a) Về kinh tế:
3.2.2.8 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
đầu tư nước ngoài.
Để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTNN thì trên hết cần phải cải tiến phương pháp làm việc của các cơ quan quản lý địa phương có liên quan. Các cơ quan này cần nhìn nhận các doanh nghiệp FDI như khách hàng của mình trong việc cung cấp các dịch vụ công, nghĩa là các cơ quan đó phải chủ động tìm đến doanh nghiệp, tìm
hiểu nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp, qua đó điều chỉnh công tác của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Do vậy, tỉnh nên duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư trên địa bàn để nắm bắt được những nguyện vọng cũng như những vướng mắc của họ.
Cần hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy (đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp quy của Nhà nước) để ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc việc các Sơ, ngành ban hành các văn bản trái quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Tiến hành rà soát lại một cách có hệ thống các văn bản của các Sở, ngành liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài.
Tỉnh cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể:
- UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh, giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết khó khăn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật, chính sách, chủ trương của Nhà nước.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phải là cơ quan tham mưu tổng hợp, là cầu nối giữa các doanh nghiệp và các ban ngành; giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành từ khâu chuẩn bị dự án đến quá trình quản lý theo chuyên ngành sau khi các dự án đã đi vào triển khai. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cần là cơ quan theo dõi tình hình các Ban, ngành tham gia giải quyết các vướng mắc để báo cáo với UBND tỉnh. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế kiểm tra để thúc đẩy các ban, ngành thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm của mình.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư hiện đang là đầu mối quản lý với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do vậy, vai trò của ban quản lý là hết sức quan trọng. Không chỉ là người dẫn đường cho doanh nghiệp vào tỉnh mà còn là người đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, Ban quản lý cần thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã cấp phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Tỉnh cần điều chỉnh công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau cấp phép, quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương để chấm dứt sự kiểm tra tùy tiện, hết sức tránh hình sự hóa các
quan hệ kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
Hỗ trợ hành chính sẽ đóng góp nhiều vào quá trình xây dựng và củng cố “niềm tin và danh tiếng” cho Hưng Yên – một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư.
Ở mức độ nào đó điều này đã được kiểm chứng thông qua kết quả PCI (chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2006, cũng như kết quả phỏng vấn cho thấy các doanh nghiệp FDI đã đánh giá cao tính minh bạch và danh tiếng của Lãnh đạo tỉnh cũng như đội ngũ công chức tỉnh trong quyết tâm thu hút FDI. Những nỗ lực đó cần được phát huy và củng cố hơn nữa, bởi một khi danh tiếng và niềm tin được tạo dựng, đó sẽ là vốn quý cho Hưng Yên trong hấp dẫn FDI.
Cải cách hành chính
+ Cải cách thủ tục hành chính
Thời gian qua rất nhiều địa phương trển cả nước đã làm tốt công tác này, tạo lập một môi trường đầu tư thông thoáng như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cùng một mặt bằng pháp lý, địa phương nào có những bước tiến lớn trong cải cách thủ tục hành chính sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Tỉnh cần có những biện pháp mạnh trong công tác này. Đặc biệt là khi thẩm quyền cấp phép đã được phân cấp cho các tỉnh, việc cải cách thủ tục hành chính càng cần được chú trọng nhằm giảm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư.
Tỉnh cần triệt để và kiên quyết hơn nữa trong việc quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính và kiên quyết giảm đầu mối, giảm các thủ tục không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài; đặc biệt, cần tập trung tinh giản thủ tục trong các công tác: thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng cho các dự án, cấp giấy phép nhập khẩu theo hướng mở cửa, nhanh gọn và thuận lợi.
+ Cải cách bộ máy hành chính
Tỉnh cần chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, phải làm cho họ ý thức được trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan công quyền.
Tỉnh cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ trong tỉnh, cử những cán bộ nòng cốt đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài hoặc các tỉnh có kết quả thu hút FDI cao để áp dụng vào công tác ở tỉnh nhà.
Giám sát, kiểm tra các cán bộ thừa hành nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, kịp thời xử lý những cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.
+ Các giải pháp về cơ chế chính sách
Theo thông lệ quốc tế về pháp luật đầu tư, ưu đãi đầu tư là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chính sách đầu tư của một quốc gia. Hiện nay, ưu đãi đầu tư ở Việt Nam được ấn định dựa trên kế hoạch của nhà đầu tư, và thường được quyết định trước khi dự án đầu tư được thực tế triển khai. Điều này là trái với thông lệ quốc tế, theo đó ưu đãi đầu tư phải dựa trên cơ sở kết quả hoạt động (hậu ưu đãi) chứ không dựa trên kế hoạch hay đề xuất (tiền ưu đãi).
Hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp phải được minh bạch, dễ dự đoán của “luật chơi quốc tế”, bộ máy quản lý hành chính nhà nước phải trở nên gần dân hơn, trở thành một nền hành chính phục vụ dân, phục vụ doanh nghiệp, làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu các chi phí tốn kém của doanh nghiệp trong quá trình gia nhập, tiếp cận và tham gia thị trường, nhất là Việt Nam đã là một thành viên của WTO.
Đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở pháp luật hiện hành.
Tiếp tục giải phóng năng lực sản xuất, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, động viên tối đa các nguồn lực trong tỉnh và tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn, vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất và kiên quyết của tỉnh, việc nghiêm túc thực hiện của các Sở, ngành.
KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang và sẽ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Xu hướng di chuyển luồng vốn FDI đang gia tăng trở lại các nước đang phát triển. Nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới), Việt Nam có những lợi thế khách quan để huy động được nhiều vốn FDI cho đầu tư phát triển. Là một tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đang, Hưng Yên cũng không nằm ngoài xu hướng chung của cả nước trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế xã hội.
Thực tế trong những năm qua đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và nó đang được nhìn nhận như một trong những trụ cột góp phần vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Hiện nay, chiến lược thu hút và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm nhấn trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hưng Yên giai đoạn tới. Đây là nguồn vốn đầu tư hết sức quan trọng vì những lợi ích mà nó mang lại. FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh...và giải quyết nhiều vấn đề về mặt xã hội như giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao trình độ cho người lao động… đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp CNH – HĐH và hội nhập với nền kinh tế thế giới của cả nước. Với việc các chính sách thu hút FDI của thành phố càng ngày càng được nới lỏng và hoàn thiện đã góp phần nâng cao khả năng huy động FDI. Tuy vậy, đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI đã thu hút được. Trong thời gian qua, thành phố đã cố gắng hoàn thiện, đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, các kết quả đạt được cũng chưa được như mong đợi, dẫn đến tình trang vốn thu hút về nhiều nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao.
Trong giai đoạn 2011 – 2020 sắp tới, để nắm bắt cơ hội, để công tác thu hút và sử dụng vốn FDI có hiệu quả trên các khu vực kinh tế thì các cấp lãnh đạo tỉnh cần
chỉ đạo chặt chẽ, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm đưa thành phố phát triển, hòa nhập cùng xu hướng chung của cả nước, để đón thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa đến tìm hiểu cơ hôi đầu tư và hợp tác kinh doanh lâu dài với thành phố, để Hưng Yên luôn để lại ấn tượng đẹp đẽ trong mắt các nhà đầu tư và bè bạn quốc tế, đưa Hưng Yên trở thành ngọn cờ đầu trong công cuộc đổi mới, phát triển, cùng cả nước hoàn thành mục tiêu chiến lược đã được đề ra cho tới năm 2020.
MỤC LỤC