóa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm, tránh việc giá vốn tăng chủ yếu là do chi phí tăng.

phần vốn tồn kho khác nhau

Áp dụng mô hình EOQ để quản lý nguyên vật liệu chính tồn kho

Hiện tại công ty đang áp dụng mô hình EOQ để quản lý nguyên vật liệu chính, nhưng việc áp dụng mô hình này vẫn còn nhiều bất cập và cần hoàn thiện hơn nữa:

Một là, Công ty nên xác định lượng đặt hàng tối ưu cho doanh nghiệp mình

trước khi bước vào một năm tài chính mới, trên cơ sở xác định kế hoạch sản xuất phù hợp tình hình tồn kho và tình hình tiêu thụ sản phẩm. Điều này rất quan trọng vì hiện nay lượng đặt hàng của Công ty chưa đạt mức tối ưu nên chưa tối thiểu hóa được chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Thay vì đặt mỗi lô 1420kg bốn tháng một lần, áp dụng cách đặt hàng 1128kg và một năm đặt 4 lần sẽ giúp công ty cải thiện được vấn đề này.

Tương tự như nguyên vật liệu chính, đối với các thành phần hàng tồn kho mà không có mối quan hệ mật thiết nhà cung cấp, Công ty cũng nên tính toán cụ thể để tìm được cho mỗi loại hàng tồn kho một lượng đặt hàng tối ưu. Có như vậy chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm mới có thể giảm để cạnh tranh cùng các doanh nghiệp khác trong ngành.

Hai là, do khoảng cách đặt hàng khá xa và từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí

có một vài nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài như Trung Quốc, Canada, Thái Lan, Nhật Bản, Công ty nên xác định chính xác điểm đặt hàng lại dựa trên các tính toán cụ thể về số ngày vận chuyển, lượng đặt hàng nhằm đảm bảo quá trình sản xuất thông suốt liên tục.

Ba là, nhằm loại trừ các rủi ro vận chuyển, chất lượng nguyên vật liệu không

đảm bảo, việc đặt ra một lượng dự trữ an toàn là rất cần thiết. Tỷ lệ tham khảo có thể là 20% của điểm đặt hàng mới tức là 118kg × 20% = 23,6kg, tương ứng với hai ngày sản xuất bình quân.

Nâng cao hiệu quả mô hình Just in time để quản lý vật liệu phụ và nguyên vật liệu khác

Mô hình Just in time là sự lựa chọn rất hợp lý cho loại hình hàng tồn kho này khiến lượng nguyên vật liệu tồn kho được giảm thiểu. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả mô hình, Công ty cần chú ý:

Một là, trong thực tế, việc ký kết các hợp đồng còn mang tính chất ngắn hạn và

những hợp đồng thương mại lâu dài với các nhà cung cấp để tránh trường hợp vì giá mua của công ty khác cao hơn mà nhà cung cấp bỏ dở việc phân phối giữa chừng, gây khó khăn lớn khiến Công ty rơi vào tình trạng bị động, hoạt động sản xuất bị ngừng trệ.

Hai là, vì các nhà cung cấp vật liệu phụ ở khá xa như tem laser đặt in tại Nam

Định, vỏ nhựa từ CTCP sản xuất nhựa Duy Tân – TP. Hồ Chí Minh, màng nhôm từ DNTN bao bì An Phú - Quận 7 TP. Hồ Chí Minh…, Công ty cần xác định cụ thể khoảng thời gian đặt hàng lại cho từng đối tượng cụ thể để tránh trường hợp vật liệu phụ không về kịp đáp ứng sản xuất kinh doanh.

Một giải pháp khác là tăng cường sáp nhập, hợp nhất và thâu tóm các nhà cung cấp tạo thành một tập đoàn sản xuất – kinh doanh có hệ thống và quan hệ khăng khít. Đây chính là giải pháp mang tính chiến lược cho sự tồn tại lâu dài của Công ty Sao Thái Dương.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Vốn tồn kho tại CTCP Sao Thái Dương (Trang 57)