Các lý thuyết kinh tế vi mô.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 25)

Theo Stephen Hymer (1976): độc quyền của thị trường đã thúc đẩy các công ty mở rộng ra thị trường nước ngoài để khai thác các lợi thế của mình về công nghệ, kĩ thuật quản lý…mà các công ty trong cùng ngành công nghiệp ở các nước nhận đầu tư không có được.

Theo Charles Kindleberger (1969) và Richard E. Caves (1971): các công ty đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận do có sự độc quyền của mình.

Theo Robert Z. Aliber (1970): FDI là do có hàng rào thuế quan làm tăng giá nhập khẩu, các công ty sẽ đầu tư sang nước có thuế nhập khẩu cao và quy mô thị trường lớn nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Theo Vernon (1966): việc sản xuất hàng loạt đòi hỏi tay nghề cao, vốn đầu tư lớn, điều này chỉ có thể xảy ra ở các nước phát triển; tuy nhiên, sản xuất hàng loạt một mặt dẫn đến việc hạ giá thành, mặt khác sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa sản phẩm. Để tránh suy thoái các công ty phải mở rộng ra nước ngoài, nhưng điều này gặp phải cản trở của hàng rào thuế quan và chi phí vận chuyển, mặt khác do yêu cầu thương mại hóa sản phẩm nên việc sản xuất đã được tiêu chuẩn hóa, lao động tay nghề thấp có thể sử dụng được. Lúc này FDI xuất hiện vì nó hiệu quả hơn trong nước để xuất khẩu.

Theo Akamatsu (1962): đã xây dựng lý thuyết chu kì sản phẩm bắt buộc. Theo lý thuyết này, sản phẩm này được sáng chế tại các nước đầu tư, sau đó được xuất khẩu. Tại nước nhập khẩu do nhu cầu nội địa tăng họ sẽ sản xuất để thay thế nhập khẩu bằng việc huy động vốn, kĩ thuật của nước ngoài. Đến khi nhu cầu trong nước đã được bão hòa thì nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện, cứ như vậy sẽ hình thành FDI.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 25)