Hạn chế và nguyên nhân Những tồn tại.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 60)

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân Những tồn tại.

Những tồn tại.

Bên cạnh các thành tựu đã đạt được không thể không kể đến những tồn tại còn hiện hữu trong thu hút và quản lý FDI mà các nhà quản lý hoạt động này cần quan tâm.

Thứ nhất, Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh hiện nay đang trong tình trạng mất cân đối.

- Mất cân đối về địa bàn đầu tư: Toàn tỉnh có 10 huyện thị, nhưng nguồn vốn này chỉ tập trung chủ yếu ở huyện Văn Lâm (66 dự án), huyện Yên Mỹ (54 dự án), Huyện Mỹ Hào (44 dự án), các huyện kém thuận lợi hơn như Phù Cừ, Ân Thi chỉ thu hút được 1-2 dự án. Điều này dẫn tới hậu quả là sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa bàn của tỉnh cũng như sự mất cân đối về phân bố lao động, làm giảm tính hiệu quả của các dự án và phát sinh nhiều vấn đề xã hội khác.

- Mất cân đối về ngành: Phần lớn các dự án hiện nay chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, trong khi ngành nông nghiệp của tỉnh đang rất cần đầu tư để nâng cao năng suất. Một diện tích đất nông nghiệp lớn đã được chuyển đổi thành đất xây dựng các KCN, CCN song việc hiện đại hóa nông nghiệp và nâng cao năng suất, sản lượng vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn trong nước. Các dự án ODA đầu tư cho lĩnh vực này cũng rất hiếm hoi.

Ngành dịch vụ và du lịch đã có một số dự án lớn tuy nhiên hiện nay chưa có đóng góp đáng kể tới sự phát triển chung.

Bên cạnh đó, phần lớn các dự án FDI vẫn tập trung vào những ngành có hiệu suất sinh lợi cao và tận dụng được nguồn lao động giá rẻ. Đa số các dự án là 100% vốn nước ngoài nên hiệu quả và lợi ích mà phía Việt Nam nhận được so với tiềm năng thực tế có thể đạt được là chưa cao. Nguồn thu từ các dự án này chủ yếu vẫn là các khoản đóng góp và ngân sách địa phương dưới hình thức thuế chứ chưa có sự chuyển giao đáng kể về công nghệ và trang bị cho nền sản xuất trong nước.

- Mất cân đối trong nội bộ ngành: Tuy giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI là rất lớn song nhìn chung, công nghiệp vẫn còn mang nặng tính lắp ráp, giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp: từ 17-20%; chi phí trung gian cao, giá trị nguyên vật liệu đầu vào lớn. Hơn nữa, công nghệ sử dụng tại các dự án này phần lớn tương đối lạc hậu so với trình độ chung của khu vực và trên thế giới. Đây cũng là thực trạng chung của các dự án FDI đang hoạt động tại Việt Nam.

Thứ hai, các dự án FDI chưa tận dụng được các nguồn lực tại chỗ. Phần lớn các nguyên vật liệu được sử dụng tại các dự án là hàng nhập khẩu; tỷ lệ nội địa hóa còn thấp và đa số là sử dụng phụ tùng, nguyên liệu thô từ các dự án FDI khác. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tham gia đáng kể vào hoạt động sản xuất các dự án này.

Thứ ba, nhiều dự án hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thua lỗ và giải thể, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động và gây thiệt hại cho địa phương. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến đảm bảo đời sống cho người lao động, chỗ ăn ở còn mang tính tạm bợ, một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tỷ lệ lao động thời vụ còn cao. Ngoài ra, các tổ chức và đoàn thể hoạt động theo pháp luật Việt Nam như công đoàn, thanh niên, hội phụ nữ,…vẫn chưa được các nhà đầu tư tạo điều kiện thuận lợi.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, cũng thừa nhận rằng chất lượng lao động tại địa phương còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Có tới 27% số việc làm hiện nay tại các doanh nghiệp FDI phải nhường cho lao động các tỉnh bạn. Đặc biệt tỷ lệ lao động nắm giữ các vị trí quản lý còn rất thấp, số cán bộ có trình độ đại học, trên đại học điều hành tại các doanh nghiệp này chủ yếu đến từ các thành phố lớn như Hà Nội và các thành phố lớn tại miền Bắc. Cho đến nay, Hưng Yên mới chỉ cơ bản giải quyết được việc làm cho giới lao động thủ công.

Đây là vấn đề hết sức bức xúc bởi tỉnh rất cần lao động có trình độ tay nghề cao trở về góp sức xây dựng quê hương.

Thứ tư, tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước đang ngày càng trở nên đáng lo ngại hơn. Sau một thời gian hoạt động, phần lớn các Khu công nghiệp đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến dân cư của các vùng lân cận. Lý do là hạ tầng ban đầu về công trình xử lý nước thải còn yếu kém, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ môi trường.

Một số KCN, CCN đang được xây dựng vẫn chưa nhận được sự đầu tư thích đáng để trang bị hệ thống xử lý nước thải và rác thải công nghiệp là do ngân sách đầu tư hạn chế và giá trị các hệ thống này thường rất lớn. Do vậy, hậu quả là nguồn nước và một số diện tích đất nông nghiệp gần các KCN đã bị ô nhiễm, đặc biệt tại những nơi có các doanh nghiệp sử dụng nhiều hóa chất để sản xuất, gia công.

Hiện nay, tỉnh đang kêu gọi nguồn vốn FDI đầu tư dưới hình thức BOT để xây dựng các công trình này nhằm bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Khó khăn:

Hưng Yên đang phải đối mặt với những khó khăn lớn trong công tác thu hút và quản lý đầu tư do nhiều yếu tố nội sinh cũng như ngoại sinh, trong đó đáng kể nhất là những vấn đề chung mà nhiều địa phương hiện nay đang phải đối mặt.

Tình trạng cạnh tranh về thu hút FDI đang diễn ra ngày càng gay gắt

Tình trạng cạnh tranh về đối tác giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động của Đông Nam Á, Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm chú ý từ phía các nhà đầu tư nhưng cũng phải chịu áp lực cạnh tranh từ chính các nước trong khu vực Thái Lan, Philippin…cũng như các nước phát triển khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, giữa các địa phương trong nước cũng đang diễn ra cuộc chạy đua về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhận thức được lợi ích từ nguồn vốn này, hầu hết các tỉnh đều ra sức thực hiện vận động xúc tiến đầu tư và ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư. Nhiều tỉnh còn phá rào, tự làm trái với quy định chung để lôi kéo được nhiều dự án đầu tư lớn. Dưới áp lực đó, tỉnh Hưng Yên gặp nhiều khó khăn trong việc kêu gọi các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Trong những năm tới, tình trạng cạnh tranh chắc chắn sẽ còn diễn ra gay gắt và khốc liệt hơn, tỉnh Hưng Yên sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đương đầu với những thử thách mới.

Hệ thống pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ

Công tác quy hoạch còn chậm, chưa chuẩn xác; việc cấp phép đầu tư vào một số sản phẩm, lĩnh vực vượt quá nhu cầu hoặc một số năm đầu cấp phép thiên về tiêu thụ trong nước, tuy bổ sung thêm hàng hóa cho thị trường, nâng cao tính cạnh tranh, nhưng có hiện tượng chèn ép sản xuất trong nước. Công tác quản lý hoạt động nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn những mặt yếu kém, vừa có hiện tượng buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp.

Các chính sách kinh tế vĩ mô và khung pháp lý của trung ương thay đổi có tác động mạnh và rất nhạy cảm với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Sự thay đổi này dễ làm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh kém bền vững. Ví dụ như việc áp dụng hạn ngạch lắp ráp xe máy năm 2002, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô áp dụng từ năm 2004, việc quản lý hàng dệt may dưới hình thức hạn ngạch khiến doanh thu của các doanh nghiệp giảm sút, gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư mới và khiến nhà đầu tư hiện tại phải cân nhắc khi có ý định mở rộng quy mô sản xuất. Hậu quả là thu hút FDI của tỉnh có thể bị giảm sút đáng kể. Khung pháp lý của nhà nước chưa hoàn thiện cũng gây không ít khó khăn cho tỉnh trong công tác định hướng thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, sau khi ra nhập WTO, hệ thống pháp luật và chính sách nhà nước đã và đang được hoàn thiện rất nhiều nhằm đảm bảo cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập. Những khó khăn về mặt pháp lý trên địa bàn tỉnh sẽ dẫn được tháo gỡ.

Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN, CCN

Trong những năm vừa qua, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện chủ trương vừa quy hoạch xây dựng hạ tầng các KCN vừa thu hút dự án đầu tư nên công tác quản lý, quy hoạch đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh còn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu triển khai dự án của các nhà đầu tư. Nhiều dự án đã hoàn chỉnh thủ tục đầu tư nhưng do gặp vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai được hoặc triển khai rất chậm. Bên cạnh đó, các khu tái định cư từ quy hoạch đến xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn chậm làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ đền bù và giải phóng mặt bằng. Việc cung cấp điện, nước ở

nhiều KCN còn yếu kém, mang tính tạm thời, dễ dẫn tới tình trạng quá tải khi quy mô các KCN, CCN được mở rộng trong tương lai.

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đang đứng trước nhiều vận hội cũng như thách thức mới, đòi hỏi sự linh hoạt, sáng suốt của các cấp, các ngành tại địa phương cũng như sự ủng hộ và hỗ trợ của nhà nước trong công tác thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nguyên nhân của những thành công và hạn chế:

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2004. Đây là một kế hoạch với tham vọng phát triển ở miền Bắc một vùng kinh tế trọng yếu trong vòng 15 năm tới. Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh trung tâm phía Bắc: Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc cùng với thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng.

Trước mỗi quyết định đầu tư, nhà đầu tư thường làm phép so sách môi trường đầu tư một số tỉnh thông qua việc phân tích lợi thế cạnh tranh so sánh giữa các vấn đề trong hấp dẫn đầu tư. Thông thường khi cân nhắc đầu tư vào Việt Nam, trước tiên nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư vào: Bắc, Trung hay Nam. Quyết định của nhà đầu tư dựa trên sự so sánh môi trường đầu tư ở Hà Nội và Hải Phòng hoặc những địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (NKER- Northern Key Economic Region) trong đó có tỉnh Hưng Yên.

Dựa trên những thông tin có sẵn cũng như kết quả phỏng vấn, báo cáo phần này sẽ phân tích lợi thế cạnh tranh của Hưng Yên so với các tỉnh thành khác trong miền Bắc dựa trên các nhân tố chủ yếu mà các nhà đầu tư thường cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Thứ nhất, Việc lưu thông của hàng hóa

Đối với đa số các nhà đầu tư sản xuất, Hưng Yên nằm ở vị trí thuận lợi, giữa Hà Nội và Hải Phòng dọc theo Quốc lộ 5 đã tạo ra lợi thế hơn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng có trọng lượng nhẹ (thiết bị điện tử vi mạch) mà sản phẩm chủ yếu vận tải bằng đường không thì Hưng Yên ở địa thế không thuận lợi lắm vì ở xa cả hai sân bay của Hà Nội và Hải Phòng. Đây là yếu tố cạnh tranh về vị trí địa lý (yếu tố tự nhiên), một yếu tố tiền định và về cơ bản không thể thay đổi được.

Khoảng cách với Hà Nội: khoảng cách tới Hà Nội là một trong những yếu tố quan trọng đối với nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong hầu hết doanh nghiệp FDI, người nước ngoài bao giờ cũng nắm vị trí quản lý cao nhất và

quyết định đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào việc họ sống ở Việt Nam có thoải mái hay không.

Ở các tỉnh phía Bắc, Hà Nội là thành phố có thể đáp ứng điều kiện sống tốt nhất cho người nước ngoài, về mặt này Hà Nội không có đối thủ cạnh tranh. Do đó, nếu nhà đầu tư coi trọng nhân tố này thì thời gian đi lại từ Hà Nội đến nhà máy là khá quan trọng.

Hơn nữa đây cũng là những yếu tố quyết định trong tuyển dụng lao động lành nghề (như có trình độ đại học, kỹ sư, thư ký…). Xu hướng và kinh nghiệm từ rất nhiều nhà đầu tư cho thấy rất khó tuyển dụng những lao động lành nghề ở tỉnh ngoài Hà Nội. Do đó, đầu tư vào địa phương có điều kiện đi lại thuận lợi với Hà Nội có ý nghĩa sống còn không những xét trên phương diện môi trường sống cho chuyên gia nước ngoài mà còn là vấn đề tuyển dụng lao động có kỹ năng.

Thứ hai, Việc cung cấp lao động

Hầu hết các doanh nghiệp FDI đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam đều tìm kiếm tận dụng nguồn lao động tương đối rẻ, và điều kiện cơ bản mà doanh nghiệp đó hướng tới đó là lực lượng lao động dồi dào tại địa phương xung quanh nhà máy. Nhìn chung, địa phương càng xa Hà Nội thì giá nhân công càng rẻ.

Những nhà đầu tư tiềm năng sẽ cân nhắc yếu tố này trong quyết định đầu tư: Điều đầu tiên họ tìm kiếm địa bàn đầu tư thuận lợi có thể thoả mãn hai yếu tố là khoảng cách đi lại hợp lý từ Hà Nội cùng với nguồn lao động dồi dào và sau đó sẽ cân nhắc đâu là yếu tố phải từ bỏ trong khi ra quyết định đầu tư.

Tuy nhiên, theo xu hướng đầu tư tiếp tục gia tăng thì việc cung cấp nguồn lực lao động với giá nhân công hợp lý có thể sẽ xảy ra hiện tượng thiếu hụt trong tương lai. Vì vậy, để cân bằng cả hai yếu tố về “Khoảng cách với Hà Nội” và “Nguồn lực dồi dào”, Hưng Yên càn phải cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông và tiện nghi sinh hoạt của trung tâm kinh tế cả tỉnh là thành phố Hưng Yên nhằm đáp ứng tốt hơn môi trường sống của cả hai đối tượng nhà quản lý và công nhân viên.

Thứ ba, hệ thống hạ tầng Khu công nghiệp

Hệ thống hạ tầng bên ngoài KCN

Không thể phủ nhận điều kiện cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng thu hút đầu tư. Mặc dù vậy thứ tự ưu tiên của hệ thống hạ tầng là khác nhau đối với từng nhà đầu tư, nhưng cơ bản những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất là: Hệ thống cấp điện ổn định; Hệ thống đường giao thông (phân phối hàng hoá); Hạ tầng thông tin

liên lạc (mạng lưới Internet nhanh và ổn định); Hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải.

+ Hệ thống cấp điện: Đây không phải là lợi thế của tỉnh Hưng Yên so với địa phương khác. Cũng như một số tỉnh khác (trừ Quảng Ninh nhập điện từ Trung Quốc), hệ thống cấp điện ở đây không ổn định nếu so với Hà Nội nơi được ưu tiên mang tính quốc gia. Để đảm bảo một nguồn cung cấp đầy đủ và ổn định cần sự nâng cấp cơ bản từ mạng lưới điện quốc gia, tuy nhiên vấn đề này vượt quá quyền hạn của tỉnh. Vì vậy, nỗ lực của Hưng Yên để nâng cấp, cải tạo hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w