Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 81)

a) Về kinh tế:

3.2.2.5Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để thu hút đầu tư có vai trò quyết định không những trong việc thực hiện thành công sự nghiệp phát triển kinh tế của mình mà còn tạo cho mỗi cá nhân trong cộng đồng phát huy hết khả năng trí tuệ của mình đóng góp cho xã hội, qua đó có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng sống cho bản thân. Với quan điểm trên, tỉnh cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Căn cứ vào quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực và có những chính sách, cơ chế cụ thể để thu hút nguồn nhân lực, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững. Xây dựng cơ sở của nền kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Phát triển Hưng Yên thành một trung tâm giáo dục, đào tạo đại học và trên đại học chất lượng cao, tiếp cận trình độ quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Trước tiên, cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… để sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư

vào tỉnh và đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của tỉnh trong 5 – 10 năm tới; Thực tế ở Hưng Yên cho thấy, đội ngũ những người làm kinh doanh và viên chức Nhà nước còn thiếu và yếu. Nét nổi bật của sự yếu kém thể hiện ở chỗ: Khả năng hiểu biết về luật và áp dụng luật, kinh nghiệm nắm bắt thị trường, kinh nghiệm làm ăn với người nước ngoài, trình độ ngoại ngữ, thông lệ và điều luật quốc tế…Do vậy cần tiến hành đào tạo bằng các hình thức thích hợp, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư để họ đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông nghiệp…phù hợp với xu thế phát triển khoa học – công nghệ chung cả nước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao động của các ngành công nghiệp hiện đại của khu vực FDI.

* Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu vực sản xuất, cần phải tạo cơ sở cho việc thu hút một phần lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực kinh tế khác, nhất là công nghiệp và dịch vụ. Từng bước hình thành một cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành đã được định ra trong định hướng là: Đến năm 2015 lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 43%, công nghiệp – xây dựng chiếm 30%, dịch vụ chiếm 27%. Đẩy mạnh việc đào tạo chuyên gia phát triển công nghệ phần mềm, ứng dụng công nghệ cao. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho các ngành thu hút nhiều lực lượng lao động, tạo nhiều việc làm mới. Đẩy mạnh việc đào tạo thông qua việc củng cố, phát triển các trường dạy nghề và chú trọng công tác đào tạo lao động tại chỗ, xuất khẩu lao động đã qua đào tạo. Đến năm 2020, lao động đã qua đào tạo đạt 60 – 70% tổng số lao động xã hội.

- Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức – bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và thông thạo ngoại ngữ sớm phát huy kiến thức của mình trong công việc.

- Tổ chức tốt công tác mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động, giao dịch tìm hiểu và giới thiệu việc làm.

- Rà soát kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có sao cho hài hòa giữa các ngành, giữa các giai đoạn trước mắt với giai đoạn dài hạn.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo lao động có chất lượng cao ví dụ như thành lập các trường đại học quốc tế hay liên kết quốc tế, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

- Sử dụng các quan hệ đối ngoại, đưa lao động ra nước ngoài học tập nâng cao kiến thức, tay nghề.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và sớm đưa vào hoạt động khu Đại học Phố Hiến, nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả vùng nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng. Khai thác tối đa các cơ sở đào tạo hiện có trên địa bàn, triển khai thực hiện đào tạo nhân lực, nhất là thực hiện chương trình của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước bằng cách đào tạo, đào tạo lại theo đúng nhiệm vụ, chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ, viên chức.

- Quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo, đặc biệt là đối với hệ thống đào tạo nghề. Tăng cường đầu tư các cơ sở dạy nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế mở các trường đào tạo nghề trên địa bàn. Thông qua mạng lưới dạy nghề của tỉnh và của vùng, qua các chương trình khuyến nông, kết hợp với hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hội trên địa bàn, phổ biến kiến thức về mô hình sản xuất mới, hiệu quả; về công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng mới; về tìm kiếm thị trường.

- Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích (cả các chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần), tạo môi trường làm việc và sinh sống phù hợp để thu hút, trọng dụng nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, đặc biệt đối với con em của tỉnh học ở các trường đại học và cao đẳng trong và ngoài nước. Khuyến khích, hỗ trợ cán bộ trẻ đi đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 81)