Về tiền năng và nguồn lực

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 34)

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

2.1.2.Về tiền năng và nguồn lực

* Vị trí địa lý kinh tế - chính trị:

Hưng Yên là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hưng Yên có vai trò quan trọng

làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế. Trong triển vọng, Hưng Yên sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một trong các đô thị lớn của vùng.

* Tài nguyờn thiờn nhiờn: Hưng Yên có một tài nguyên đất nông nghiệp phong phú, màu mỡ. Diện tích đất nông nghiệp khoảng 62.000 ha. Tài nguyên nước ngọt dồi dào do nằm trong hệ thống sông Hồng, sông Luộc. Tuy nhiên, Hưng Yên lại có rất ít khoáng sản, khoáng sản chủ yếu là nguồn cát đen ven sông Hồng và nguồn than nâu ( khoảng 30 tỷ tấn) phân bố ở độ sâu trung bình từ 600 đến 1000m, khó khai thác.

- Tài nguyờn du lịch: Hưng Yên là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, đặc biệt là quần thể di tích Đa Hoà- Dạ Trạch( Khoái Châu) thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, khu di tích phố Hiến, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông và hàng trăm di tích đã được xếp hạng. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có lịch sử phát triển lâu dài. Hưng Yên là một tỉnh có dân số đông, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao khoảng 46% dân số của tỉnh.

* Dân số và lao động:

Tổng dân số hiện nay của tỉnh vào khoảng trên 1.128 triệu người, trong đó trên 60% là trong độ tuổi lao động. Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao (87,5% tổng dân số), chủ yếu làm nông nghiệp, lao động trong độ tuổi từ 18-30 chiếm trên 40% tổng số lao động. Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông chiếm khoảng 60%, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chiếm 38,1%, năng suất lao động không cao: Năm 2010, bình quân giá trị GDP thực tế trên một đầu người chung toàn nền kinh tế là 15.564 ngàn đồng/ đầu người (cả nước khoảng 19.278 ngàn đồng/ đầu người). Như vậy, năng suất lao động chung, theo sơ bộ tính toán, là tương đối thấp so với cả nước.

Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 81,5% (năm 2010). Cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn hạn chế. Chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệ

được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý.

* Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hưng Yên có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

* Tình hình kinh tế

- Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 12%/ năm, giai đoạn 2001-2005, 11,5%/năm giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân GDP là 12,5%/năm trở lên.

- Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp phù hợp với xu thế chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch thể hiện ở Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Hưng Yên

Đơn vị: %

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1. Nông - lâm - ngư nghiệp 30,5 27,7 28,91 28,02 27,04 25 2. Công nghiêp – xây dựng 38,03 40,2 41,07 42,44 42,39 44

3. Dịch vụ 31,47 32,1 30,02 29,54 30,57 31

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên - Hoạt động đầu tư:

Tỉnh Hưng Yên chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) tập trung của tỉnh. Đến nay, tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch được 14 khu công nghiệp và được Chính phủ cho phê duyệt 6 KCN tập trung với diện tích gần 3.535 ha, hiện có 5 KCN đi vào hoạt động và hai khu công nghiệp cơ bản đã được 'lấp đầy', đó là Khu công nghiệp Phố Nối A và Phố Nối B. Các khu công nghiệp cơ bản đầu tư xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật là: KCN Minh Đức, KCN Minh Quang, KCN Vĩnh Khúc, KCN Ngọc Long, KCN TP Hưng Yên, Thăng Long II(giai đoạn 1). Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch 15 CCN nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tin liên lạc… trên địa bàn tỉnh.

Trong vài năm trở lại đây, tình hình đầu tư của tỉnh Hưng Yên đã thu được những kết quả rất cao. Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 869 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 70.000 tỷ đồng; có 184 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 20 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ 259 triệu USD. Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đến nay tại địa bàn ước tính đạt 361 triệu USD. Có 107 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 27.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.

- Hoạt động xuất nhập khẩu:

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua có tiến bộ cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu hàng hoá có tốc độ tăng cao, bình quân gần 42%/năm nhưng quy mô kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, đạt giá trị 474 triệu USD (2010). Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến, trong đó các sản phẩm giầy dép, may mặc, bánh kẹo, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm có khối lượng lớn (hàng dệt may chiếm 31% kim ngạch, giầy dép chiếm 29%). Thị trường xuất khẩu từng bước phát triển ra nhiều châu lục như Châu Á khoảng 60-70%, Châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác như Bắc Mỹ và một số khu vực khác.

Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, chủ yếu là vật tư, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất. Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất là do một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế đã đem lại nguồn thu cho tỉnh nhà, tổng thu ngân sách là 3.200 tỷ VNĐ (2010).

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 34)