LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 4 NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA BÀN TỈNH
2.3. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Yên. 50
Trong những năm quacác dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một bộ phận hữu cơ – động lực tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sự đóng góp to lớn ấy được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: 50
FDI bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển 50
Trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, nguồn vốn FDI rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh Hưng Yên nói riêng. Hưng Yên là một tỉnh mới được tái lập năm 1997, vẫn còn là một tỉnh nghèo của cả nước, trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý với tiềm năng của tỉnh, mức sống người dân nhìn chung còn thấp (trừ mức sống của người dân tại thành phố Hưng Yên) nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư không nhiều, do vậy nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh là rất lớn. Với tình hình đó, để đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư trong xã hội, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh theo kịp với sự phát triển của đất nước, tỉnh Hưng Yên cần phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài mà cụ thể là FDI để từ đó phát huy tối đa nội lực của mình. 50
Đến hết năm 2010, tổng số dự án trên địa bàn tỉnh là 869 dự án, gồm 184 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 1.259 triệu USD. Ta có thể thấy FDI chiếm 21,2% về số dự án và chiếm khoảng 17,87% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, xếp
ở hạng trung bình so với sự đóng góp FDI vào vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước là 20%. 50
Có thể thấy, tuy mới xuất hiện ở Hưng Yên trong vòng 15 năm trở lại đây, song các dự án FDI đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong việc tạo vốn cho phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng cao của FDI đã không ngừng thúc đẩy kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 50
FDI đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách của tỉnh. 50
Những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên đã mang lại cho nền kinh tế tỉnh một diện mạo mới, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tích cực thu hút đầu tư, Hưng Yên đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, cao hơn so với mức chung của toàn quốc, tuy nhiên lại thấp hơn so với một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 50
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP của tỉnh Hưng Yên so với một số tỉnh 51 51
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 51 51
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức 12,5%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 11,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước 6,9%/năm. Trong đó, công nghiệp luôn duy trì ở tốc độ tăng trưởng 20%, dịch vụ tăng 15,10%, nông nghiệp tăng 3,5%. 51
Bảng 2.8: Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào GDP của tỉnh 52
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 52
Ta có thể thấy tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng đều qua các năm. Hoạt động thương mại cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 1,4 lần, hoạt động xuất nhập khẩu cũng đạt được
những thành tích đáng kể. Năm 2000, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 42,7 triệu USD thì đến năm 2010 đạt 501,6 triệu USD tăng 6,1% so với năm 2009 và tăng 11,7 lần so với năm 2000 trong đó, khu vực FDI đóng góp 474 triệu USD, chiếm 94,5%. Như vậy ta có thể thấy FDI đóng góp phần lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. 52
Bảng 2.9: Bảng đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách của tỉnh Hưng Yên 52
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 52
Năm 2000 FDI chỉ đóng góp 39,1 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh nhưng từ 2005 đến 2010 số thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài là không ngừng tăng lên, số thu ngân sách từ FDI năm 2010 là 352 tỷ đồng tăng 9 lần so với năm 2001. 52
FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH 52
Khi mới tái lập, Hưng Yên là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn thể hiện là một tỉnh thuần nông, nông – lâm – thuỷ sản: 51%,87, công nghiệp xây dựng: 20,26%, dịch vụ: 27,87,0%. Các cơ sở công nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực chế biến nông – lâm – thực phẩm, cơ khí vật liệu xây dựng. 52 Tuy nhiên, sau gần 15 năm tái lập, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển biến đáng kể. Tỷ trọng giá trị CN-XD và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể, năm 2010 công nghiệp xây dựng: 44%, dịch vụ: 31%, nông – lâm – thuỷ sản: 25%. 53
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên 53 53
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 53
Ngành công nghiệp của Hưng Yên đã tăng đáng kể chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) chỉ đạt 7.679 tỷ đồng thì đến năm 2010 đạt 19.048 tỷ đồng, tăng gấp 2,48 lần. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI
luôn chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, 7.019 tỷ đồng (2010). 53
FDI tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác 53
Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp cho các chỉ tiêu kinh tế nói chung, vốn FDI còn góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ khác như vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông, kinh doanh thương mại, dịch vụ. 53
FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến, phát triển lực lượng sản xuất 53
Trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Hưng Yên hầu như không có nhà máy lớn, nền công nghiệp nhỏ manh mún. Hơn nữa, công nghệ sản xuất của Hưng Yên rất cũ kỹ và lạc hậu. Trong khi đó, để nâng cao trình độ sản xuất, phát triển kinh tế nhất thiết phải có công nghệ mới và hiện đại. Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép tiếp cận với những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới một cách nhanh nhất. 53
Thật vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi trình độ công nghệ của tỉnh. Khi các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh, họ không chỉ chuyển vốn bằng tiền mà còn bằng hiện vật thông qua máy móc, thiết bị (công nghệ phần cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý, bí quyết kỹ thuật (công nghệ phần mềm). 54 Cụ thể, qua những năm hợp tác đầu tư với nước ngoài, tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận được một số công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực thông tin liên lạc (máy fax, điện thoại, vi tính); trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy…, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng có những bước tiến dài với công nghệ sản xuất bê tông, gạch men chất lượng cao, đá ốp lát. 54