Nhân tố kéo các nhà đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 26)

Hiện nay, tất cả các địa phương đều tìm mọi cách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, có những địa phương có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong khi những địa phương khác lại kém hấp dẫn hơn. Nhân tố kéo các nhà đầu tư nước ngoài vào một địa phương chính là môi trường đầu tư hay thị trường địa phương đó. Một thị trường hấp dẫn sẽ hấp dẫn kích thích mở rộng thu hút vốn FDI, điều này có thể được xem xét qua các yếu tố sau:

Một là, quy mô, cấu trúc và giới hạn của thị trường. Quy mô của thị trường lớn hay nhỏ quyết định lượng hàng hóa bán ra và lợi nhuận của cả đời dự án, cấu trúc của thị trường quyết định chủng loại sản phẩm và đoạn thị trường tiềm năng. Giới hạn thị trường cho phép nhà đầu tư xác định vị trí tối ưu để đặt địa điểm cho dự án. Một thị trường có quy mô rộng lớn, cấu trúc đa dạng, giới hạn lớn cho việc mở rộng đầu tư sẽ có sức lôi cuốn lớn với các nhà đàu tư nước ngoài.

Hai là, chính sách và các rào cản thâm nhập thị trường tại địa phương. Hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường luật pháp. Tuy luật pháp là do nhà nước quy định nhưng mỗi địa phương lại có những chính sách nhằm thu hút đầu tư cho riêng mình, tăng khả năng cạnh tranh với các địa phương khác. Môi trường luật pháp phù hợp, các chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện hướng FDI vào các lĩnh vực một cách có hiệu quả. Ngoài ra các rào cản thị trường cũng là một nhân tố quyết định khi chủ đầu tư cân nhắc đầu tư. Một địa phương với thị trường tiềm năng lớn, khả năng phát triển cao và ổn định nhưng rào cản thâm nhập lớn sẽ dẫn đến lợi nhuận của dự án thấp không có sức lôi cuốn các nhà đầu tư so với địa phương có tiềm năng, khả năng phát triển kém hơn nhưng rào cản nhập cuộc nhỏ hơn.

Ba là, sự phát triển của địa phương và sự cạnh tranh trên thị trường địa phương. Sự phát triển của địa phương là điều kiện cho hoạt động dự án hoạt động

hiệu quả hay không, có tác động đến việc thu hồi vốn và quay vòng vốn. Cường độ cạnh tranh trên thị trường của địa phương đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dự án, nó sẽ cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án như thế nào. Nếu cạnh tranh quá gay gắt, thị phần của sản phẩm dự án càng nhỏ, khả năng phát triển của dự án thấp, thời gian thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư sẽ không cao.

Bốn là, vị thế của địa phương. Vị trí của địa phương đó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của chủ đầu tư. Vị trí đó có thuận lợi cho việc cung ứng nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào, có thuận tiện cho việc luân chuyển phân phối tiêu thụ hàng hóa hay không sẽ quyết định địa phương đó có phải địa điểm tối ưu cho nhà đầu tư rót vốn hay nhà đầu tư sẽ chọn địa điểm khác thuận lợi hơn. Mặt khác, cũng phaỉ kể đến các lợi thế như điều kiện kinh tế xã hội, nhân lực…sẽ giúp dự án vận hành trơn tru và có hiệu quả.

Năm là, hạ tầng cơ sở kĩ thuật. Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài. Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn... Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến.

Sáu là , cơ sở hạ tầng xã hội. Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa ... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một địa phương.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2020 (Trang 26)