Hoàn thiện quy hoạch phát triển và định hướng đầu tư:

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 74)

a) Về kinh tế:

3.2.2.1.Hoàn thiện quy hoạch phát triển và định hướng đầu tư:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Xây dựng quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh, làm cơ sở cho việc định kì công bố danh mục các dự án đầu tư. Việc quy hoạch phát triển ngành phải gắn với mỗi vùng kinh tế khác nhau của tỉnh, đáp ứng mục tiêu. Trong đó, tập trung phân tích những điểm mạnh, lợi thế so sánh của vùng, nguồn nhân lực cũng như chất lượng nhân lực, cơ sở hạ tầng, danh mục sản phẩm thế mạnh, danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI…để làm cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho việc kiểm tra giám sát, định hướng và nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

- Cần có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng xa như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tại vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giảm chi phí xây dựng và triển khai dự án. Chỉ thu tượng trưng tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp ở các vùng này; miễn thuế nhập khẩu toàn bộ vật tư, nguyên liệu sản xuất (kể cả các loại trong nước đã sản xuất được) trong 5 năm đầu; cho phép tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa đối với những sản phẩm buộc phải đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu.

- Trong quá trình quy hoạch đầu tư, các ngành cần phải có sự phối hợp với các thành phố, địa phương, xây dựng quy hoạch đó trên các địa bàn và lãnh thổ cụ thể, nhằm thu hút vốn đầu tư có hiệu quả hơn và đảm bảo quản lý thực hiện dự án được thuận tiện hơn.

- Hướng thu hút đầu tư nước ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia là dự án quy mô lớn, đầu tư vào Việt Nam kỹ thuật cao và phát triển cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại khuyến khích đầu tư vào công nghiệp phụ trợ cho các ngành điện, điện tử, cơ khí chế tạo, các dự án hướng về xuất khẩu trên cơ sở sử dụng tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ.

- Đôi với Hưng Yên: căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh định hướng đến 2020 và định hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã chủ trì, chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương lập Đề án quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, trong đó định hướng đến 2020 trên địa bàn tỉnh có 19 KCN với tổng diện tích 6.550 ha. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 13 KCN với tổng diện tích 3.535 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, gồm: Khu công nghiệp Phố Nối A quy mô 594 ha; Khu công nghiệp Phố Nối B quy mô 355 ha (bao gồm KCN Dệt May Phố Nối, và KCN Thăng long II); Khu công nghiệp Minh Đức quy mô 200 ha; Khu công nghiệp Minh Quang quy mô 325 ha; Khu công nghiệp Vĩnh Khúc quy mô 380 ha (bao gồm KCN Agrimeco Tân Tạo và KCN Lingking Park); Khu công nghiệp Ngọc Long quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Yên Mỹ II quy mô 230 ha; Khu công nghiệp Bãi Sậy quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Kim Động quy mô 100 ha; Khu công nghiệp Dân Tiến quy mô 150 ha; Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt quy mô 300 ha; Khu công nghiệp Thổ Hoàng quy mô 400 ha; Khu công nghiệp Tân Dân quy mô 200 ha.

Sau khi các KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa vào Danh mục ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 1020, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng lập quy hoạch chi tiết trình phê duyệt theo quy định. Đến nay, có 11 KCN với tổng diện tích 2.485 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, gồm: KCN Phố Nối A, KCN Dệt May Phố nối, KCN Thăng Long II, KCN Minh Đức, KCN Agrimeco Tân Tạo, KCN Lingking Park, KCN Minh Quang, KCN Bãi Sậy, KCN Ngọc Long, KCN Yên Mỹ II, KCN Kim Động. Các KCN còn lại các chủ đầu tư hạ tầng đang triển khai lập quy hoạch chi tiết. Bên cạnh lập dự án quy hoạch các KCN, các quy hoạch khác về đất đai, xây dựng, giao thong cũng phải được tiến hành đồng bộ.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 74)